Giáo án lớp 4 - Tuần 3

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

- Củng cố thêm về hàng và lớp.

- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.

- GD ý thức ham học .

II. Thiết bị dạy - học: - GV : Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, lớp.

 - HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp:
+ GV gọi những HS xung phong lên trước.
+ Chỉ định HS kể, hoặc mời các nhóm cử đại diện lên thi kể. Chú ý: 
- Trình độ đại diện cần tương đương.
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Mỗi HS kể xong nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV nghe, khen những em kể hay, nhớ truyện nhất.
- Cả lớp và GV nx, tính điểm về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4 . Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học, biểu dương những em kể hay.
 - Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Khoa học
Tiết 6: Vai trò của vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu:
- HS nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
	GV: - Hình trang 14, 15 SGK. Giấy khổ to cho các nhóm.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ:
- Kể tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
- Nhận xét .
HS: Trứng, cá, đậu, tôm, thịt, mỡ, lạc, vừng, ....
3. Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi tên bài.
a. HĐ1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ:
+ Bước 1: Chia lớp ra 4 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn như bảng sau:
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc
thực vật
Chứa
Vi - ta - min
Chứa 
chất khoáng
Chứa
chất xơ
Rau cải
x 
x 
x 
x 
Trong thời gian từ 8 - 10 phút, nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào cột tương ứng đúng là thắng cuộc.
+ Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên.
+ Bước 3: Trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
b. HĐ2: Thảo luận về vai trò của vi - ta - min, chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Bước 1: 
Thảo luận về vai trò của vi - ta - min.
-Kể tên 1 số vi - ta - min mà em biết?
- Nêu vai trò của vi - ta - min đó?
HS nêu ý kiến
- GV kết luận: 
+ Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng.
-Kể tên 1 số chất khoáng mà em biết ?
- Nêu vai trò của những chất khoáng đó?
- GV kết luận.
- Nêu ý kiến
+ Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
HS: Trả lời các câu hỏi.
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn những thức ăn có chất xơ?
- Hàng ngày ta cần uống bao nhiêu lít nước?
- GV kết luận.
- Nêu ý kiến
4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Địa lý
Tiết 3: một số dân tộc ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư về sinh hoạt, trang phục lễ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người Hoàng Liên Sơn.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III. Thiết bị dạy học: 
	GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về lễ hội sinh hoạt 
	HS: SGK
II. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm.
- HS: Trả lời.
3. Bài mới: * Giới thiệu - ghi đầu bài:
a. Hoàng Liên Sơn, nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người:
* HĐ1: Làm việc cá nhân:
+ Bước 1: 
GV nêu câu hỏi:
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
- Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
- Người dân ở những núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao?
HS: Dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Bước 2: 
HS: Trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét , bổ sung.
b. Bản làng với nhà sàn:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 1: GV đưa câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
HS: Dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
- Bản làng thường nằm ở dâu?
- Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà ?
- Vì sao 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
+ Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa, bổ sung.
c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
* HĐ3: Làm việc nhóm.
+ Bước 1: Dựa vào mục 3 và tranh ảnh để trả lời câu hỏi:
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Kể tên 1 số hàng hoá bán ở chợ?
- Kể tên 1 số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Lễ hội được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc H4, 5, 6?
+ Bước 2: 
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
4. Hoạt động nối tiếp:
 -GV hệ thống bài
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : 8/9/2013
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
Toán
TIếT 13: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về cách đọc số, viết số đến lớp triệu.Thứ tự các số.
	- Cách nhận biết các giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
	- GD ý thức học tập tốt 
II. Thiết bị dạy học : GV : Bảng phụ, phiếu ht
 HS : SGK
III : Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Bài cũ:
- GV nêu số yêu cầu HS đọc và viết số .
- Nhận xét , cho điểm
- Đọc và viết số.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
3. Bài mới: *Giới thiệu và ghi đầu bài:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài sau đó chữa 
bài.
* Bài 2:
HS: Phân tích và viết số vào vở, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau. 
* Bài 3:
HS: Đọc số liệu về số dân của từng nước, sau đó trả lời các câu hỏi trong SGK.
* Bài 4: GV gọi từng HS đếm từ 100 triệu đến 900 triệu.
HS: Đếm nối tiếp
- Nếu đếm tiếp theo số 900 triệu là số nào?
HS: số tiếp theo là số 1000 triệu.
- GV giới thiệu: số 1000 triệu còn gọi là 1 tỷ.1 tỷ viết là 1 000 000 000
- Nhìn vào số 1 tỷ và cho biết số đó có số 1 và mấy số 0?
HS: Số đó gồm có số 1 và 9 số 0.
- Nếu nói 1 tỷ đồng tức là nói bao nhiêu triệu đồng?
HS: tức là nói 1 000 triệu.
- Cho HS lên làm tiếp bài 4.
+ Bài 5:
- Gọi HS đọc số dân của các tỉnh trên lược đồ.
- Nhận xét .
HS: Quan sát lược đồ và nêu số dân của 1 số tỉnh, thành phố. 
- Luyện đọc nối tiếp .
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài , và chuẩn bị bài sau.
 Tập đọc
TIếT 21: Người ăn xin
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước bất hạnh của ông lão ăn xin.
- GD ý thức yêu thương những người gặp bất hạnh.
- KNS: Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự thông cảm và xác định giá trị
II. Thiết bị dạy - học:
	- GV: Tranh minh họa + Băng giấy.
	- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức:
2. Bài cũ :
- GV nhận xét và cho điểm.
HS: 2 đọc bài “Thư thăm bạn” và nêu nội dung bài 
3. Bài mới: *Giới thiệu và ghi đầu bài:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài 
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- GV nghe, sửa sai kết hợp HD đọc các từ khó.
- Giải nghĩa các từ ngữ ở SGK
- 3 đoạn
HS: Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của truyện, đọc 2 - 3 lượt.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
- Ông lão già lọm khọm... rên rỉ cầu xin.
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm ân cần của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
- Hành động: Rất muốn cho ông lão...
- Lời nói: Xin ông lão đừng giận.
=> Chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông.
 -Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?
- Ông lão nhận được tình thương, sự ...
- Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ?
- Nêu nội dung bài ?
- Cậu nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm
- Nêu nội dung
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm mẫu.
- GV uốn nắn, bổ sung.
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm theo vai.
4 . Hoạt động nối tiếp . 
- Nêu lại nội dung bài . 
- Nhận xét giờ học . Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. 
Lịch Sử
TIếT 3: Nước văn lang
I. Mục tiêu:
- HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội, đời sống tinh thần và vật chất của người Lạc Việt.
II. Thiết bị dạy - học:
	- Hình SGK, phiếu học tập.
	- Lược đồ Bắc Bộ và Trung Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức: 
2. Bài cũ:
3. Bài mới: *Giới thiệu - ghi đầu bài:
a. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- GV treo lược đồ lên bảng.
- GV giới thiệu về trục thời gian:
Năm
700 TCN
Năm 500 
CN
Năm
500 TCN
HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ. Xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp ( hoặc cá nhân )
- GV đưa ra khung sơ đồ để trống chưa điền.
HS: Đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng.
c. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt như SGK.
HS: Đọc kênh chữ và kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý.
- Gọi 1 vài HS mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt.
d . Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- GV hỏi: Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
HS: - 1 số em trả lời
- Cả lớp bổ sung. 
- GV kết luận SGK.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
TIếT 22: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
- GD ý thức yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học: 
GV: Giấy khổ to ghi nội dung các bài tập.
H

File đính kèm:

  • docTuan 3-H.doc
Giáo án liên quan