Giáo án lớp 4 - Tuần 15 năm 2010

I/ Mục tiêu. (Theo Tạ Duy Anh)

- Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK).

* HSY: Đọc được một đoạn của bài.

HSHN: tập đọc đoạn 1-2

II/ Đồ dùng dạy học.

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 15 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hiểu bài.
HS: Đọc khổ thơ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Bạn nhỏ tuổi gì?
H: Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
H: Khổ thơ 1 cho em biết điều gì? (Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa).
HS đọc khổ thơ 2 - trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: "Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?
H: Đi chơi khắp nơi nhưng "Ngựa con" vẫn nhớ mẹ như thế nào?
H: Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì? (Chuyện "Ngựa con rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió).
HS đọc khổ thơ 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Điều gì hấp dẫn "Ngựa con" trên cánh đồng hoa.
H: Khổ thơ thứ ba tả cảnh gì? (Cảnh đẹp của cánh đồng hoa mà "Ngựa con" vui chơi").
HS: Đọc khổ thơ 4 - Trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: "Ngựa con" đã nhắn nhủ với mẹ đièu gì?
H: Cậu bé yêu mẹ như thế nào?
Ý 4: Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
1 HS đọc toàn bài.
H: Đại ý của bài muốn nói điều gì?
Nội dung: Bài thơ nói đến cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
4 HS tiếp nối đọc từng khổ thơ - Lớp theo dõi tìm giọng đọc.
GV: Giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc "Mẹ ơi con sẽ phi . . . trăm miền".
HS luyện đọc theo cặp.
GV: tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm (5 - 7 em).
GV: Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc tốt.
HS: Đọc nhẩm (nhóm 2) để thuộc khổ thơ, bài thơ.
GV; gọi HS đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài.
GV: Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc thuộc.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
H: Cậu bé trong bài có nét tính cách gì đáng yêu?
GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2: TOÁN
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT).
I/ Mục tiêu.
-Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Làm được bài 1; Bài 3(a). 
* HSKG: làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: Ôn cộng trừ các số có 2-3-4 chữ số
II/ Đồ dùng dạy học.
GV - HS: SGK.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện phép chia:
 175 : 12	198 : 34	218 : 63
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia: 15 phút.
a) Phép chia 8192 : 64.
GV: ghi bảng phép chia - Hướng dẫn HS thực hiện: Chia theo thứ tự từ trái sang phải
	 8192	 64
	 64 128
	 179 
	 128 	
	 512
 	 512 	
 	 0
HS: Nhắc lại cách thực hiện phép chia.
GV: Hướng dẫn HS ước lượng thương trong các lần chia:
- 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5.
- 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 dư 3.
b) Phép chia 1154 : 62.
GV ghi phép tính lên bảng.
HS thực hiện phép chia trên - 1 HS lên bảng làm.
	1154	 62
	 62 18
	 534 
	 496 	
	 38
GV: Gọi 1 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
H: Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chi có dư?
H: Trong phép chia có dư ta cần chú ý điều gì?
GV: Nhắc lại cho HS cách ước lượng thương trong phép chia:
- 115 : 62 ta có thể ước lượng 11 : 6 dư 5.
- 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 được 8 dư 5.
Hoạt động 2: Luyện tập: 15 phút.
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
HS lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở.
HS: Nhận xét bài bạn - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
Bài 3a: HS nêu yêu cầu.
GV: treo bảng phụ lên bảng.
HS lên bảng làm (mỗi HS 1 phép tính) - Lớp làm bài vào vở.
Lớp nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3b: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu.
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể(BT1).
- Biết lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). 
* HSY: nắm được bài văn miêu tả có ba phần và lập được giàn ý một cách đơn giản.
HSHN: Tập chép 1 bài tùy chọn
II/ Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: H: Thế nào là văn miêu tả?
 H: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng - HS nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập: 30 phút.
Bài 1: HS đọc nội dung và yêu cầu.
HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn tả chiếc xe đạp của chú Tư.
- Mở bài: "Trong làng tôi . . . của chú".
- Thân bài: "Ở xóm vườn . . . Nó đá đó".
- Kết bài: "Đám con nít . . . của mình".
H: Phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên có tác dụng gì? Mở bài, kết bài theo cách nào?
- Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp của chú Tư. Mở bài theo cách trực tiếp.
- Thân bài: Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
