Giáo án lớp 4 - Tuần 26
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hiện phép chia phân số. tìm thành phần chưa biết
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS yờu thớch học toỏn.
II. Thiết bi dạy - học:
GV : Bảng phụ, phiếu HT HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
o cặp. 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc lướt và trả lời câu hỏi. - Ga - Vrốt ngoài chiến lũy để làm gì ? - Ga - Vrốt nghe Ăng - giôn - ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu. - Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga - Vrốt ? - Ga - Vrốt không sợ nguy hiểm ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn của địch; Cuốc - phây - rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga - Vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga - Vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc chơi trò ú tim với cái chết. - Vì sao tác giả lại nói Ga - Vrốt là một thiên thần ? - Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần. - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga - Vrốt? - Ga - Vrốt là 1 cậu bé anh hùng. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối nhau đọc theo phân vai. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện. HS: Đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 4. Hoạt động nối tiếp : - Nêu ý nghĩa bài văn.GV nhận xét giờ học. - Về nhà tập đọc bài , chuẩn bị bài sau . Địa lý dải đồng bằng duyên hải miền trung I. Mục tiêu: - HS biết dựa vào bản đồ/ lược đồ chỉ và đọc tên các đồng bằng ở Duyên Hải miền Trung. - Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. - Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ, ảnh Duyên Hải miền Trung. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài học giờ trước. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài a. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển: * HĐ1: Làm việc cả lớp và nhóm 2, 3 HS. - GV treo bản đồ và chỉ cho HS tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc Duyên Hải miền Trung để đến TPHCM. HS: Quan sát bản đồ GV chỉ để nắm được. HS: Các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK. - Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng và nêu nhận xét: - Các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển. - GV yêu cầu 1 số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng Duyên Hải miền Trung. b. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: * HĐ2: Làm việc cả lớp. HS: Cả lớp quan sát lược đồ H1 để chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, TP Đà Nẵng. - Giải thích vai trò “Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã và nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân, tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn, vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống. - GV nêu gió Tây Nam vào mùa hạ đã gây ra mưa ở sườn Tây Trường Sơn. HS: Chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng Duyên Hải. - Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam của duyên hải. => Bài học (SGK). HS: Đọc lại bài học. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau . Ngày soạn 3 - 3 - 2013 Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2013 Mỹ thuật thường thức mỹ thuật : xem tranh đề tài sinh hoạt I. Mục tiêu: - Giúp HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh. - HS có thói quen nhận xét các bức tranh. II. Thiết bị dạy học: - GV: Một số tranh vẽ của thiếu nhi các đề tài khác nhau. - HS: VTV, tranh ảnh sưu tầm. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức - HS hát 2.Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra tài liệu sưu tầm của HS. - HS trình bày tài liệu sưu tầm. 3.Giảng bài mới * Giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị a. Hoạt động 1 : Xem tranh “thăm ông bà” - GV cho HS QS tranh thăm... và gợi ý. - HS quan sát, nhận xét tranh. + Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? - Cảnh thăm ông bà diễn ra ở trong nhà ông bà. + Trong tranh có những hình ảnh nào? - Tranh có hình ảnh ông bà các cháu và hình ảnh các đồ vật trong nhà. + Em hãy miêu tả hoạt động của mọi người trong tranh? - ông bà đang nói chuyện và chơi với các cháu nhỏ, các cháu lớn thì giúp ông bà dọn dẹp nhà cửa... + Màu sắc tranh thế nào? - Màu sắc tranh tươi vui, rực rỡ. + Em có cảm nghĩ ra sao sau khi xem tranh “thăm ông bà”. - HS phát biểu cảm nghĩ * GV tóm tắt: Bức tranh thăm ông bà thể hiện tình cảm yêu mến của các cháu đối với ông bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà và các cháu với các dạng hoạt động rất sinh động và gần gũi. Màu sắc tranh tươi vui gợi lên không khí đầm ấm của cảnh sinh hoạt gia đình. b. Hoạt động 2: Xem tranh “Chúng em vui chơi” - GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý? - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. + Bức tranh vẽ về đề tài gì? + Hình ảnh nào là chính? - Hình ảnh nào là phụ? + Màu sắc tranh ra sao? có những màu gì? - GV yêu cầu các nhóm trình bày thảo luận. - HS trình bày ý kiến thảo luận. - GV tổng