Giáo án lớp 4 - Tuần 34 năm 2014

I/ Mục tiêu ( Theo Trần Đức Tiến )

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng đọc phân biệt lời các nhân vật ( Nhà vua, cậu bé).

- Hiểu được nội dung : Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của Vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

HSHN: đọc được 1 đoạn trong bài

II/ Đồ dùng dạy - học.

Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGk

III/ Các hoạt động dạy - học

A/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ "Ngắm trăng - Không đề" và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc. Gv nhận xét, ghi điểm

B/Bài mới:

1/ Giới thiệu bài:

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 34 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý HS:
+ chọn hoạt động gần gũi, quen thuộc để vẽ.
+ Khi chọn hình ảnh phải chọn sao cho thể hiện rõ hoạt động phù hợp với ND đề tài.
+ Chú ý cách sắp xếp hình ảnh.
+ Vẽ màu thoải mái, không gò ép.
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho HS xem thêm tranh vẽ của HS năm trước.
- Yêu cầu HS thực hiện bài vẽ như hướng dẫn.
- Lưu ý HS :
+ Có thể xé dán thay bằng vẽ.
+ Vẽ trên giấy A4 hoặc vở thực hành.
- GV nhắc HS chọn ND, tìm hình ảnh và lựa chọn màu sắc để vẽ hoặc xé dán sao cho rõ hoạt động phù hợp với ND, thể hiện được không khí vui nhộn, tươi sáng của mùa hè.
- Trong khi HS thực hành GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm.
* Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* Đối với HS hòa nhập: GV hướng dẫn để HS Hiểu ND đề tài về mùa hè.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng.
- Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét về:
+ Đề tài?
+ Cách sắp xếp hình vẽ?
+ Màu sắc?
- GV bổ sung cho nhận xét của HS, khen ngợi nhóm và các nhân HS có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS quạ sát tranh, ảnh và trả lời các câu hỏi.
+ Đi biển, thăm danh lam thắng cảnh.
+ Tham quan bảo tàng, sinh hoạt 
câu lạc bộ, về quê thăm ông bà,…
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lựa chọn ND và mô tả lại hình ảnh, màu sắc của các hoạt động theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ.
+ Chọn và vẽ các hình ảnh chính.Làm rõ ND.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ.Sinh động hơn.
+ Sửa chữa, hoàn chỉnh bố cục.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, nhạt,…
- HS chú ý lắng nghe.
* HS lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
* HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tham khảo, rút kinh nghiệm.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Xé dán.
+ Vẽ trên giấy A4.
- HS chọn ND, tìm hình ảnh và lựa chọn màu sắc để vẽ.
- HS chú ý lắng nghe.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* HS hòa nhập: Hiểu ND đề tài về mùa hè.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Rõ ND đề tài.
+ Cân đối.
+ Tươi sáng, có đậm, nhạt.
- HS chú ý lắng nghe.
IV. DẶN DÒ: (1')
Về nhà chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài ( tự chọn ) để chuẩn bị cho bài học sau.
 Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011
Tiết 1:	 TẬP ĐỌC
 CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng hồn nhiên. 
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai, ba khổ thơ)
 - Hs học thuộc lòng hai, ba khổ thơ.
HSHN: tập đọc 1,2 khổ thơ
II/ Đồ dùng dạy - học: 
Tranh trong sgk
III/ Các hoạt động dạy - học:
A/ Bài cũ:
- Gọi 3 hs đọc truyện ở Vương quốc vắng tiếng cười ( phần 2) theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện
B/ Bài mới
1 Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
 - Hs đọc nối nhau 6 khổ thơ 2 - 3 lượt - hiểu gnhĩa các từ khó: (cao hoài, cao vọi, lúa tròn bụng sữa)
 - Gv đọc diễn cảm toàn bài
b)Tìm hiểu bài thơ
 Gợi ý các câu hỏi
 Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
 Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất đẹp, rất rộng
 Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
 Chim bay lượn tự do: chim bay, chim sà, bay vút, bay cao...cao vợi...
- Tìm những câu nói về tiếng hót của chim chiền chiện:
K1: Khúc hát ngọt ngào
K2: Tiếng hót long lanh
K3: Chim ơi, chim nói, chuyện chi
K4: Tiếng ngọc trong veo
K5: Đồng quê chan chứa, những lời chim ca
K6: Chỉ còn tiếng hót, làm xanh gia trời
Tiếng hót của chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?
- Gợi cho em cảm giác về 1 cuộc sống rất thanh bình hạnh phúc
- Rút ra nội dung bài học
c)Đọc diễn cảm và HTL 
- 3 hs đọc tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ
- Thi đọc diễn cảm
- Hs nhẩm thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố, dặn dò: 
Gv nhận xét tiết học dặn nhà học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2:	 TOÁN
 ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu. 
- Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
- Vận dụng được để tính giá trị của biểu thúc và giải toán.
- Làm được bài 1, bài 3(a), bài 4(a). HSKG làm thêm các BT còn lại.
HSHN: Làm được bài 1
II/ Hoạt động dạỵ - học.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- 1 hs đọc đề bài - nêu cách thực hiện cách tính số bị trừ; số trừ; hiệu; thừa số tích của phân số.
- Yêu cầu hs thực hiện các phép tính.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở BT .
