Giáo án lớp 4 - Tuần 20 năm 2012

I/ Mục tiêu.

- Bước đầu nhận biết về phân số ; biết phân số có tử số và mẫu số.

- Biết đọc, viết các phân số.

- Làm được bài 1;bài 2. HSKG làm thêm các BT còn lại.

II/ Đồ dùng dạy học.

Các hình minh hoạ trang 106, 107 SGK.

III/ Hoạt động dạy - học.

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2 hs nhắc lại quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành.

Gv: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy học bài mới.

Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.

Hoạt động 1: Giới thiệu phân số: 15 phút.

Gv: Treo bảng hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó 5 phần được tô màu.

 

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 20 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giữa cán, tay kia cầm gần đuôi cán cuốc.
HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, sửa sai.
GV: Nhắc nhở HS về an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
GV giảng thêm: Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các dụng cụ như cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tưới nước bằng máy phun mưa, . . . giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn và năng suất lao động cao hơn.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
HS: Đọc phần ghi nhớ/SGK.
GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS, Dặn HS về đọc trước bài "Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa" SGK.
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012
Tiết 1: Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên (TT).
I/ Mục tiêu.
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số .
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
- Làm được bài 1;bài 3. HSKG làm thêm các BT còn lại.
II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
3 hs lên bảng thực hiện phép chia: 
1 : 7 =	8 : 8 = 	4 : 6 = 
0 : 7 = 	8 : 11 = 	9 : 13 =
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0: 15 phút.
Ví dụ 1: Hs đọc ví dụ, quan sát hình minh hoạ cho ví dụ.
H: Vân đã ăn được 1 quả cam tức là ăn được mấy phần? (4 phần).
Gv: Ta nói Vân đã ăn 4 phần hay quả cam.
H: Van ăn thêm tức Vân đã ăn thêm mấy phần nữa? (1 phần).
H: Như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần? (5 phần).
Gv: Ta nói Vân đã ăn 5 phần hay quả cam.
Gv: Mỗi quả cam được chia thành 4 phần bằng nhau, Vân ăn năm phần. Vây Vân đã ăn quả cam.
Ví dụ 2: Hs đọc ví dụ.
Hs: Thảo luận, trình bày cách chia 5 quả cam cho 4 người.
H: Sau khi chia thì phần cam của mỗi người là bao nhiêu? ( quả cam).
Gv: chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam. Vây 5 : 4 = ?
Hs: 5 : 4 = .
Hs: Nhận xét quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?
Hs: So sánh và 1. ( > 1).
Hs: So sánh tử số và mẫu số của phân số? (Từ số > mẫu số).
Gv kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.
Hs: Viết thương của phép chia 4 : 4 dưới dạng phân số và số tự nhiên.
4 : 4 = hay 4 : 4 = 1. Gv vậy: = 1.
Hs: So sánh tử số và mẫu số của phân số . (Phân số có tử số bằng mẫu số).
Gv kết luận 2: Các phân số có tử số bằng mẫu số thì bằng 1.
Hs: So sánh 1 quả cam và quả cam? (1 quả cam nhiều hơn quả cam).
Gv: Vậy < 1.
H: Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số ? (tử số < mẫu số).Gv kết luận 3: Những phân số có tử só bé hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1.
Hs: Nhắc lại 3 kết luận trên.
Hoạt động 2: Luyện tập: 15 phút.
Bài 1/: Hs nêu yêu cầu bài toán và nêu cách giải.
Hs: tự làm bài vào vở - 1 hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét bài trên bảng.
Gv: Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho hs.
Bài 2/HSKG: Hs nêu yêu cầu bài toán và nêu cách giải.
Hs: tự làm bài vào vở - 1 hs KG lên bảng làm.
Lớp nhận xét bài trên bảng.
Gv: Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho hs.
Bài 3/: Hs nêu yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở.
Gọi 3 hs lên bảng làm.
Gv: Chấm bài, nhận xét, chữa bài.
Bài 4/: Hs nêu yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở.
Gọi 2 hs lên bảng làm.
Gv: Chấm bài, nhận xét, chữa bài.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
Hs: nêu kết luận về phân số lớn hơn 1, phân số bằng 1 và phân số nhỏ hơn 1.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà làm các bài tập ở SGK và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Tiết 2: kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã học.
I/ Mục tiêu.
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã được nói về một người có tài.
- Hs hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
1 hs kể 1 - 2 đoạn truyện "Bác đánh cá và gã hung thần", nêu ý nghĩa câu chuyện.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn hs kể chuyện: 30 phút.
* Tìm hiểu đề.
2 hs đọc đề bài, gợi ý 1, 2.
Gv: Chọn đúng câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về một người có tài năng để kể.
Hs: Tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện em định kể. Nói rõ câu chuyện định kể nói về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã nghe hay đọc truyện đó ở đâu?
* Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
Hs: Kể trong nhóm 2 - Từng cặp hs kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp.
