Giáo án lớp 4 - Tuần 3

I/ MỤC TIÊU

- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.

- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.

- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3. HSKG làm hết

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Bảng phụ kẻ như bài tập 3

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 A) Bài cũ ( 5)

- Hai em lên bảng giải bài 3 và bài 4 tiết trước.

- GV và cả lớp nhận xét cho điểm.

B) Bài mới:

1) Giới thiệu bài: (1)

GV nêu mục tiêu tiết học và ghi mục bài lên bảng.

2) Hướmg dẫn HS làm bài tập: (28)

Bài 1:

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những câu đó ( BT 2 ). 
- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm và viết hoa chữ đầu câu ( Bt 3).
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng ghi nội dung đoạn văn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (6’)
- Hai em lên chữa bài 1 và 2 tiết trước (tuần 2)
- GV và cả lớp nhận xét cho điểm
- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 28').
Bài tập 1: 
- HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt đọc từng câu thơ rồi tự làm cá nhân vào VBT.
- GV gọi HS tiếp nối nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng là :
Câu a) : Mắt hiền sáng tựa vì sao.
Câu b) : Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
Câu c) : Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.
Câu d) : Dòng sông là một đờng trăng lung linh dát vàng.
Bài tập 2: 
- HS đọc các câu thơ, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS thảo luận theo cặp : Tìm những từ chỉ sự so sánh.
- Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: tựa - như - là - là - là.
Bài tập 3:
- Một số HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn điền dấu chấm vào chỗ thích hợp ( mỗi câu phải nói trọn ý ) ; viết hoa chữ đầu câu.
- HS trao đổi theo cặp.
- Vài em lên điền trên bảng.
- cả lớp và Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng : 
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại gioỉ . Có lần , chính mắt tôi đã trông thấy ông tán đinh đồng . Chiếc búa trong tay ông hoa lên , nhát nghiêng , nhát thẳng , nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng . Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi .
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (3'). 
- 1 Hs nhắc lại những nội dung vừa học ( tìm hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh ; ôn luyện về dấu chấm câu )
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tập làm lại các bài tập.
___________________________________________
Tập viết:
Ôn chữ hoa B
I/ Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng); và câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.HSKG viết cả bài.
II/ Đồ dùng DạY HọC:
- Mẫu chữ viết hoa B
- Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.
III/ Các hoạt động dạy học.
A) Bài cũ: (5')
- GV kiểm tra HS tập viết ở nhà (trong vở TV).
- Một HS viết từ Âu Lạc, cả lớp viết vào bảng con.
B)Bài mới:
1) Giới thiệu bài: (1')
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2) Hướng dẫn HS viết chữ hoa: (5’)
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa B, H, T:
- HS tìm các chữ viết hoa trong tên riêng và câu ứng dụng(B,H,T)
- HS quan sát lại chữ hoa mẫu B, H, T và yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết các chữ này.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
b) Viết bảng:
- HS tập viết từng chữ B,H,T trên bảng con.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
3) Hướng dẫn viết từ ứng dụng: ( 5’)
a) Giới thiệu từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng : Bố Hạ 
- GV giới thiệu địa danh Bố Hạ:là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang…
b) Quan sát và nhận xét:
- HS quan sát và nhận xét trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng:
HS viết trên bảng con từ Bố Hạ. GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
4) Hướng dẫn viết câu ứng dụng: ( 5’).
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng: Bầu ơi. 
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
b) Quan sát và nhận xét:
Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng:
HS tập viết trên bảng con: Bầu, Tuy. GV sửa lỗi cho HS.
5) Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 15’).
- HS viết bài
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
 IV/ Củng cố- dặn dò ( 2').
- GV chấm, chữa bài .
- Nhận xét chung tiết học.
- GVnhắc HS về viết đúng mẫu chữ như đã viết ở tập viết và học thuộc câu ứng dụng.
______________________________________
Tự nhiên xã hội:
Bệnh lao phổi
I/ Mục tiêu 
- Biết cần tiêm phòng lao,thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
- HS khá, giỏi: Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi (HĐ2)
II/ Đồ dùng dạy học 
Các hình trong SGK trang 12, 13 
III/ Hoạt động dạy và học 
A) Bài cũ: (5’)
- HS nêu nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp.
- GV kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài: (1’)