- GV hướng dẫn chữa bài.
Bài 2: 
- 2 hs nêu cách tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn
- HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở BT.
- GV chấm 1 số bài của HS.
Bài 3: - 1 hs đọc yêu cầu - phát biểu để tóm tắt bài toán
Bài toán cho biết gì? ( giờ thứ nhất chảy được 2/5 bể, giờ thứ hai chảy được 2/5 bể)
Bài toán hỏi gì? 
- HS suy nghĩ làm bài
a)Tính phần bể nước sau 2 giờ vòi nước đó chảy được
b) (HS khá, giỏi):Tính số phần bể nước còn lại.
Bài 4: HS tự tìm hiểu bài tập và làm vào VBT.Nêu kết quả.
 III/ Cũng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò nhà làm bài tập ở SGK.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT ( KIỂM TRA VIẾT)
I/ Mục tiêu:
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết đươc bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên,chân thực.
III/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:Tìm hiểu đề
- Gv chép đề lên bảng 
- Yêu cầu 1hs chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
- HS chọn đề để làm.
- Gv yêu cầu hs nhắc lại cấu tạo của 1 bài văn.
- Hs nhắc lại cách viết các phần.
1. Mở bài: Giơí thiệu con vật định tả
2. Thân bài: tả hình dáng
 Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động của con vật ấy.
 3. Nêu cảm nghĩ về con vật.
 Hoạt động2 :Hs làm bài ( 25 phút)
(Lưu ý: khi viết cần chú ý viết đúng chính tả, tả đúng con vật mình định tả)
Hoạt đông 3. Thu bài
* Củng cố - Dặn dò 
Nhận xét tiết học-Dặn dò tiết học sau.
Tiết 4:	 KHOA HỌC
 CHUỔI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về chuổi thức ăn trong tự nhiên
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: 
- KN bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng.
- KN phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- KN đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
III/ Đồ đùng dạy học: 
Hình trang 132, 133 sgk
IV/ Hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- 2 hs vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật 
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn
- Gv nhận xét, ghi điểm
2/ Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài
(*) Hoạt động 1: Mối quan hệ thứ ăn giữa các sinh vật với nhau, giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
- Hs quan sát hình 1 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thức ăn của bò là gì?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
+ Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
- GV yêu cẩu cả lớp vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- GV nhận xét:
Phân bò
à
Cỏ
à
Bò
(*) Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuổi thức ăn
- Hs quan sát hình 2 sgk
+ Kể tên nhữnh gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Chỉ và nối mối quan hệ về thức ăn trong thức ăn đó?
- Gọi hs trả lời nhận xét
- Gv : ở hình 2: Cỏ là thức ăn của Thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có vi khuẩn hoại sinh mà xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng ( chất vô cơ), những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác
- Nêu một số ví dụ khác về chuổi thức ăn
- Chuổi thức ăn là gì?
Kết luận: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuổi thức ăn
- Trong tự nhiên có rất nhiều chuổi thức ăn. Các chuổi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật. Thông qua các chuổi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuổi khép kín.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 5: KĨ THUẬT
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu: 
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn và sử dụng được.
* Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn và sử dụng được.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật của Gv và Hs
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra chuẩn bị bộ lắp ghép
2/ Bài mới:
 Hướng dẫn tiết lắp ghép mô hình tự chọn
* Hoạt động 1: HS chọn mụ hỡnh lắp ghộp 
- Cho HS quan sát hình vẽ SGK – Các nhóm thảo luận và chọn mô hình đề lắp ghép.
- GV gợi ý HS có thể lắp: cầu vượt, ô tô kéo hay lắp cáp treo (như SGK ) hay tự sưu tầm - Các nhóm lần lượt nêu tên – Lớp theo dõi.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết – Lớp theo dõi.
- GV yờu cầu HS chọn cỏc chi tiết phự hợp với mụ hỡnh mà HS đó chọn để vào nắp hộp theo từng loại.
- GV yờu cầu HS quan sỏt và nghiờn cứu kĩ hỡnh vẽ trong SGK
- HS xem gợi ý một số mụ hỡnh lắp ghộp SGK - GV bao quát lớp và giúp đỡ HS.
3/ Cũng cố, dặn dò:
- GV chốt nội dung bài – Nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: 	 TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I/ Mục tiêu: 
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
- Làm được bài 1, bài 2, bài 4. HSKG làm thêm các BT còn lại.
HSHN: Làm được bài 1
II/ Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 hs lên bảng làm bài 3b 
- GV nhận xét 
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: 
- Rèn kỉ năng nhớ và lập bảng đơn vị đo khối lượng.
- Hs tự làm bài vào vở BT. GV chép nội dung BT lên bảng.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: 
- GV hướng

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 33 KNS.doc
Giáo án liên quan