Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014

I/ MỤC ĐÍCH (Quách Tuấn Lương)

+ Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn.

+ Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc thư ).

• KNS: giáo dục cho hs kĩ năng thể hiện sự thông cảm.

• HSHN: tập đọc

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Gv: Tranh minh họa bài đọc, tranh minh họa cảnh cứu đồng bào lũ lụt , SGK.

Hs: SGK, vở ghi.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ động vật.
- HS chú ý lắng nghe.
7'
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV giới thiệu hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ để HS quan sát.
- GV vẽ bảng minh hoạ cách vẽ tranh.
+ Bước 1:
+ Bước 2:
+ Bước 3:
+ Bước 4:
- GV lưu ý:
+ Chọn hình ảnh con vật là hình ảnh chính cho bức tranh.
+ Vẽ con vật đang ở tư thế hoạt động.
+ Vẽ thêm hình ảnh khác cho tranh sinh động hơn.
+ Vẽ màu theo ý thích, vẽ màu kín mặt tranh và có màu đậm, màu nhạt.
+ Chú ý cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối, tránh vẽ to quá hay nhỏ quá.
+ Không nên vẽ quá nhiều con vật.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ.
+ Vẽ hình ảnh chính, các bộ phận chính.( đầu, thân)
+ Vẽ chi tiết các bộ phận rõ đặc điểm. (chân, tai, đuôi, mắt,…)
+ Chỉnh sửa hoàn chỉnh hình vẽ.
+ Vẽ màu.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
+ Hình ảnh con vật là chính.
+ Đi, nằm, chạy, nhảy, ăn, ngủ,…
+ Khung cảnh, cây, nhà, đường đi,…
+ Vẽ màu.
+ Sắp xếp bố cục bài vẽ.
15'
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho HS tham khảo 1 số tranh vẽ con vật của HS lớp trước.
- Yêu cầu HS chọn và vẽ các con vật như hướng dẫn.
- Lưu ý HS:
+ Chú ý tạo các tư thế hoạt động khác nhau của con vật.
+ Có thể vẽ 2- 3 con vật cho bức tranh của mình.
+ Vẽ màu theo ý thích, không gò bó.
* Lưu ý: Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn bổ sung.
- HS quan sát bài vẽ và rút kinh nghiệm cho mình.
- HS chọn con vật để vẽ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đôi, biết chon màu, vẽ màu phù hơp.
- HS hoàn thành bài vẽ của mình.
3'
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng. 
- Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét về:
+ Hình vẽ, đặc điểm con vật?
+ Bố cục bài vẽ?
+ Tạo dáng con vật?
+ Màu sắc?
- GV bổ sung nhận xét, xếp loại bài vẽ và nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát. 
- HS nhận xét bài theo sự hướng dẫn của GV.
+ Hình vẽ, rõ đặc điểm, gần giống mẫu.
+ Cân đối, rõ trọng tâm.
+ Hoạt động đi, nằm, chạy, ăn,…
+ Tô kín tranh, tươi sáng, có đậm, có nhạt.
- HS chú ý lắng nghe.
IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà vẽ thêm tranh các con vật theo ý thích.
 - Quan sát các loại cặp sách của HS và chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
 NGƯỜI ĂN XIN.
I/ MỤC ĐÍCH (Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP)
+ Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng , bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật trong câu chuyện.
+ Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3. HS khá, giỏi trả lời thêm câu hỏi 4 (SGK).
KNS: thể hiện sự cảm thông.
HSHN: tập đọc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Tranh minh họa bài, SGK, bảng phụ.
Hs: SGK, vở ghi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 em lần lượt lên bảng đọc bài: "Thư thăm bạn" và trả lời câu hỏi:
H1: Vì sao Lương viết thư thăm hỏi bạn Hồng?
H2: Bài văn ca ngợi điều gì?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv dùng tranh minh họa hướng dẫn các em quan sát đồng thời nêu tên bài Gv ghi bảng 
- Yêu cầu 2 hs nhắc lại tên bài.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút
* Luyện đọc.
1 em đọc toàn bài - lớp theo dõi đọc thầm.
H: Bài văn có mấy đoạn? ( 3 đoạn ).
Hs nối tiếp nhau đọc đoạn.Gv theo dõi rèn các em đọc đúng đồng thời giúp các em hiểu nghĩa các từ khó.
2 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
Gv đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật.
* Tìm hiểu bài.
Hs: Đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi sau:
H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? ( Già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, quần áo tả tơi.
Hs: Đọc thầm đoạn hai, thảo luận nhóm hai và trả lời câu hỏi:
H: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Gv nhận xét kết luận:
- Hành động: Cậu rất muốn cho ông lão một cái gì đó nhưng cố gắng lục tìm hết túi nọ sang túi kia. Nắm bàn tay ông lão
- Lời nói: Xin ông lão đừng giận
Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông và muốn giúp đỡ ông.
 1 em đọc đoạn còn lại - lớp đọc thầm.
H? Cậu bé đã cho ông lão cái gì? ( Ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, 
qua cái nắm tay rất chặt).
H? Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông lão ăn xin? ( Cậu nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm).
Giáo viên liên hệ thực tế với HS.
H? Câu chuyện ca ngợi điều gì? ( Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của lão ăn xin nghèo khổ).
