Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

- Các tranh, ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK). 
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. 
* HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu. 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ: Nàng tiên Ốc. 
- Nhận xét, ghi điểm từng HS 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 1’
Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc, nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé !
 2. Tìm hiểu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện: 5’
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
Đề: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
+ GV gạch chân dưới các từ cần chú ý. 
GV nhắc nhở HS: Các em nên kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao, cộng thêm điểm, nếu không tìm được chuyện ngoài SGK, em có thể kể chuyện trong sách nhưng không được điểmcao. 
+ GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. 
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4điểm
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm. 
+ Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm. 
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 1 điểm. 
+ Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. 
HĐ2: HS thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 25’
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3. 
- Gợi ý cho HS kể hỏi: 
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
HS nghe kể hỏi:
+ Qua câu chuyệ, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?
* Tổ chức cho HS thi kể. 
Lưu ý:GV nên dành nhiều thời gian, nhiều HS được tham gia thi kể. Khi HS kể, GV ghi tên HS, tên câu chuyện, truyện đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên. 
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào?
Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Khen, động viên. 
C. Củng cố, dặn dò: 3’
+ GV củng cố ND bài. 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để kiểm tra lại ở tiết sau. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. 
- Chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS kể lại. 
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài. 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 
+ HS đọc thầm lại toàn bộ gợi ý trong SGK. 
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
+ HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình kể. 
VD: tôi muốn kể với các bạn câu chuyện “ Giai thoại về bản xô- nát Ánh trăng”. Truyện này tôi được đọc trong sách truyện lớp 4. Câu chuyệnkể về lòng nhân hậu của Nhạc sĩ Bét- tô- ven. 
Kể chuyện trong nhóm;:
+ HS kể chuện theo cặp. (Hai HS kể cho nhau nghe, sau đó các em tự trao đổi về ý nghĩa câu chuyện). 
Thi KC trước lớp:
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng. 
- Nhận xét bạn kể. 
- HS bình chọn. 
Tiết 4: Lịch sử 
Nước Văn Lang
I. Mục tiêu:
-Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. 
- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. 
- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. 
- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật, ... 
* HS khá giỏi:
- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, …
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, …
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập của HS. 
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
+ Nêu các bước sử dụng bản đồ?
- Nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
 1 . Giới thiệu bài : 1"
- Khoảng năm 700 TCN, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Đã có 1 nước ra đời trên đất nước ta ngày nay. Để tìm hiểu, hôm nay, chúng ta học bài: “Nước Văn Lang”
 2. Tìm hiểu bài:
 HĐ1: Cả lớp:10’
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng (GV giới thiệu trục thời gian. 
- Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. 
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. 
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
+ Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. 
- GV nhận xét và sữa chữa và kết luận. 
Hoạt động 2: Theo cặp: 7’
 (phát phiếu học tập)
- GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung)
Huøng Vöông
Laïc haàu, Laïc töôùng
 H
Laïc daân
Noâ tì
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
- Là lạc tướng và lạc hầu , họ giúp vua cai quản đất nước. Dân thướng gọi là lạc dân. Là nô tì, họ là người hầu hạ các gia đình người giàu PK. 
Hoạt động theo nhóm: 10’
- GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. 
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai
- Cây ăn quả
- Cơm, xôi
- Bánh chưng
Phụ nữ dúng…
Nhà sàn
- Quây
… 
- Vui chơi nhảy …
- GV nhận xét và bổ sung. 
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
C. Củng cố- dặn dò: 2’
- Các vua Hùng là những người đã mở ra những trang đầu tiên của lịch sử nước ta. Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. ”
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?
- GV củng cố nội dung bài học
- Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc”. 
- Nhận xét tiết học. 
+ Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử…
- HS lắng nghe. 
1. Nhà nước đầu tiên của VN:
- HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian. 
- Nước Văn Lang. 
- Khoảng 700 năm trước. 
- 1 HS lên xác định. 
- Ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. 
- 2 HS lên chỉ lược đồ. 
- HS có nhiệm vụ đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng. 
- Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu , lạc dân, nô tì. 
- Là vua, gọi là Hùng vương. 
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt:
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS đọc và xem kênh chữ, kênh hình điền vào chỗ trống. 
- 
- Một số HS đại diện nhóm trả lời. 
- Cả lớp bổ sung. 
+ Vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. 
- Ngày 10 tháng 3 âm lịch
- Trong dân gian có câu:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. 
Tiết 5: Đạo đức 
Vượt khó trong học tập( t1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. 
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 
- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. 
* Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4. 
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. 
- GV nhận xét. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- Muốn học tập được mau tiến bộ, các em phải biết vượt khó trong học tập. Vượt khó trong học tập là học như thế nào? Bài học: “Vượt khó trong học tập” sẽ giúp các em điều đó. GV ghi đề. 
2.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó. 5’
- GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn rủi ro. Chúng ta hãy xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
- GV kể chuyện. 
HĐ 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6): 10’
- GV chia lớp thành 2 nhóm. 
 Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 Nhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng. 
- GV kết luận:Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. 
HĐ3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6): 5’
- GV nêu yêu cầu câu 3:
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng 
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. 
HĐ 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7). 5’
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. 
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. 
c/. Chép luôn bài của bạn. 
d/. Nhờ người khác làm bài hộ. 
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. 
e/. Bỏ không làm. 
- GV kết luận: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực. 
- GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
C. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV củng cố ND bài học. 
- Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7. 
- Thực hiện các hoạt động:
+ Cố gắng thực hiện những biện ph

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 3 Da chinh sua.doc