Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2010

I MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng :

- Đọc đúng : sừng sững, lủng củng, béo múp béo míp, quang hẳn, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ,nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, .

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

2. Đọc - Hiểu

-Từ ngữ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng,

 - Nội dung : Ca ngợi Dế Mèn tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

II.CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, (SGK ) .

-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ? 
..truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị giấu người thơm / Đẽo cày theo ý người ta 
-Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối bài : 
?Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào 
 ...lời ông cha răn dạy: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin.
 d.Đọc diễn cảm, và học thuộc lòng bài thơ:
- Gọi 2 HS đọc toàn bài, yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.
 - Nêu đoạn thơ cần luyện đọc. Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm .
 Tôi yêu truyện cổ nước tôi
 .....
 Con sông chảy/có rặng dừa nghiêng soi.
-Gv đọc mẫu đoạn thơ.
-Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ .
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.. 
- Nhận xét, cho điểm HS . 
3. Củng cố, dặn dò:
-Bài thơ nói lên điều gì ?
- Em thích những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Em hãy nêu ý nghĩa của câu truyện đó ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ .
......................................................
TOÁN:
HÀNG VÀ LỚP
I MỤC TIÊU Giúp HS: 
 -Biết được các hàng trong lớp đơn v,ị lớp nghìn.
 - Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
 -Biết viết số thành tổng theo hàng.
II.CHUẨN BỊ 
 -Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK:
 -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng đọc số ,viết số Bài3 (T10).
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
-GV: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ?...hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
-GVgiới thiệu, kết hợp chỉ trên bảng các hàng, lớp của số có sáu chữ số đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học.
+Hàng đơn vị hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị. hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
 -GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.
 -GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.
 -GV làm tương tự với các số: 654000, 654321.
? Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 321.
c.Luyện tập, thực hành:
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập.
 - viết số: năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
+1 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét và theo dõi.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 54 312
 -Số 54 312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ?
 -Các chữ số còn lại thuộc lớp gì ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
Bài 2a
 -GV gọi 1 HS lên bảng đọc cho 1 HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi:
 +Trongsố46307,chữsố3ởhàngnào,lớp nào ?
 +GV hỏi tương tự với các số còn lại.
 Bài 2b
 -GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê 
-GV viết số 38753 và yêu cầu HS đọc số.
 -Trong số 38753, chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào ? -Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38753 là bao nhiêu ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV viết lên bảng số 52314 và hỏi: Số 52314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục,mấy đơn vị? 
 -Hãy viết số 52314 thành tổng
+1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở.
52314 = 50000 +2000 +300 +10 + 4
Bài 4: (Hs khá giỏi làm nếu còn thời gian)
 - GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết số.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 (Hs khá giỏi làm nếu còn thời gian)
- GV viết số 823573 và yêu cầu HS đọc số .
 -Lớp nghìn của số 823573 gồm những chữ số nào ?
 - GV nhận xét và yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV nhận xét cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
......................................................
HÁT NHẠC:
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
......................................................
TẬP LÀM VĂN:
 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
 I MỤC TIÊU 
-Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật .
-Biết xây dựng nhân vật với các hành động tiêu biểu .
-Biết cách sắp xếp các hành động của nhân vật theo trình tự thời gian .
 II.CHUẨN BỊ 
-Giấy khổ to kẻ sẵn bảng và bút dạ . 
Hành động của cậu bé
Ý nghĩa của hành động 
Giờ làm bài :…………
…………………………
Giờ trả bài : …………
………………………….
Lúc ra về : …………..
.........................................
 * Bảng phụ ghi câu văn có chỗ chấm để luyện tập .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi .
 HS 1 : Thế nào là kể chuyện ? 
HS2: Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện ? 
- Nhận xét cho điểm từng HS 
2 Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: 
a)Nhận xét: 
- Gọi HS đọc truyện 
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Chia HS thành các nhóm phát giấy và bút dạ cho nhóm trưởng. Yêu cầu - -HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu. 
*Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện ?
- Gọi 2 nhóm dán phiếu và đọc kết quả làm việc trong nhóm 
- Các nhóm HS khác nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, chốt lại lời giai đúng 
-------- cc õ dd -------- 
 Thứ ngày tháng 9 năm 2010
 (Dạy bài thứ 5)
TOÁN:
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Biết so sánh các số có nhiều chữ số bằng cách so sánh số các chữ số với nhau, so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau.
 -Biết sắp xếp 4 số tự nhiêncó không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn..
II.CHUẨN BỊ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng làm các bài tập 5(T12)
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số :(Hướng dẫn tương tự ở lớp 3)
 * So sánh các số có số chữ số khác nhau
 -GV viết lên bảng các số 99578 và số 100000 yêu cầu HS so sánh 2 số này với nhau
 -Vậy, khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
 *So sánh các số có số chữ số bằng nhau
 -GV viết lên bảng số 693251 và số 693500, yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này với nhau.
 -GV nêu nhận xét chung:Khi so sánh 2 số có cùng số chữ số,bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái,nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn ,nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo.
 3.Luyện tập, thực hành :
Bài 1
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của một số HS.
-GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu ở 2 đến 3 trường hợp trong bài. Ví dụ:
 +Tại sao 43256 < 432510 ?
 +Tại sao 845713 < 854713 ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GVhỏi:Sốnàolàsốlớnnhấttrongcácsố :59876, 651321, 499873, 902011, vì sao ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
-GV yêu cầu HS so sánh và tự sắp xếp các số.
-1 HS lên bảng ghi dãy số mình sắp xếp được
+ Vậy ta xếp được các số theo thứ tự là:2467, 28 092, 932 018, 943 567.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
-GV yêu cầu HS mở SGK và đọc nội dung 
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
-Số có ba chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao ?
-Số có ba chữ số bé nhất là số nào ? Vì sao ?
 -Số có sáu chữ số lớn nhất là số nào ? Vì sao ?
 -Số có sáu chữ số bé nhất là số nào ? Vì sao ?
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 
-Nhận xét giờ học.
......................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 DẤU HAI CHẤM 
 I. MỤC TIÊU 
-Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. 
-Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1)Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2) .
 II.CHUẨN BỊ 
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc các từ ngữ đã tìm ở bài 1 và tục ngữ ở bài 4, tiết luyện từ và câu “ Nhân hậu – đoàn kết ”.
- Nhận xét , cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Nhận xét 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
 a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
Trong câu dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
- Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép .
 b) , c) Tiến hành tương tự như a).
- Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
- Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, hay dấu gạch đầu dòng .
- Kết luận ( như SGK ). 
 c) Ghi nhớ 
-Gọi H đọc nội dung cần ghi nhớ (SGK)
 d) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn .
- Thảo luận cặp đôi .
- HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng .
 Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS viết đoạn văn .
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu ? Nó có tác dụng gì ?
-GV nhận xét, cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng .
 3.Củng cố - dặn dò
-HS đọc lại phần ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK, chuẩn bị bài sau .
............................................................
KHOA HỌC:
 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN 
 VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I MỤC TIÊU Giúp HS:
 -Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn:chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi -ta –min, chất khoáng.
 -Kể tên những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, ngô, khoai

File đính kèm:

  • docTUẦN 2.doc
Giáo án liên quan