- Kết bài: Nói lên niềm vui của đám quân nít và chú Tư bên chiếc xe. Kết bài tự nhiên.
H: Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan nào?
Câu b), d) HS tự làm vào vở.
GV: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
HS: Đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe.
GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
GV: treo bảng phụ: Trình tự miêu tả chiếc xe đạp - HS đọc.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
HS: Thảo luận nhóm đôi để làm bài vào vở.
HS: Đọc bài làm của mình (3 - 5 em)
GV: Ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hoàn chỉnh.
HS: Đọc lại dàn ý trên bảng - Bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu.
H: Để quan sát kỹ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
H: Khi tả đồ vật chúng ta cần lưu ý điều gì?
HS: Trả lời - GV nhận xét, chốt ý đúng.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
H: Thế nào là văn miêu tả?
H: Muốn có một bài văn miiêu tả chi tiết hay, cần lưu ý điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà hoàn thành bài tập
TIẾT 5:	 KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu.
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học .( không bắt buộc HS nam thêu)
* Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
HSHN: Thực hành tùy chọn
II/ Chuẩn bị.
- HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ: vải, len.chỉ khâu, chỉ thêu các màu, kim, khung thêu, kéo thước 
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thệu bài.
2. Hướng dẫn HS.
Hoạt động 1. GVtổ chức ôn lai các bài đã học trong chương1.
-Yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học.
- GV đặt câu hỏi, HS nhắc lại quy trình cắt, khâu, thêu đã học.
Sau khi HS trả lời ,nhận xét, bổ sung ,GV chốt lại nội dung HĐ1.
Hoạt động 2. HD HS thực hành cắt,khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- Yêu cầu mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và HD lựa chọn sản phẩm. 
* Tuỳ theo khả năng và ý thích, HS có thể cắt, khâu, thêu những SP đơn giản như: + Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt ,khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
+ Cắt, khâu. thêu SP như: váy cho búp bê, gối ôm,... 
- HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình đã chọn. GV giúp đỡ thêm trong khi HS thực hành.
3 Nhận xét- Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ tiết sau thực hành tiếp thêu SP tự chọn.
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
TIẾT 5: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu.
- Thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Làm được bài 1; bài 2(b). 
* HSKG: làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: Ôn cộng trừ các số có 2-3-4 chữ số
II/ Đồ dùng dạy học.
GV - HS: SGK.
 III/ Hoạt động dạy - học.
 1/ Giới thiệu bài: 1 phút.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
2/ Hướng dẫn luyện tập: 35 phút.
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
HS tự làm bài vào vở.
GV: Kiểm tra và hướng dẫn thêm cho HS yếu.
HS lên bảng làm. Lớp nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2a:HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
Bài 2b:HS nêu yêu cầu.
HS: Tự làm bài vào vở - HS lên bảng làm.
HS: Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, ghi điểm kết hợp chấm một số bài dưới lớp.
Bài 3: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
Bài 4: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGK và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 5: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I/ Mục tiêu.
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III) .
* KNS: - Giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
HSHN: tập chép 1 bài tùy chọn
III/ Đồ dùng dạy học.
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
IV/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của người khi tham gia trò chơi.
2 HS đọc tên các đồ chơi, trò chơi mà em biết.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
b) Nhận xét: 10 phút.
* Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Trao đổi theo cặp tìm từ ngữ thể hiện thái độ tình cảm của con người:
GV ghi bảng: Mẹ ơi! Con tuổi gì?
GV gợi ý để HS nêu ý kiến: Từ "mẹ ơi!" là lời gọi.
GV: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa, gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ, . . .
Bài 2: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Tiếp nối nhau đọc câu - GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.
a. Với cô giáo hoặc thầy giáo em. 
VD: 	- Thưa cô, cô thích màu gì nhất ạ?
	- Thưa thầy, thầy thích đọc báo hay xem phim.
b. Với bạn em.
VD: 	- Bạn có thích mặc áo đồng phục không?
	- Bạn có thích chơi thả diều không?
* Bài 3: 
H: Theo em, để giữ phép lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? (Tránh câu hỏi làm phiền lòng người khác, gâ

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 15- KNS.doc