Giáo án lớp 4 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh chân dung Cô- péc- ních, Ga- li- lê trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.
- Khi GV hướng dẫn có thể gọi HS lên chọn các chi tiết
b. Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ đu (H2 – SGK)
Trong quá trình lăp GV có thể dưa ra một số câu hỏi.
+ Để lắp được giá đỡ đu cần phải chọn những chi tiết nào?
+ Để lắp được giá đỡ đu cần cấn chú ý đến điều gì?
 * Lắp ghế đu: (H3 – SGK)
Trước khi lắp GV gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào. Số lượng bao nhiêu?
 * Lắp trục đu vào ghế (H4 – SGK)
GV cho HS quan sát hình 4, - SGK, sau đó gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn.
- Trước khi lắp GV hỏi: để cố định trực đu cần bao nhiêu vòng hãm?
c. Lắp ráp cái đu:
+ GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H4 vào H2) để hoàn thành cái đuhình 1, sau đó KT sự dao động của cái đu.
d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
 4.Nhận xét- dặn dò:3’
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS quan sát vật mẫu.
+ Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
+ HS quan sát thao tác của GV.
+ HS làm cùng GV chọn các chi tiết để vào nắp hộp.
+ 1 số HS lên bảng chọn chi tiết theo yêu cầu của GV.
+ Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
+ Vị trí ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ,...
+ HS lên bảng thực hành.
+ Cần 4 vòng hãm.
TOÁN (Tiết 133)
GIỚI THIỆU HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
+ Giấy kẻ ô li (mỗi ô kích thước 1cm Í 1cm), thước thẳng, êke, kéo.
+ Bốn thanh gỗ (bìa cứng, nhựa) mỏng, dài khoảng 20 – 30cm, có khoét lỗ ở hai đầu, ốc vít để lắp ráp thành hình vuông, hình thoi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:3’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài 4
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Hãy kể tên các hình mà em biết.
- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới, đó là hình thoi.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1:Cả lớp: 17’
1.Giới thiệu hình thoi
- Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình.
- Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng.
- GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo.
- Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi.
- Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm.
- Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS: Đây là hình gì?
2.Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi
- Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi:
+ Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.
+ Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi.
+ Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?
- Kết luận về đặc điểm của hình thoi:
Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
4..Luyện tập thực hành
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Trong các hình dưới đây:
- Treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài.
+ Hình nào là hình thoi?
+ Hình nào không phải là hình thoi?
 Bài 2: 
- GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
+ Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD.
+ Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi. 
+ Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O.
- Hãy dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
- Hãy dùng thước có vạch chia mi- li- mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không.
- GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
+ Hình như thế nào được gọi là hình thoi?
+ Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau? 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc các đặc điểm của hình thoi.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Một số HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe. 
- HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông.
- HS thực hành vẽ hình vuông bằng mô hình.
- HS tạo mô hình hình thoi.
- HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.
- Là hình thoi ABCD.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Cạnh AB song song với cạnh DC.
+ Cạnh BC song song với cạnh AD.
+ HS thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi.
+ Các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau.
- HS nghe và nhắc lại các kết luận về đặc điểm của hình thoi.
- HS quan sát hình sau đó trả lời:
+ Hình 1, 3 là hình thoi.
+ Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi.
- Quan sát hình.
- HS qua sát thao tác của GV sau đó nêu lại:
+ Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD.
- HS kiểm tra và trả lời: hai đường cheo của hình thoi vuông góc với nhau.
- Kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Có hai cặp cạnh song song và 4 cạnh bằng nhau.
+ Vuông góc với nhau và cắct nhau tại trung điểm của mỗi đường.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 27)
MIÊU TẢ CÂY CỐI
(KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:
Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh một số cây cối trong SGK, một số tranh ảnh cây cối khác.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài văn tả cây cối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Ở tiết TLV trước, các em đã được dặn chuẩn bị sẵn giấy bút để hôm nay làm bài kiểm tra. Các em cũng đã nghe dặn về nhà quan sát một cây có bóng mát, cây ăn quả hoặc một cây hoa … để hôm nay ta sẽ làm một bài văn trọn vẹn về miêu tả cây cối. Các em lấy giấy, bút ra để ta chuẩn bị kiểm tra.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 5’
* Hướng dẫn HS chọn đề bài.
- Cho HS đọc đề bài gợi ý trong SGK.
- GV ghi lên bảng cả 4 đề bài hoặc ghi đề bài khác mình đã chuẩn bị.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh. GV hướng dẫn HS quan sát ảnh trong SGK.
- GV: Các em chọn làm một trong các đề đã cho.
HĐ2: Cá nhân: 31’
** HS làm bài
- Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.
- GV thu bài khi hết giờ.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
- GV củng cố bài học.
+ HS học bài và Chuẩn bị bài “Ôn tập giữa học kì II”
- Nhận xét tiết học
+ Hát và báo cáo sĩ số.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lớp lắng nghe, đọc dàn ý bài văn miêu tả.
- HS đọc đề bài trên bảng.
- HS quan sát ảnh (hoặc tranh ảnh GV đã dán lên bảng lớp).
- HS chọn đề.
- HS chọn đề, làm bài.
KỂ CHUYỆN (Tiết 27)
CHUYỆN KỂ ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. CHUẨN BỊ: 
- Một số truyện thuộc đề tài của bài KC.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết KC trước, đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện: ca ngợi cái đẹp hoặc câu chuyện phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác để hôm nay đến lớp mỗi em sẽ kể cho các bạn cùng nghe.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trong ở đề bài.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2: HS kể chuyện: 
- Cho HS thực hành kể chuyện.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chọn những HS, chọn những truyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
* Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể, vì sao?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tốt, kể chuyện tốt.
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS lần lượt kể câu chuyện Con vịt xấu xí và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài, lớp lắng nghe.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể, nhân vật có trong truyện.
- Từng cặp HS tập kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Đại diện các cặp lên thi.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
Thứ năm, ngày 13 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 53)
CON SẺ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’ 
2.Kiểm tra bài cũ:5’ Bài Dù sao trái đất vẫn quay.
* Ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1’
 Có những câu chuyện mà đọc xong người ta nhớ mãi. Truyện con sẻ mà hôm nay chúng ta học là một câu chuyện như thế. Tại sao câu chuyện lại hấp dẫn người đọc? Thầy cùng các em đi vào tìm hiểu bài chúng ta sẽ biết được điều đó.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bà

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 27.doc
Giáo án liên quan