Hs: Xung phong kể chuyện trước lớp (3 - 5 em).
Gv: Gọi 2 hs bất kì lên kể trước lớp. Mỗi hs kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình.Cả lớp và gv nhận xét theo tiêu chuẩn: Nội dung: chuyện có hay không, có mới không, hs tìm được truyện ngoài SGK được cộng điểm thêm; cách kể, khả năng hiểu chuyện của người kể.
Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
Gv: Ghi điểm, tuyên dương hs kể hay.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà kể lại câu chuyện em vừa kể trước lớp cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Khoa học
Không khí bị ô nhiễm
I/ Mục tiêu.
- Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,... 
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- KN tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.
- KN xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
- KN trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- KN lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
III/ Đồ dùng dạy học.
Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.
IV/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
1 hs nói về đặc điểm của gió cấp 2 và cấp 5? 1 hs nói về đặc điểm của gió cấp 7 và gió cấp 9. Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
(*) Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm: 10 phút.
H;Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em?(Rất trong lành? Bị ô nhiễm?)
H: Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em là trong lành (bị nhiễm bẩn)?
Hs: Quan sát hình trang 78, 79 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, chi tiết nào cho biết điều đó? (Hình 2 là nơi có bầu không khí trong sạch, vì trời cao và xanh, cây cối xanh tươi).
H: Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm, chi tiết nào cho biết điều đó?
- Hình 1, 3, 4 thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm.
- Hình 1: Có nhiều nhà máy, ống khói của các nhà máy đang thải khói đen lên bầu trười.
- Hình 3: Cảnh khói bay lên do đốt chất thải trên đồng ruộng.
- Hình 4: Đường phố đông đúc, nhà cửa san sát, xe cộ đi lại nhiều thải khói đen và bụi.
H: Không khí có những tính chất gì? (Trog suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định).
H: Thế nào là không khí sạch? (Không khí không có những thành phần gây hại đến sức khoẻ con người).
H: Thế nào là không khí bị ô nhiễm? (Có chứa nhiều bụi khói,, mùi hôi thối của xác chết gây ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật.
Gv: kết luận về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
(*) Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiệm không khí: 8 phút.
Hs: Thảo luận nhóm 4 - Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Hs: Thảo luận xong cử đại diện lên báo cáo kết quả trước lớp.
Gv nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm bầu không khí bị ô nhiễm nhưng chủ yếu là do: bụi - bụi tự nhiên, bụi do hoạt động của con người, bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi của các nhà máy, công trường, . . .Khí đọc: Các khí đọc sinh ra do sự lên mem, thối rữa của rác, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học, . . .
(*) Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm: 7 phút.
Hs: thảo luận theo cặp - Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
Hs: Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - Gv nhận xét, kết luận. Tác hại của không khí bị ô nhiễm:
- Gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính, gây bệnh ung thư phổi.
- Bụi gây nên các bệnh về mắt.
- Gây khó thở.
- Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được . . .
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: thế nào là không khí sạch?
H: Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
Gọi hs đọc mục "Bạn cần biết" SGK.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập đọc
Trống đồng Đông Sơn.
I/ Mục tiêu.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú,độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh Trống đồng Đông Sơn.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs đọc truyện "Bốn anh tài" (phần tiếp). Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
- 1 hs khá đọc toàn bài.
Gv chia đoạn: 	Đoạn 1: "Từ đầu đến hươu nai có gạc".
	Đoạn 2: Phần còn lại.
Hs: tiếp nối nhau đoạc từng đoạn của bài (3 lượt).
Gv: kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs.
Gv: Kết hợp hướng dẫn hs quan sát tranh trống đông Đông Sơn giúp hs hiểu từ ngữ mới và khó trong bài.
Gv: Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
Hs đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Trống đồng Đông Sơn đa dạng và phong phú như thế nào? (Đa dạng về hình dáng, kích cỡ, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn).
H: Hoa văn trên mặt trống được tả như thế nào? ( Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim hay hươu nai có gạc).
Hs: Đọc đoạn còn lại trao đổi và trả lời câu hỏi:
H; Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? (Lao động, đánh cá, săn bắn, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương,, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ.
H: Vì sao nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn t

File đính kèm:

  • docMới Microsoft Word Document (2).doc
Giáo án liên quan