GV ghi bảng - yêu cầu 3 - 4 HS nhắc lại nội dung trên.
* Luyện đọc diễn cảm.
Yêu cầu 3 em nối tiếp đọc đoạn của bài - GV theo dõi uốn nắn cách đọc chính xác.
GV: Hướng dẫn các em đọc diễn cảm bằng cách phân vai theo nhóm 2 đọc đoạn " Tôi chẳng biết làm cách nào… vừa nhận được chút gì của ông lão".
Gọi 2 - 3 nhóm lên thi đọc phân vai - GV theo dõi nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút .
H? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
HS: lần lượt nêu ý kiến - GV nhận xét liên hệ giáo dục thực tế.
Hướng dẫ các em về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị tiết sau.
GV: nhận xét tiết học.
TIẾT 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP. 
I/ MỤC TIÊU. 
- Giúp học sinh đọc, viết thành thạo được các số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Làm được BT 1;2(a,b);3(a);4.HSKG làm thêm các BT còn lại.
HSHN: tập làn các bài tập cộng 1 chữ số trong phạm vi 20
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
GV và HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ: 5 phút.
GV gọi 5 em lên bảng viết số theo yêu cầu.
Lần lượt các số cần viết là: 613000000; 131 326 103; 86 004 702; 800 004 720
Hoạt động 2: Thực hành: 30 phút.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
GV hướng dẫn mẫu.HS làm bài vào vở - 2HS lên bảng chữa bài.
Bài 2,: HS nêu yêu cầu của bài tập.Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
 Bài 3,: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
-GV hướng dẫn mẫu,HS làm vào VBT;1HS lên bảng làm bài GV và cả lớp nhận xét.
- GV chấm một số bài và chữa bài tập.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài tập
HS: làm việc cá nhân rồi gọi 3 em nêu kết quả. GY nhận xét kết luận.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
H1? Muốn đọc, viết các số đến lớp triệu ta thực hiện như thế nào?
H2? Muốn so sánh các số hàng triệu ta làm như thế nào?
Hướng dẫn: Các em về nhà làm bài tập ở SGK và chuẩn bị bài dãy số tự nhiên.
GV: Nhận xét giờ học.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
 KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp (BT mục III).
HSHN: tập viết
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
Gv: VBT, bảng phụ
Hs: VBT, SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Yêu cầu 2 em lên bảng nêu lại nội dung cần ghi nhớ khi tả ngoại hình của nhân vật.
Gv nhận xét - ghi điểm 
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng, 2 hs nhắc lại.
b) Nhận xét: 15 phút.
1 hs đọc yêu cầu phần nhận xét bài tập 1, 2.
Lớp đọc bài: "Người ăn xin" rồi viết vào VBT những câu ghi lại lời nói, ý nghĩa của cậu bé.
H: Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
Hs: Trả lời câu hỏi vào VBT.
gv: Gọi 3 - 4 hs trả lời trước lớp.Gv nhận xét kết luận.
Bài 3. Hs nêu yêu cầu của bài.
Gv: Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩa của ông lão.
Hs: Thảo luận theo nhóm 2.
Hs: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Nhận xét kết luận:
Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời nói của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ của ông lão với cậu bé (cháu - lão).
Tác giả thuật lại gián tiếp lời nói của nhân vật. Người kể xưng hô tôi gọi người ăn xin là ông lão.
c) Ghi nhớ: 5 phút.
H1: Trong bài văn kể chuyện ta phải kể lời nói của nhân vật, lời nói và ý nghĩ đó nói lên điều gì?
H2: Có mấy cách để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Gọi 3 - 4 em đọc phần ghi nhớ SGK/32.
d) Luyện tập: 10 phút.
Bài 1 VBT/18: Gọi hs nêu yêu cầu của bài: Gạch dưới lời dẫn trực tiếp (bằng bút chì) và gián tiếp (bằng bút mực) trong đoạn văn sau:
Hs thảo luận nhóm 2 - Sau đó làm vào VBT.
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp - Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Nhận xét kết luận.
Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé thứ nhất định nói dối là): bị chó sói đuổi.
Hai lời nói còn lại là lời dẫn trực tiếp).
Bài 2/VBT: Hs nêu yêu cầu bài tập: Chuyển lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp.
Hs: Làm việc cá nhân vào VBT - Gv quan sát giúp đỡ hs yếu.
Gv: Gọi 4 - 5 hs đọc bài làm của mình trước lớp.
Gv: Nhận xét kết luận.
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm à Xin cụ cho biết ai đã têm miếng trầu này.
Bà lão bảo chính tay bà têm à Tâu bệ hạ! Trầu chính tay già têm đấy ạ.
Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm. à Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gọi 2 - 3 hs đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài: "Viết thư".
TIẾT 4: KHOA HỌC
 VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ.
I/ MỤC TIÊU.
+ Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,...) và chất xơ (các loại rau).
+ Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
* Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
* Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều kiện hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
* Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để dảm b

File đính kèm:

  • docGA LOP4 TUAN 3.doc
Giáo án liên quan