Giáo án lớp 4 - Tuần 11 năm 2010

I. Mục đích yêu cầu ( Theo Trịnh Đường)

- Đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được CH trong SGK)

HSY: Luyện đọc được đoạn 1 trong bài

HSHN: tập đọc đoạn 1

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104/SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

1. Mở đầu: 5'.

GV: Dùng tranh minh hoạ giới thiệu chủ điểm "Có chí thì nên".

2. Dạy - học bài mới

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 11 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn sản xuất" là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
b. Tranh "Gội đầu": Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 -1994):
- GV chia lớp theo nhóm xem tranh và yêu cầu HS thảo luận với ND câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Hình ảnh nào là phụ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Em có biết chất liệu để? vẽ tranh này không?
+ Em thích nhất hình ảnh nào trên tranh?
* Đối với HSKG:GV yêu cầu: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
* Đối với HS khuyết tật: GV hướng dẫn để HS hiểu ND của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.
- Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu nhóm trưởng lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV bổ sung:
+ Bức tranh "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn là tranh khắc gỗ về đề tài sinh hoạt, tranh mô tả cảnh một cô gái nông thôn đang chải tóc gội đầu. Bằng những nét mềm mại và những mảng hình đơn giản hình ảnh cô gái hiện lên với vẻ đẹp chất phác, giản dị tiêu biểu cho vẻ đẹp của cô gái nông thôn Việt Nam.
+ Màu sắc trong tranh đơn giản, ít màu trắng của thân, của quần, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đạm của tóc tạo cho tranh có một gam màu nhẹ nhàng, độc đáo.
+ Bức tranh "Gội đầu" là một trong nhiều tranh đẹp của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp to lớn cho nền Mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- Thời gian còn lại GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
* Tên trò chơi: "Người họa sĩ mù"
* Mục tiêu của trò chơi: 
- Rèn luyện kĩ năng định hướng cho HS.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ cho HS.
* GV giới thiệu và hướng dẫn cách chơi:
- GV vẽ phác 2 hình có ND phù hợp với chủ đề bài học.
- Chọn 2 đội, mỗi có từ 3- 5 HS lên đứng đúng vị trí quan sát hình vẽ trên bảng, thời gian khoảng 1', sau đó lấy khăn bịt mắt từng HS.
- Khi nghe hiệu lệnh của GV, lần lượt HS của mỗi đội lên tiếp sức các bộ phận của người thành bức tranh hoàn chỉnh, đội nào nhanh và đúng, đẹp sẽ thắng cuộc.
* Sau khi cuộc chơi kết thúc: GV nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ người tham dự và rút kinh nghiệm.
* Thưởng phạt:
- Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, chơi đúng luật và thắng trong cuộc chơi.
- Phạt những HS phạm luật chơi.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét chung tiết học.
IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà quan sát cảnh sinh hoạt hàng ngày.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục đích yêu cầu ( Tục Ngữ)
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 
- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- KNS: Lắng nghe tích cực.
HSHN: tập đọc cả bài
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK/108
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
2 HS tiếp nối nhau đọc truyện "Ông trạng thả diều" và nêu nội dung chính đoạn vừa đọc.
GV nhận xét - ghi điểm.
2. Dạy bài mới 
a) Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt) 
GV: Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
1 HS đọc toàn bài - 1 HS đọc chú giải
GV: Đọc mẫu - Hướng dẫn thêm cách đọc
* Tìm hiểu bài. 
HS: Đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
H: Những câu thơ nào khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công?
H: Những câu thơ nào khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn?
H: Những câu thơ nào khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn?
H: Cách diễn đạt của các câu tục ngữ như thế nào? Vì sao?
H: Theo em HS cần phải rèn luyện ý chí gì?
H: Các câu tục ngữ vừa học khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định: Có chí thì nhất định sẽ thành công.
* Đọc diễn cảm và HTL.
HS: Luyện đọc và HTL theo N4.
GV: Theo dõi, giúp đỡ từng nhóm.
HS: Đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện.
HS: Thi đọc cả bài: 3-5 em.
GV: Nhận xét giọng đọc và ghi điểm cho từng em.
3. Củng cố dặn dò:4'
H: Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà HTL 7 câu tục ngữ vừa học.
TIẾT 2: TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Làm được bài 1; bài 2. 
+ HSKG làm thêm các BT còn lại.
+ HSTB,Y: bổ sung thờm kiến thức về kĩ năng thực hiện tính nhân.
HSHN: tập đọc bảng nhân 2,3
II. Đồ dùng dạy học
GV - HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'.
Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất:
125 x 2 x 5	124 + 121 + 876
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 (15')
