Giáo án lớp 4 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.

* HS khá, giỏi đọc tuơng đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).

II. CHUẨN BỊ:

Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

Giấy khổ to kẻ sẵn như bài tập 2 và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 (như ở tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 1’
- Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và ôn luyện kĩ năng đặt câu, kĩ năng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ.
b. Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/4 lớp
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. 
HĐ2: Cá nhân: 10’
Bài 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp...
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS đặt câu đúng, hay.
HĐ3: Nhóm: 10’
Bbài 3: Emhãy chọn thành ngữ....
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học.
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được. Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhận xét tiết học
+ Hát – báo cáo sĩ số.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe và nhận xét.
a.Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trờ thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta
b. Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên nhẫn , khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Xi- ôn- cốp- xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ
d. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
e. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
a) Nếu bạn có quyết tâm học tập, rèn luyện cao
 - Có chí thì nên.
 - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
b) Nếu bạn nản lòng khi gặp khó khăn?
 - Chớ thấy sóng cả mà rã tay cheo.
 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 - Thất bại là mẹ thành công.
 - Thua keo này, bày keo khác.
c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
 - Ai ơi đã quyết thì hành.
 Đ ã đan thì lận tròn vành mới thôi!
 - Hãy lo bền chí câu cua.
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
 - Đ ứng núi này trông núi nọ.
TIẾNG VIỆT (Tiết 17)
ÔN TẬP HỌC KÌ I – TIẾT 3
I. MỤC TIÊU: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 (như ở tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trang 113 và 2 cách kết bài trang 122, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
a .Giới thiệu bài: 1’
- Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong văn kể chuyện.
b. Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/4 lớp
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. 
HĐ2: Cá nhân: 20’
Bài 2: Cho đề tập làm văn sau: “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.” Em hãy viết: 
a. Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
b. Phần kết bài theo kiểu mở rộng.
+ Nêu cách mở bài theo kiểu gián tiếp?
+ Nêu cách kết bài theo kiểu mở rộng?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học
HS học bài và Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Nhận xét tiết học
- Hát.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
a) Mở bài gián tiếp: Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên; Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2013
LỊCH SỬ (Tiết 18)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
KĨ THUẬT (Tiết 18)
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU: 
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* - Không bắt buộc HS nam thêu.
- Với HS khéo tay: 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình của các bài trong chương. 
- Mẫu khâu, thêu đã học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động. 1’
2. Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Tiếp tục chúng ta sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản qua bài: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. Gv ghi đề. 
 b. Hướng dẫn cách làm: 
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học
- GV yêu cầu nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. 
- GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. 
- GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. 
HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. 
- GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. 
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như: 
 + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên…
HĐ3: GV đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
- Đánh giá kết quả kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. 
- Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+ ). 
4. Dặn dò: 3’
- Dặn HS chuẩn bị bài Lợi ích của việc trồng rau, hoa. 
- Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa. 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu.... 
- Trước khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác... 
- HS nêu. 
- HS thực hành sản phẩm. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm. 
TOÁN (Tiết 88)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK, SGV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi vài HS nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
 Tiết Toán hôm nay các em sẽ luyện tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
b.Hướng dẫn luyện tập: 
HĐ1: Cả lớp: 20’
Bài 1: Trong các số: 3451; 4563; 22050; 2229; 3576; 66816.
+ GV và HS thống nhất kết quả đúng: 
Bài 2: Cho HS đọc đề bài.
- GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
+ Nhận xét, ghi điểm.
 HĐ2: Nhóm: 10’
Bài 3: Cho HS đọc đề bài. GV hướng dẫn rồi yêu cầu HS thảo luận
- Các nhóm tự làm bài rồi báo cáo.
- Các nhóm báo cáo từng phần và giải thích rõ vì sao đúng, sai.
Bài 4 Dành cho HS Khá - Giỏi
Cho HS đọc đề bài.
a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?
- Vậy ta phải chọn 3 chữ số nào để lập số đó? 
b. Số cần viết phải thoả mãn điều kiện gì?- 
+ Vậy ta cần ba chữ số nào để lập các số đó?
GV gọi HS báo cáo kết quả và có giải thích 
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
- Chuẩn bị bài tiết sau. "Thị học kì I".
- Nhận xét tiết học
- HS nêu .
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS lên bảng, lớp làm vở.
a. Số chia hết cho 3 là: 4563, 2229, 3576, 66816.
b. Số chia hết cho 9 là: 4563, 66816.
c. Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229, 3576.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài sau đó lên sửa bài: 
 a. 945 chia hết cho 9
 b. 225 ; 255 ; 285.chia hết cho 3.
 c. 762 ; 768 chia hết cho 3 và cho 2.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài sau đó lên sửa bài: 
a). Đ ; b). S ; c). S ; d). Đ.
+ HS báo cáo kết quả.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổng các chữ số số chia hết cho 9.
- Chữ số 6 ; 1 ; 2 vì tổng các chữ số là 6 + 1 + 2 = 9.
612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 261 ; 216.
- Tổng các chữ số số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
- Chữ số 1, 2, 0 vì tổng các chữ số là1 + 2+ 0 = 3 
+ Vậy các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là các số: 120 ; 102 ; 201 ; 210.
- Nhận 

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 18.doc
Giáo án liên quan