Giáo án lớp 4 - Tuần 19 năm 2010

I/ Mục tiêu. (Truyện cổ dõn tộc tày)

- Biết đọc với giọng kể chuyện,biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các CH trong SGK)

 * HSY: Đọc được một đoạn của bài.

* KNS: tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

HSHN: tập đọc đoạn 1,2

III/ Đồ dùng dạy học.

Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

IV/ Các hoạt động dạy - học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diến cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Hs: Tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em 1 khổ) - Gv hướng dẫn tìm giọng đọc đúng.
Gv: Hướng dẫn hs khá đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5.
Hs: Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm trước lớp (4 - 5 em).
Hs: Nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
Gv: Nhận xét, ghi điểm cho hs đọc tốt.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Hình bình hành
I/ Mục tiêu.
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Làm được bài 1; bài 2. 
+ HSKG: làm thêm các BT còn lại.
+ HSTB,Y: Làm được bài 1. 
HSHN: tập nhận dạng hình
II/ Đồ dùng dạy học.
Vẽ sẵn vào bảng phụ các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành.
Một số hình bình hành bằng bìa.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm:
12 km2 = . . . . . . . m2	8000 000 m2 = . . . . . . . km2
120 dm2 = . . . . . . m2	8100 dm2 = . . . . . . . m2
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu hình bình hành: 5 phút.
Gv: Cho hs quan sát các hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, mỗi lần cho hs quan sát một hình lại giới thiệu đây là hình bình hành.
 A B
 D C
Hoạt động 2: Đặc điểm của hình bình hành: 10 phút.
Hs: Quan sát hình bình hành ABCD trong SGK.
Hs: Tìm và nêu các cặp cạnh song song với nhau trong hình bình hành.
Hs: Dùng thước đo các cặp cạnh trong hình bình hành ABCD và nêu nhận xét.
Gv giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện.
H: Trong hình bình hành ABCD các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau? (Hình bình hành có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau).
Hs: Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.
Gv lưu ý: Hình vuông và hình chữ nhật cũng là hình bình hành vì chúng có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập: 15 phút.
Bài 1/: Hs nêu yêu cầu.
Hs: quan sát hình trong bài tập và viết tên các hình. Gv: Nhận xét, kết luận.
Bài 2/: Hs đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
Hs: Quan sát cho biết hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Gv: Nhận xét, kết luận.
Bài 3/HSKG: Hs nêu kq.
3/ Củng cố dặn dò:
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập x d mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I/ Mục tiêu.
- Nắm vững 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
+ HSTB,Y: viết được đoạn mở bài theo cỏch trực tiếp
HSHN: tập chép bài truyện cổ tích về loài người
II/ Đồ dùng dạy học.
Viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs lên bảng nêu lại 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật (trực tiếp và gián tiếp). Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn luyện tập: 30 phút.
Bài tập 1: 2 hs tiếp nối nhau đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
Hs: Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn văn mở bài.
- Điểm giống nhau: Các đoạn văn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
- Khác: + Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
	 + Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật cần tả.
Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu.
Gv: Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn.
Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn.
Hs: Viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách vào vở.
Gv: theo dõi, giúp đỡ thêm cho hs còn lúng túng.
Hs: Trình bày bài làm của mình trước lớp (3 - 5 em) - Lớp nhận xét.
Gv: Nhận xét, sửa lỗi về dùng từ, đặt câu và cách diễn đạt cho hs. 
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
I/ Mục tiêu.
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trtồng rau, hoa.
- HSHN kể tên một số loại rau, hoa 
II/ Đồ dùng dạy học.
Sưu tầm tranh ảnh 1 số loại cây rau, hoa.
Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III/ Hoạt động dạy - học.
Gv giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ích lợi của việc trống rau, hoa.
Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi:
H: Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?
H: Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
H: Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình em?
Hs trả lời câu hỏi - Hs khác bổ sung.
Gv: Nhận xét, kết luận.
Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi tương tự như trên để hs nêu tác dụng, ích lợi của việc trồng hoa.
Hs trả lời - Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta
Hs: Thảo luận nhóm đôi (Nội dung 2/SGK).
H: Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
Các nhóm trình bày - Gv nhận xét bổ sung.
Gv: Yêu cầu và gợi ý để hs trả lời câu hỏi ở cuối bài.
Gv: Liên hệ nhiệm vụ của hs phải học tập tốt để nắm vững kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
Gv: Tóm tắt nội dung chính của bài.
Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK.
3/ Củng cố dặn dò: 5'.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2014
Tiết 3: Toán
Diện tích hình bình hành
I/ Mục tiêu.
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Làm được bài 1; bài 3(a). 
+ HSKG làm thêm các BT còn lại.
+ HSTB,Y: Làm được bài 1
HSHN: nhận dạng, kể tên một số hình HS biết
II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs lên bảng thực hiện vẽ hình bình hành trên bảng - Nêu đặc điểm của hình bình hành. Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành: 15 phút.
Gv: Hướng dẫn thực hiện cắt ghép hình bình hành thành 2 mảnh sao cho khi ghép lại với nhau tạo thành hình chữ nhật.
 A B
 D H C K
H: Diện tích hình chữ nhật mới ghép được như thế nào so với diện tích hình bình hành ban đầu?
Gv: Yêu cầu hs tính diện tích hình chữ nhật.
Gv: Lấy hình bình hành ban đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn hs vẽ đường cao của hình bình hành.
1 hs lên bảng đo chiều cao, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật đã ghép và nêu kết quả:
- Chiều cao hình bình hành = Chiều rộng hình chữ nhật.
- Cạnh đáy hình bình hành = Chiều dài hình chữ nhật.
H: Vậy để tính diện tích hình bình hành ta có thể làm như thế nào? (Cạnh đáy nhân với chiều cao).
Gv: Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo.
S = a x h
Gọi S là diện tích hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là:
Hs: Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành.
Hoạt động 2: Luyện tập: 15 phút.
Bài 1/: Hs nêu yêu cầu.
Hs: Tự làm bài vào vở - 1 hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2/HSKG: Hs đọc yêu cầu.
Hs: Tự làm vào vở - 2 hs lên bảng làm 
Hs: Nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
Gv: Nhận xét, ghi điểm, kết hợp chấm 1 số vở dưới lớp.
Bài 3/: Hs nêu yêu cầu.
Hs: Tự làm bài vào vở - 1 hs lên bảng làm.
Hs: Đổi vở chéo để kiểm tra.
Gv: Nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà làm các bài tập ở SGK và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tài năng.
I/ Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả từ ngữ, từ Hán Việt ) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
+ HSTB,Y: Biết thờm một số từ đơn giản.
HSHN: tập chép 1 bài tùy chọn
II/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
1 hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết Luyện từ và câu trước.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn hs làm bài tập: 30 phút.
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu và nội dung.
Lớp đọc thầm, trao đổi để chia nhanh các từ có tiếng "tài" vào 2 nhóm (làm VBT).
Hs: Nêu kết quả - Hs khác nhận xét.
Gv: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: Hs nêu yêu cầu.
Hs: Tự đặt câu với 1 từ ở bài tập 1.
Hs: 2 - 3 em lên bảng viết câu văn của mình vừa đặt - Lớp tiếp nối nhau đọc câu của mình.
VD: 	Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài ba.
	Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên ở vùng núi phía Bắc.
Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu.
Gv: Gợi ý, hướng dẫn hs tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ, xem câu nào có nghĩ bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
Hs: Suy nghĩ làm bài.
Hs: 3 - 4 em nêu kết quả - Hs khác nhận xét.
Gv: Nhận xét, kết luận ý đúng.
Bài tập 4: Hs nêu yêu cầu.
Gv: Giúp đỡ hs hiểu nghĩa bóng.
Hs: Tiếp nối nhau nêu nghĩa bóng của các câu tục ngữ (mỗi hs nêu 1 câu).
Hs: Tiếp nối nhau đọc câu tục ngữ mà em thích? Giải thích tại sao?
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 3 tháng 1 năm 2014
Tiết 1: Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu.
- HS nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được diện tích và chu vi hình bình hành. 
- Làm được bài 1; bài 2; bài 3(a).
+ HSKG làm thêm các BT còn lại.
+ HSTB,Y: Làm được bài 1; bài 2
HSHN: ôn bảng nhân từ 2- 6
 	II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Hướng dẫn luyện tập: 35 phút.
Bài 1/: Hs nêu yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào VBT.
Gv: Nhận xét, kết luận.
Bài 2/: Hs: Đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
Hs: Nêu cách 

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 19 KNS.doc