GV ghi bảng phép nhân: 1324 x 20 
Gọi HS đọc phép tính
H: 20 có chữ số tận cùng là mấy? (0)
H: 20 bằng 2 nhân mấy? (20 = 2 x 10)
GV vậy ta có thể viết:
1324 x 20 = 1324 x (2 x 10)
GV: Gọi HS tính giá trị biểu thức: 1324 x (2 x 10) 	= (1324 x 2) x 10
	= 2648 x 10 = 26480.
GV: Nhận xét, ghi bảng 1324 x 20 = 26480.
H: 2648 là tích của các số nào? (1324 x 2).
HS: nhận xét về số 2648 và 26480.
GVnhận xét, kết luận: 26480 chính là số 2648 viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải.
H: Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng bên phải? (Một).
GV: Vậy khi thực hiện phép nhân 1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi sau đó 
thêm 1 chữ số 0 vào tận cùng bên phải của tích 1324 x 2.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện đặt tính rồi tính:	 x 1324 
 	 20 	
	 26480
HS: 3 em lên bảng thực hiện tương tự đối với các phép tính: 
124 x 30; 4578 x 40; 5463 x 50
GV: Nhận xét
GV ghi phép nhân lên bảng: 230 x 70
HS: 	- Tách số 230 thành tích của một số nhân với 10 (230 = 23 x 10)
- Tách số 70 thành tích của một số nhân với 10 (70 = 7 x 10)
GV: Vậy ta có 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10)
GV: Yêu cầu HS áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị biểu thức (23 x 10) x (7 x 10)
HS: (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7) x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100
H: 161 là tích của những số nào? (23 x 7)
H: Em có nhận xét gì về số 161 và 16100? (16100 chính là 161 viết thêm 2 chữ số 0 ở tận cùng bên phải)
H: Số 230 có mấy chữ số 0 ở tận cùng?
H: Số 70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng?
H: Cả hai số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng bên phải?
GV: Vậy khi thực hiện 230 x 70 ta chỉ việc thực hiện tính 23 x 7 sồ sau đó viết thêm 2 chữ số 0 ở tận cùng bên phải của tích 23 x 7
GV: Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện tính 230 x 7
Tương tự gọi 3 HS lên bảng thực hiện tính các phép tính còn lại - Lớp làm vào nháp.
Hoạt động 2: Luyện tập (15')
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài
HS tự làm bài vào vở - Gọi 3 HS lên bảng làm
Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thiện bài vào vở.
GV: Gọi 2 - 3 HS nêu kết quả - Lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
Bài 3:HSKG nờu kết quả
Bài 4:HSKG nờu kết quả.
3. Củng cố dặn dò: 5'
HS nhắc lại công thức và quy tắc tính chất kết hợp của phép nhân
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về học bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
 I. Mục đích yêu cầu
- Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
-KNS:Lắng nghe tích cực.
HSHN: tập đọc bài tục ngữ
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý khi trao đổi.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với ngời thân về nguyện vọng học thêm môn toán
HS: Nhận xét nội dung, cách tiến hành trao đổi của các bạn. GV: Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại 
b) Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
* Hướng dẫn phân tích đề.
HS đọc đề bài.
H: Cuộc trao đổi giưa ai với ai?
H: Trao đổi về nội dung gì?
GV: giảng và dùng phấn gạch chân các từ: em với người thân, cùng đọc 1 truyện, khâm 
phục, đóng vai.
* Hướng dẫn tiến hành trao đổi.
HS: 1 - 2 em đọc gợi ý 1.
GV: gợi ý tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên:
- Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Kí, cậu bé Niu - tơn,...
HS: Nêu nhân vật mình chọn.
HS: 1 - 2 em đọc gợi ý 2.
GV: Làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi.
VD: Nguyễn Ngọc Kí:
- Hoàn cảnh của nhân vật: Ông bị liệt 2 cánh tay từ nhỏ, rất ham học. Thầy giáo ngại ông không theo học được nên không giám nhận.
- Nghị lực vượt khó: Ông cố gắng tập viết bằng chân. Có khi chân co quắp, cứng đờ không đứng dậy nổi nhưng ông vẫn kiên trì luyện viết.
- Sự thành đạt: Ông đã đuổi kịp các bạn và trở thành sinh viên đại học tổng hợp và là Nhà giáo ưu tú.
HS: Đọc gợi ý 3.
2 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
H: Người nói chuyện với em là ai?
H: Em xưng hô như thế nào?
H: Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân chủ động dựng chuyện?
* Thực hành trao đổi.
HS: Trao đổi theo nhóm đôi.
GV: Quan sát, giúp đỡ những cặp còn lúng túng.
Gọi 1 vài nhóm trao đổi trước lớp.
Lớp theo dõi - GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng:
- Nội dung trao đổi đã đúng chưa, có hấp dẫn không?
- Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa?
- Thái độ ra sao? các cử chỉ, động tác, nét mặt ra sao?
HS: Nhận xét từng cặp theo tiêu chí đã ghi trên bảng.
GV: Nhận xét chung, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò: 4'.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về viết lại nội dung trao đổi vào VBT.
TIẾT 4: KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
HSHN : tập đọc bài khoa học
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5'.
Gọi 3 HS lê

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 11.doc
Giáo án liên quan