GV nêu mục tiêu tiết học và ghi mục bài lên bảng.
2) Làm việc với SGK (12’)
 Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4 người
- Từng nhóm HS quan sát các hình 1 , 2, 3, 3, 4 trang 12 SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau :
+ Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì ?
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người lành sang người bệnh bằng con đường nào ?
+ Bệnh lao phổi gây tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Cả lớp và GVnhận xét chốt lại đáp án đúng.
- Kết kuận: Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm bệnh…
3) Thảo luận nhóm (14’)
 Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 3 người
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 13 SGK, kết hợp liên hệ với thực tế trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi.
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi.
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trả lời trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung.
Bước 3: Liện hệ
- GV hỏi cả lớp: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
- Kết luận : 
- Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra.
- Ngày nay, không chỉ có thuốc chữa khỏi bệnh lao phổi mà còn có thuốc tiêm phòng lao.
- Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.
4) Đóng vai ( 11')
Cách tiến hành :
Bước 1 : GV nêu 2 tình huống :
+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ em để bố mẹ đưa đi khám bệnh ?.
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ ?
Bước 2: Trình diễn :
- Đại diện nhóm lên trình diễn trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời.
IV/Củng cố, dặn dò (2').
- Vài em đọc mục bạn cần biết ở cuối bài
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS về làm các bài tập trong VBT
__________________________________
Đạo đức:
Giữ lời hứa (T1)
I / Mục tiêu :
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS khá, giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa(HĐ1, 2).
II / Đồ dùng dạy học .
VBT Đạo đức 3
III/ Hoạt động dạy - học 
1) Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc (10') 
Cách tiến hành:
- GV kể chuyện Chiếc vòng bạc vừa kể vừa cho HS xem tranh minh hoạ.
- Gọi 1 – 2 em đọc lại truyện.
- HS thảo luận các câu hỏi trong VBT cuối truyện.
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét bổ sung
- GV kết luận : 
 Tuy rất bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên giữ lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người cảm động và kính phục….
2) Hoạt động 2: Xử lí tình huống( 13') .
 Cách tiến hành
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 em thảo luận các tình huống trong bài tập 2 – VBT.
- HS thảo luận theo nhóm 6 người.
- GV gọi đại diện tiếp nối trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
- Thảo luận cả lớp: 
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện?
+ Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
- GV kết luận về cách ứng xử trong 2 tình huống trên. 
3) Hoạt động 3 : Tự liên hệ (9’) 
 Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu liên hệ: Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao? Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện được(hay không thực hiện được) điều đã hứa?
- HS tự liện hệ.
- GV nhận xét và khen ngợi những HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người...
IV/ Củng cố - dặn dò (2') 
- GV nhận xét tiết học .
- GV hướng dẫn HS thực hành: Thực hiện tốt việc giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
________________________________________________________________
Thứ 5, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Thể dục:
Thầy dũng dạy
Toán
Xem đồng hồ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1- 12 và đọc được theo 2 cách.Chẳng hạn,8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
- BT cần làm: Bài 1, 2, 4.
II/ Đồ DùNG DạY HọC.
- Mô hình đồng hồ. Tranh SGK
iII/ Các hoạt động dạy và học. 
A) Bài cũ: (5’)
- Vài em nêu miệng bài tập 1 và 3 SGKtrang 13.
- GV và cả lớp nhận xét cho điểm.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài: (1’)
GV nêu mục tiêu tiết học và ghi mục bài lên bảng.
2) Hướng dẫn xem đồng hồ (8’)
- HS quan sát mô hình đồng hồ và nêu các thời điểm tương ứng.
- GV yêu cầu một số HS lên quay các kim đồng hồ đúng các thời điểm tương ứng như trong SGK, sau đó giải thích trên đồng hồ(2 cách đọc giờ tương ứng). 
3) Thực hành (20’)
Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu. 
- Sau đó một em đọc mẫu ở SGK rồi giáo viên cùng HS phân tích mẫu
- HS thảo luận theo cặp : Xem đồng hồ chỉ mấy giờ nói theo hai cách.
- HS tiếp nối nêu kết quả từng mô hình.
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại :
B. 12 giờ 40 phút 
hoặc 1 giờ kém 20 phút
C. 2 giờ 35 phút 
hoặc 3 giờ kém 25 phút
D. 5 giờ 50 phút 
hoặc 6 giờ kém 10 phút
E. 8 giờ 55 phút 
hoặc 9 giờ kém 5 phút
G. 9 giờ 45 phút 
hoặc 10 giờ kém 15 phút
Bài 2 
- GV dùng mô hình hư

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 3.doc
Giáo án liên quan