Giáo án lớp 4 - Tuần 4

 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:

 - Cách so sánh hai số tự nhiên.

 - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên

 - Biết cách so sánh hai số tự nhiên.

 - HS biết ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

 II.CHUẨN BỊ:

- VBT

- Bảng phụ, bảng con.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng: tấn, tạ, yến, kg, g
GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg
1 tấn =….tạ = ….yến = …kg?
 1 tạ = …..yến = ….kg?
 1 yến = ….kg?
GV nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến… 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quả đúng.
HS đọc tên các đơn vị đo khối lượng đã học
HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quảtrước lớp:
 GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm
Đổi đơn vị đo
Đối với dạng bài 7yến 2kg = …kg, có thể hướng dẫn HS làm như sau: 7yến 2kg = 70kg + 2kg = 72kg.
Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng (72) vào chỗ chấm, phần tính trung gian hướng dẫn HS tính vào giấy nháp.
Bài tập 3:
So sánh, GV gợi ý:
Thống nhất cùng 1 đơn vị (đổi ra đơn vị bé nhất)
So sánh số tự nhiên
Rưỡi: là một nửa của đơn vị đó với đơn vị đổi ra. 
Ví dụ: 1 tạ rưỡi = … kg?
 = 100 + 100 : 2
 = 150 kg
Bài tập 4:
GV hướng dẫn đổi đơn vị đo có 2 danh số đơn vị thành 1 danh số đơn vị trước khi HS làm bài
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng
Làm bài 2, 4 trong SGK
TẬP ĐỌC
 TRE VIỆT NAM
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam ) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
2. Cảm vàhiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. Trả kời được câu hỏi 1,2 thuộc khoảng 8 dong thơ.
3. HTL những câu thơ em thích .	
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh về cây tre .
Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
a/Luyện đọc: 
Gỏi 1 HS khá giỏi đọc lần 1
GV hướng dẫn chia đoạn
HS đọc tiếp nối đoạn 3 lần kết hợp rút ra từ luyện đọc
+HS đọc phần chú giải , GV kết hợp giải nghĩa từ: tự, áo cộc
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV hướng dẫn và đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
 b/Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre đối với người Việt Nam?
Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam : Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? 
Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? 
Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ?
Bài thơ có ý nghĩa gì ? ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài thơ .
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
GV đọc mẫu
Củng cố: 
Ý nghĩa của bài thơ
Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài Những hạt thóc giống.
KỂ CHUYỆN
Tiết 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện theo giọ ý.
- Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền. 
- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
	- Cảm phục khí phách của nhà thơ chân chính. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan. Nhà thơ này trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ nhất định không chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình, trái với sự thật. 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng. 
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Bước 3: GV kể lần 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã 
nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng như thế nào? 
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? 
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
Từng cặp HS luyện kể từng đoạn câu chuyện 
Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Ns: 14/9/2010
Nd: 16/9/2010 	TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS 
Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đêcagam, hectôgam, quan hệ của đêcagam, hectôgam & gam với nhau, biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. Biết thực hiện các phép tính đo khối lượng
Nắm được bảng đơn vị đo khối lượng: tên gọi, kí hiệu các đơn vị đo, thứ tự các đơn vị trong bảng, mối liên hệ giữa các đơn vị kế tiếp nhau.
 Thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
	Biết cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ & số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1: Giới thiệu đêcagam & hectôgam
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
a.Giới thiệu đêcagam:
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đêcagam.
Đêcagam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc)
GV viết tiếp: 1 dag = ….g?
Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam.
Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào?
b.Giới thiệu hectôgam:
Giới thiệu tương tự như trên
GV có thể cho HS cầm một số vật cụ thể để HS có thể cảm nhận được độ lớn của các đơn vị đo như: gói chè 100g (1hg), gói cà phê nhỏ 20g (2 dag)…
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị 
đo khối lượng
Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã được học (HS có thể nêu lộn xộn)
GV gắn bảng các thẻ từ
GV nêu: các đơn vị đo khối lượng tấn, tạ, yến, kg: đơn vị nào lớn nhất, tiếp đến là những đơn vị nào? (học từ bài tấn, tạ, yến)
GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng có kẻ sẵn khung sau khi HS nêu
GV hỏi tiếp: trong những đơn vị còn lại, đơn vị nào lớn nhất? (vừa học phần hoạt động 1). Đơn vị này lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị kg? (sau khi HS nêu xong, GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng)
Yêu cầu HS nhận xét: những đơn vị lớn hơn kg nằm ở bên nào cột kg? Những đơn vị nhỏ hơn kg nằm ở bên nào cột kg?
GV chốt lại
Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng
GV hướng dẫn HS nhận biết mối 
quan hệ giữa các đơn vị:
1 tấn = … tạ?
1 tạ = ….tấn?
Cứ tương tự như thế cho đến đơn vị yến. Những đơn vị nhỏ hơn kg, HS tự lên bảng điền vào mối quan hệ giữa các đơn vị để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như trong SGK
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó?
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần mấy đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó?
Tiếp tục cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để HS ghi nhớ bảng này.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Đổi đơn vị đo khối lượng
Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nháp
Gợi ý cho HS đổi dựa vào bảng: mỗi đơn vị ứng với một chữ số.
Với câu b: GV gợi ý cách tìm:
+ Cách 1: đưa số vào bảng đơn vị đo khối lượng rồi xoá hoặc thêm chữ số 0 để tìm đơn vị cần ghi 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 4.doc
Giáo án liên quan