Giáo án lớp 4 - Tuần 35

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất).
+ Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
+ Dầm xới, hoặc cuốc.
+ Bình tưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’
2.Kiểm tra bài cũ: 3’
Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Qua bài: “Chăm sóc rau, hoa”. GV ghi đề
 b.HS thực hành:
HĐ2:HS thực hành chăm sóc rau, hoa.5’
- GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1.
- GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập: 22’
- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
 + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4.Nhận xét- dặn dò:3’
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Bón phân cho rau, hoa”.
- HS hát.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
- HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
TOÁN (Tiết 123)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số
* Bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
GV: kế hoạchdạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 5
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1:a. Viết vào chỗ chấm:
* Tính chất giao hoán
Tính: x =? x =? 
* Hãy so sánh x và x ?
* Vậy khi đổi vị trí của các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không?
- Kết luận: Đó đều được gọi là tính chất giao hoán của phép nhân.
* Tính chất kết hợp
 Tính: ( x ) x =? ; x ( x ) =?
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 
( x ) x và x ( x )?
* Qua bài toán trên, bạn nào cho biết muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm như thế nào?
- Kết luận: Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân.
* Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ ba
 + Tính
( + ) x =? ; x + x =?
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
* Như vậy khi thực hiện nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể làm như thế nào?
- Đó chính là tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba.
4.Luyện tập – Thực hành:
HĐ2: Cả lớp: 15’
Bài 2:GV cho HS đọc đề bài, yêu cầu các em nhắc lại cách tính chu vi của hình chữ nhật, sau đó làm bài.
- GV gọi 1 HS yêu cầu đọc bài làm trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- GV tiến hành tương tự như bài 2.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài mới.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS tính:
 x = ; x = 
- HS nêu x = x 
- Khi đổi vị trí các phân số trong một tíchthì tích của chúng không thay đổi.
- HS tính:
 ( x ) x = x = = 
 x ( x ) = x = = 
- Hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
( x ) x = x ( x )?
- Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- HS tính:
(+ ) x = x = 
 x + x = + = 
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau vàbằng 
- Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS nghe và nhắc lại tính chất.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
 Chu vi của hình chữ nhật là:
 ( + ) x 2 = (m)
 Đáp số : m 
- 1 HS đọc bài làm, các HS còn lại theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
 May 3 chiếc túi hết số mét vải là:
 x 3 = 2 (m)
 Đáp số : 2m 
- HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 49)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học - SGK
- Tranh ảnh về cây gạo.
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Để viết được bài văn hoàn chỉnh tả cây cối, trước hết các em cần luyện viết từng đoạn văn cho hay. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
I.Phần nhận xét: 
Bài tập 1+ 2+ 3: Cho HS đọc yêu cầu BT 
- GV giao việc: Các em có 3 nhiệm vụ: một là đọc lại bài Cây gạo (trang 32).Hai là tìm các đoạn trong bài văn nói trên.Ba là nêu nội dung chính của mỗi đoạn.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 ** Ghi nhớ: 
4.Phần luyện tập: 
HĐ2: Cá nhân: 
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
* GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là xác định các đoạn và nêu nội dung của từng đoạn.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
+ Trước hết các em hãy xác định sẽ viết cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích của cây đó mang lại cho con người.
- GV nhận xét và khen những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối”. 
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc đoạn văn miêu tả loài hoa hay thứ quả em thích đã làm ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS đọc bài Cây gạo và tìm các đoạn văn trong bài.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
** Bài Cây gạo có 3 đoạn: Mỗi đoạn bắt đầu bằng chữ đầu dòng vào 1 chữ và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo: 
+ Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
+ Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Thời kì ra quả.
- Lớp nhận xét.
+ HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân: Đọc bài Cây trám đen.
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn: 
+ Nội dung của mỗi đoạn: 
 §Đoạn 1: Tả giả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
 §Đoạn 2: Giới thiêu 2 loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
 §Đoạn 3: Nêu ích lợi của quả trám đen.
 §Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- Cho HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây mình thích.
- Một số HS đọc đoạn văn.
VD: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
- Lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN (Tiết 25)
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
- Các tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có).
HS: Bài cũ - bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Các em đã được nghe kể rất nhiều về những tấm gương dũng cảm của thiếu nhi Việt Nam. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe một câu chuyện kể về những thiếu niên Liên Xô dũng cảm trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức. Tại sao truyện lại có tên là Những chú bé không chết. Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu câu chuyện.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1:GV kể chuyện lần 1: 5’
- GV kể chuyện lần 1 không kết hợp chỉ tranh.
 Chú ý: phải kể với giọng hồi hộp, phân biệt được lời các nhân vật. Cần nhấn giọng ở chi tiết Vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng …
 ** GV kể chuyện lần 2:
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
 Đoạn 1:
 GV đưa tranh 1 lên bảng lớp: GV vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh và đọc phần lời dưới tranh 1.
 Những chú bé không chết 
 “Phát xít Đức ồ ạt … du kích.”
 Đoạn 2:
- GV đưa tranh 2 lên … vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ, đọc lời ghi dưới tranh:
 “Một lát sau … đem chú ra bắn”
 Đoạn 3:
- GV đưa tranh 3 lên vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
 “Đêm hôm sau … thi hành ngay”
 Đoạn 4:
- GV đưa tranh 4 lên kể …
 “Sang đêm thứ ba … đầu lên”.
HĐ2: HS kể chuyện: 20’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
a. Kể chuyện trong nhóm.
b. Cho HS thi kể chuyện.
 * Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
* Tại sao chuyện có tên là những chú bé không chết?
* Các em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này.
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Về nhà xem trước bài kể chuyện tuần 26.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lần lượt kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể.
- HS vừa quan sát tranh, vừa nghe GV kể chuyện.
- HS nghe kể và quan sát tranh.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS có thể kể theo nhóm 2 (mỗi em kể 2 tranh).
- HS có thể kể theo nhóm 4 (mỗi em kể 1 tranh).
- Mỗi HS kể cả câu chuyện một lần.
- Nhóm nhận xét và nêu ý nghĩa truyện.
- 3 nhóm

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 25.doc
Giáo án liên quan