Giáo án lớp 4 - Tuần 4

I./MỤC TIÊU:

 - Đọc rõ ràng, rành mạch. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm đuợc một đoạn trong bài

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Yêu mến những người chính trực. Luôn trung thực, ngay thẳng.

 - GDHS: Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân ;Tư duy phê phán.

II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III./CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ & nghệ nhân hát rong. 
+ Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. 
- Từng cặp HS luyện kể từng đoạn dựa vào tranh
- Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp ;Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện ; HS nhận xét bạn kể ;
- HS kể chuyện xong nêu ý nghĩa câu chuyện , đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất .
ND : Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghet-xtan thà chết trên giàn lửa thiêu không chịu ca tụng vị vua bạo tàn.Khí phách của nhà thơ chân chính đã khiến nhà vua cũng phải khâm phục ,kính trọng, thay đổi hẳn thái độ.
- 2 HS nhắc lại tựa bài, ý nghĩa câu chuyện
** Rút kinh nghiệm:
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
Tiết 8 Tập đọc
TRE VIỆT NAM
I./ MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
 - Hiểu nội dung : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.( trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ)
 - Tự hào về những phẩm chất cao đẹp của ông cha: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. Vẻ đẹp của cây tre là vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. 
-Thông qua câu hỏi 2 GV nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 2.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1./Ổn định:
2./Bài cũ: Một người chính trực
HS1: Đọc bài + nêu nội dung bài
HS2: Đọc bài + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành
 GV nhận xét ghi điểm-> nhận xét chung
3./Bài mới: 
a./Giới thiệu bài, ghi bảng
 b./Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- GV gọi HS đọc bài.
- GV giúp HS chia đoạn bài thơ .
- Cho HS đọc tiếp nối theo đoạn
 * Đọc lần 1: GV yêu cầu HS đọc ; GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai.
 * Đọc lần 2: GV yêu cầu HS đọc + giải nghĩa từ: áo cộc, nắng nỏ, bão bùng, nôi tre, lưng trần
 * Đọc lần 3: GV yêu cầu luyện đọc câu khó . GV nhận xét chỉnh sửa
* Luyện đọc nhóm
* Thi đọc trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài : GV đọc giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
+ Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam .(óó)
+ Nêu ý của đoạn 1
Đoạn 2 + 3
 + Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
a/ Cần cù
b/ Đoàn kết
c/ Ngay thẳng
+ Tre được tả trong bài thơ có những tính cách như người ?. (óó)
-Thông qua câu hỏi 2 GV nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống
+ Đoạn 2, 3 nói lên điều gì?
 Đoạn 4
+ Đoạn thơ cuối bài có ý nghĩa gì?( óó)
+ Đoạn 4 nói lên điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài 
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? (óó)
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- GV chốt ND bài .
Tự hào về những phẩm chất cao đẹp của ông cha
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm – HTL. 
- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn ;GV trao đổi với HS cách đọc diễn cảm .
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi ;GV theo dõi HS đọc.
- Tổ chức thi đọc ; GV nhận xét , sửa sai khi HS đọc
4./Củng cố :
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? 
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS
5./Dặn dò: 
- Về nhà học bài ;Chuẩn bị bài sau
HS trả lời
- 1 HS giỏi đọc bài
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tre xanh … nên luỹ nên thành tre ơi?
+ Đoạn 2: Ở đâu …… hát ru lá cành 
+ Đoạn 3: Yêu nhiền ……truyền đời cho măng 
+ Đoạn 4: Nòi tre……tre xanh
- 4 HS nối tiếp đọc bài -> mỗi em đọc 1 đoạn ;HS đọc lại các từ phát âm sai ;HS nhận xét cách đọc của bạn
- 4 HS nối tiếp đọc bài +đọc thầm phần chú giải ; HS khá giỏi giải nghĩa các từ
- 4 HS nối tiếp đọc bài
- HS luyện đọc nhóm 4 -> mỗi em đọc 1 đoạn
- Đại diện 1 nhóm lên đọc . Các nhóm nhận xét
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS theo dõi lắng nghe
* HS đọc thầm đoạn 1
- Tre xanh xanh tự bao giờ, chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh. Ý nói tre có từ rất lâu ,từ bao giờ cũng không ai biết
Ä Nói lên sự gắn bó từ lâu đời của tre với người VN
* HS đọc thầm 2, 3
a/ Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu, rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