hợp: “Chúng em vui chơi” là một bức tranh đẹp của bạn Thu Hà về đề tài thiếu nhi. Với những hình ảnh sinh động: em cầm hoa, em cầm bóng... chạy nhảy tung tăng rất ngộ nghĩnh. Màu sắc tranh tươi sáng, rực rỡ càng làm cho bức tranh thêm đẹp và tươi vui. c. Hoạt động 3: Xem tranh vệ sinh môi trường chào đón SG - GV cho HS quan sát tranh và thảo luận tương tự như gợi ý ở tranh chúng em vui chơi. - HS quan sát thảo luận về tranh vệ sinh... 4. Hoạt động nối tiếp: - GV hệ thống bài tóm tắt những nội dung cần nhớ. - Liên hệ thực tế . Nhận xét tiết học - Nhắc HS về nhà quan sát cây. Ngày soạn 4 - 3 - 2013 Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số. - Biết cách và viết gọn phép chia một phân số cho 1 số tự nhiên. - HS yờu thớch mụn học. II. Thiết bi dạy - học: GV : Bảng phụ, phiếu HT HS : SGK, nháp III. Các hoạt động dạy - học: 1.ổn định tổ chức : Cả lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên chữa bài tập. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài * Bài 1: Làm nháp - Củng cố phép chia 2 p/s HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào nháp rồi chữa bài * Bài 2: Tính theo mẫu. - Treo bảng phụ viết sẵn mẫu như SGK HS: Nhìn mẫu và làm bài Viết gọn: * Bài 4: HS làm vở GV hướng dẫn các bước: - Tính chiều rộng. - Tính chu vi. - Tính diện tích. - Thu vở chấm, nhận xét HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải vào vở. - 1 HS lên bảng giải. Bài giải: Chiều rộng của mảnh vườn là: 60 x = 36 (m) Chu vi của mảnh vườn là: (60 + 36) x 2 = 192 (m) Diện tích của mảnh vườn là: 60 x 36 = 2160 (m2) Đáp số: Chu vi: 192m Diện tích: 2160m2. * Bài 3:(K,G) GV hướng dẫn HS thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau (như đối với số tự nhiên). - HS khá, giỏi làm vào phiếu HT a. b. 4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau . Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: 1. HS nắm được 2 kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối. 2. Luyện tập viết đoạn văn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng. 3. HS yờu thiờn nhiờn, cõy cối. II. Thiết bi dạy - học: GV: Tranh ảnh và 1 số loài cây na, ổi, mít, tre, tràm, đa. Bảng phụ viết dàn ý. HS : SGK III. Các hoạt động dạy - học: 1.ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ:2 - 3 HS đọc mở bài, giới thiệu chung về cây định tả. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài * Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi. HS: Phát biểu ý kiến. - GV chốt lời giải đúng. Có thể dùng các câu a, b để kết bài. Đoạn a: Nói tình cảm của người tả. Đoạn b: Nêu ích lợi của cây. * Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho 1 kết bài mở rộng. - Nối tiếp nhau phát biểu. - GV nhận xét góp ý. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của đề bài. HS: Đọc lại đề, viết đoạn văn vào vở. - Nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, khen những em viết hay. VD: Thế nào rồi cũng đến ngày các em phải rời xa mái trường tiểu học. Lúc đó nhất định em sẽ đến tạm biệt gốc si già. Em sẽ nói không bao giờ quên si già, quên những kỷ niệm dưới gốc cây, bọn trẻ chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát trò chuyện. Em sẽ hứa trở lại thăm cây si, thăm người bạn của thời thơ ấu. * Bài 4: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - Nối nhau đọc đoạn kết bài. - GV và cả lớp nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp : - Nêu các cách kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận xét giờ học.Về nhà tập viết văn. Thể dục Di chuyển, tung, bắt bóng, nhảy dây Trò chơi: trao tín gậy I. Mục tiêu: - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người, nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Rèn kĩ năng luyện tập chính xác . - GD ý thức học tập tốt . II. Địa điểm - phương tiện: Sân trường, dây, bóng III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu. HS: Xoay khớp đầu gối, hông, cổ chân - Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn. - Ôn các động tác tay, lườn bụng, phối hợp 2. Phần cơ bản: a. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. HS: Chơi thử 1 - 2 lần sau đó chơi thật. b. Bài tập RLTTCB: - Ôn di chuyển và bắt bóng. HS: Ôn lại cách di chuyển tung và bắt bóng. - Ôn nhảy dây kiều chân trước chân sau: - Tập cá nhân theo tổ (2 - 3 lượt). - Thi nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh. GV nhận xét, đánh giá giờ học, về nhà tập cho cơ thể khỏe mạnh. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: dũng cảm I. Mục tiêu: - Tiếp tục mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm “Dũng cảm”. Biết 1 số thành ngữ gắn với chủ điểm. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ thích hợp. - Giỏo dục HS lũng dũng cảm. II. Thiết bi dạy - học: GV : Bảng phụ, từ điển . HS : SGK III. Các hoạt động dạy - học: 1.ổn định tổ chức : Cả lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS thực hành đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài * Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và gợi ý của GV
File đính kèm:
- tuan 26-H.doc