Giáo án lớp 4 - Tuần 30

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, ôn củng cố hoặc tự kiểm tra về: Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.

- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.Tính diện tích hình bình hành.

- HS có ý thức học tập tốt.

II. Thiết bị dạy học :

 GV: phiếu HT

 HS : SGK, thước kẻ, nháp.

III.Các hoạt động dạy - học :

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức :Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể lại truyện giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: 2 em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV dán dàn ý bài kể chuyện lên bảng.
HS: 1 em đọc lại.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
HS: Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Nối tiếp nhau thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể cho người khác nghe.
Tập đọc
Dòng sông mặc áo
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui dịu dàng và dí dỏm, thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Thiết bị dạy - học:
GV :Tranh minh họa. HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức :
2. Bài cũ : HS đọc bài học lần trước 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, giải nghĩa từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
? Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc như con người thay đổi màu áo.
? Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong 1 ngày
- Lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa ứng với thời gian trong ngày: nắng lên - trưa về - chiều tối - đêm khuya - sáng ra lại mặc áo hoa.
? Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay
- Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
? Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao
VD: Nắng lên thướt tha
Chiều trôi sao lên.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 2 em nối nhau đọc 2 đoạn bài thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi học thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nêu lại ND bài học.Nhận xét giờ học . Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
Địa lý
thành phố đà nẵng
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II. Thiết bị dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu bài học. 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Đà Nẵng thành phố cảng:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc từng cặp.
- GV yêu cầu HS:
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- Tàu biển, tàu sông.
- Ô tô, tàu hỏa.
- Máy bay.
=> GV kết luận: (SGV).
b. Đà Nẵng trung tâm công nghiệp:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
- Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng.
HS: ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
- Vật liệu xây dựng.
- Đá mĩ nghệ, vải may quần áo.
- Hải sản đông lạnh.
- GV kết luận.
c. Đà Nẵng - địa điểm du lịch:
* Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu
- Bãi tắm, chùa, bảo tàng
- Thường nằm ở ven biển.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: 3 - 5 em đọc ghi nhớ.
4.Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau .
 Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2012
Mỹ thuật
tập nặn tạo dáng - đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đề tài và hình ảnh phù hợp để nặn.
- HS biết cách nặn và nặn, tạo dáng được một hay hai hình theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Thiết bị:
* Giáo viên: 	Một số tượng nhỏ + tranh ảnh mốt số dáng người, con vật.
	Hình gợi ý cách nặn (hoặc giấy màu, hồ dán)
	Phương pháp: Quan sát, thực hành...
* Học sinh:	VTV, giấy màu, hồ dán, chì, sáp màu.
III. Hoạt động dạy-học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS.
- HS chuẩn bị đồ dùng
- Nhận xét
3.Giảng bài mới: * GT bài - ghi bài 
- GV cho HS quan sát một số bức tượng 
- HS quan sát đồ vật.
nhỏ.
a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn 
- HS quan sát, nhận xét tranh ảnh.
bị và gợi ý để HS nhận xét về :
+ Các bộ phận chính của con người hoặc con vật.
- Đầu, thân, chân, tay.
+ Các hoạt động chính
- VD : Đi, ngồi, chạy, nhảy.
- GV cho HS quan sát các hình nặn để HS rõ hơn.
b. Hoạt động 2: Cách nặn
- GV dùng hình minh hoạ và gợi ý cách nặn.
- HS nghe hướng dẫn
+ Nặn từng bộ phận như: đầu, thân, chân, tay... rồi ghép dính và tạo dáng
+Nặn từ một thỏi đất rồi dùng dao gọt, tỉa từng bộ phận.
+ Có thể nặn thêm các chi tiết phụ như cây, nhà, hoa cỏ
c. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tự chọn một hình ảnh để nặn tạo dáng theo ý thích (có thể vẽ hoặc xé dán).
- HS thực hành nặn, vẽ hoặc xé dán một hình theo ý thích.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn và gợi ý HS theo từng bài cụ thể.
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét và xếp loại bài.
- HS nhận xét bài.
+ Bài đẹp: Hình nặn (vẽ hoặc xé dán) rõ đặc điểm, dáng ngộ nghĩnh.
+ Bài chưa đẹp: Ngược lại.
- GV nhận xét chung, xếp loại.
- Nhận xét tiết học - liên hệ.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học . Nhắc HS về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ.
_______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước.
- Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
- HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
	GV : Bản đồ SGK thu nhỏ. Bảng phụ
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức :Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên bảng làm bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Giới thiệu bài toán 1:
HS: Quan sát bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ 1 : 300 và đọc các thông tin trên bản đồ để trả lời câu hỏi.
? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy cm
HS: dài 2 cm.
? Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào
HS: 1 : 300
? 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu
HS: Là 300 cm.
? 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu
HS: Là 2 x 300 cm.
* Giới thiệu cách ghi bài giải:
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 x 300 = 600 (cm)
600 cm = 6 m.
Đáp số: 6 m.
b. Giới thiệu bài toán 2: 
(Thực hiện tương tự bài 1)
HS: 1 em đứng tại chỗ trả lời.
Bài giải:
Quãng đường từ Hà Nội - Hải Phòng là:
102 x 1 000 000 = 102 000 000 (m)
 = 102 (km)
 Đáp số: 102 km.
c. Thực hành:
* Bài 1: Bảng phụ kẻ sẵn SGK
- HD tính rồi điền vào ô trống:
VD: 2 x 500 000 = 1 000 000 cm
Điền số 1 000 000 vào chỗ chấm
HS: Đọc đầu bài, tính độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ rồi viết số vào chỗ chấm.
* Bài 2: GV gợi ý:
- Bài toán cho biết gì?
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
- Chiều dài phòng học vẽ trên bản đồ là bao nhiêu?
- Bài toán hỏi gì?
(có thể tính kquả không cần trình bày bài giải)
HS: (1 : 200)
HS: 4 cm.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Chiều dài thật của phòng học là:
4 x 200 = 800 (cm)
 = 8 (m).
 Đáp số: 8 m.
* Bài 3: K, G
HS: Đọc yêu cầu và giải bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Quãng đường đi từ thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn dài là:
27 x 2 500 000 = 67 500 000 (cm)
 = 675 (km)
 Đáp số: 675 km.
- GV chấm bài, nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau ..
Tập làm văn
Luyện tập quan sát con vật
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật.
- HS yêu thích các con vật.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh ảnh chó, mèo
HS : Tranh ảnh sưu tầm về một số con vật.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức :Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc nội dung ghi nhớ bài trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
Hướng dẫn HS quan sát:
* Bài 1, 2: GV viết lên bảng bài “Đàn ngan mới nở”.
HS: Đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- Gạch dưới các bộ phận được quan sát và miêu tả để trả lời.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Hình dáng: Chỉ to hơn cái trứng một tí.
+ Bộ lông: vàng óng, như màu của các con tơ nõn mới guồng.
+ Đôi mắt: chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
+ Cái mỏ: Màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ mọc ngăn ngắn đằng trước.
+ Cái đầu: Xinh xinh vàng nuột.
+ Hai cái chân: lủn chủn, bé tí.
? Những câu miêu tả em cho là hay
HS: Tự nêu.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó.
VD:
+ Bộ lông: Hung hung có màu sắc vằn đo đỏ.
+ Cái đầu: Tròn tròn.
+ Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy.
+ Đôi mắt: Hiền lành, ban đêm sáng long lanh.
+ Bộ ria: Vểnh lên có vẻ oai vệ lắm.
+ Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ lướt đất.
+ Cái đuôi: Dài thướt tha duyên dáng.
* Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết hay.
- Nối tiếp nhau nói bài của mình.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà hoàn chỉnh lại bài viết.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi: kiệu người
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Trò chơi “Ki

File đính kèm:

  • doctuan 30-H.doc
Giáo án liên quan