 b/ Khi bão bùng tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng mọc thành luỹ. Tre giàu đức tính hy sinh, nhường nhịn, có manh áo cộc tre nhường cho con.
 c/ Nòi tre đâu chịu mọc cong, búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
 - Biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ thành, tạo nên sức mạnh, tạo nên sự bất diệt
Ä Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre 
* HS đọc thầm đoạn 4
 - Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : mai sau, xanh.Thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.
 Ä Sức sống lâu bền của cây tre
- Cả lớp đọc lướt bài
 VD: Có manh áo cộc tre nhường cho con…cái mo tre màu nâu ,bao quanh cây măng lúc mới mọc như chiết áo mà tre nhường cho con …..
- HS nêu : 
ND : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực
- 4 HS nối tiếp đọc bài; HS cả lớp nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp ;HS nhận xét bạn đọc
- HS nhẩm HTL những câu thơ yêu thích ;Cả lớp thi HTL từng đoạn thơ (HS yếu thuộc khoảng 8 dòng)
- HS nêu nội dung bài, nhắc lại tựa bài
** Rút kinh nghiệm:
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
Tiết 18 Toán
YẾN – TẠ – TẤN 
I./MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ ,tấn ; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn & ki-lô-gam.Biết thực hiện phép tính với các số : tạ , tấn
HSKG làm được các BT trong SGK
- GDHS làm tính cẩn thận, chính xác.
II./ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - HS : VBT
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1./ Ổn định:
2./Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài tập 4
 GV nhận xét ghi điểm -> nhận xét chung
3./Bài mới: 
 a./Giới thiệu bài , ghi bảng
 b./Tìm hiểu bài:
* Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn
a. Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam)
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học? 1 kg = ….. g?
b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến
GV viết bảng: 1 yến = 10 kg
Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
+ Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
+ Có 30 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
c.Giới thiệu đơn vị tạ, tấn:
Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ.
1 tạ = …. kg? ; 1 tạ = … yến?
Đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg, đơn vị nào lớn hơn đơn vị nào, đơn vị nào nhỏ hơn đơn vị nào?
Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn.
1 tấn = …kg?; 1 tấn = …tạ?; 1tấn = ….yến?
Trong các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn, kg, g: đơn vị nào lớn nhất, sau đó tới đơn vị nào & nhỏ nhất là đơn vị nào?
+ Con bê nặng 1 tạ nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam?
+ 2 bao xi măng nặng 10 yến tức là bao nhiêu tạ? Bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Con voi nặng 2 000 kg hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn ? bao nhiêu tạ?
- GV chốt lại bài
* Thực hành
Bài tập 1: 
- Cho HS làm miệng.
- GV nhận xét HS làm bài
 Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV treo bảng phụ ghi nội dung để HS lên điền 
 GV chốt lại bài làm (5 ý cột 2)
Bài tập 3: Tính .
-Cho HS làm vở .
- GV chấm điểm & nhận xét HS làm bài
Bài tập 4. ( óó)
- Gọi HS đọc đề bài.
Thường xuyên sử dụng muối iốt trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ . Nên sử dụng muối hợp lý để tránh các bệnh khác.
- GV cùng HS phân tích đề.
- Cho HS làm bài.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét , sửa sai .
4./Củng cố :
Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg
- GV nhận xét tiết học
5/ Dặn dò: 
- Về nhà học bài, HSKG làm thêm bài trong VBT ;Chuẩn bị bài sau
 HS sửa bài
HS nhận xét
- HS nêu: kg, g
 1 kg = 1000 g
- HS đọc nối tiếp.
+ 20 kg gạo
+ 3 yến khoai
+ 1 tạ = 100 kg ; 1 tạ = 10 yến
+ Tạ > yến > kg
+ 1tấn = 1000 kg ; 1 tấn = 10 tạ ; 1 tấn = 100 yến 
+ Tấn > tạ > yến > kg
+ Con bê nặng 10 yến hoặc 100 kg
+ 2 bao xi măng nặng 1 tạ hoặc 100kg
+ Con voi nặng 2 tấn hoặc 20 tạ
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg
* HS đọc yêu cầu bài tập
- HS trả lời : “con bò nặng 2 tạ, con gà nặng 2 kg, con voi nặng 2 tấn”
* HS đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng làm bài , các em khác làm vào vở và nhận xét bài trên bảng
- Cả lớp làm vào vở.
 18 yến + 26 yến = 44 yến 
 683 tạ - 75 tạ = 573 tạ
 135 tạ x 4 = 540 tạ
 512 tấn : 8 = 64 tấn
- 2 em đọc , lớp theo dõi SGK.
- HS khá giỏi làm vào vở , sau đó 2 em lên bảng sửa bài.
Bài giải 
Đổi 3tấn = 30 tạ
Chuyến sau chở được s

File đính kèm:

  • docGA 4 T4.doc
Giáo án liên quan