Giáo án lớp 4 - Tuần 1

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập viết tổng thành số. Ôn tập về tính chu vi của 1 hình.

- HSNK: Tính được chu vi của một hình BT 4

- Yêu thích toán học và biết vận dụng trong tính toán thực tế.

II. Thiết bị dạy - học:

Vẽ sẵn các bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

SGK

III. Các hoạt động dạy học

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa phóng to.
- HS nghe kể, kết hợp nhìn tranh minh họa, đọc phần lời dưới mỗi bức tranh.
- GV kể lần 3.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS: Đọc lần lượt yêu cầu từng bài tập.
a. Kể chuyện theo nhóm:
HS: Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 (mỗi em kể theo 1 tranh).
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- 1 vài tốp HS (mỗi tốp 4 em) thi kể từng đoạn theo tranh.
- 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- HS: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định những con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
4. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng.
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và chuẩn bị trước bài sau
Khoa học
Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Thiết bị dạy - học:
	- Hình trang 6, 7 SGK.
	- Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Tổ chức :
2. Bài cũ:
- Con người cần gì để duy trì sự sống ?
- Nhận xét, bổ sung và cho điểm.
HS: Trả lời.
3. Bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
+ Mục tiêu:
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp.
HS: Thảo luận theo cặp.
- Kể tên những gì được vẽ trong H1 trang 6 SGK ?
- Những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ?
- Kể thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện qua hình vẽ như không khí ?
 - Cơ thể con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình ?
+ Bước 2: 
- HS thảo luận, GV đi kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
HS: Thực hiện nhiệm vụ trên cùng với bạn.
+ Bước 3: Hoạt động cả lớp.
HS: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
+ Bước 4: 
=> KL: SGK.
HS: Đọc đoạn đầu trong mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi.
b. Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
+ Mục tiêu:
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm hoặc cá nhân.
HS: Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- Từng cá nhân, hoặc nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác nghe và bổ sung.
VD:
4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau .
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2013
 Toán
Biểu thức có chứa MộT chữ
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết được biểu thức có chứa 1 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
_ GD ý thức ham học .
II. Thiết bị dạy - học:
	- Bảng phụ, băng giấy, 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm.
- 3 em lên bảng làm bài 2 a , dưới lớp theo dõi để nhận xét.
3. Bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài:
a. Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ.
*Biểu thức có chứa 1 chữ:
- GV: Gọi HS đọc bài toán.
- Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ?
HS: 2 em đọc bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm.
- Treo bảng số như SGK và hỏi:
- Nếu mẹ cho Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ?
HS: có 3 + 1 quyển vở.
- GV viết vào bảng
- Làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4 quyển vở.
- HS: Nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp.
- Nếu mẹ cho thêm a quyển thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển ?
- GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ.
- HS: Lan có 3 + a quyển.
* Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ:
- Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
- Khi đó ta nói 4 là giá trị của biểu thức 
 3 + a.
HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
- Làm tương tự với a = 2, 3, 4 
HS: Tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng trường hợp.
- Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào ?
- Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện.
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
- Ta tính được giá trị của biểu thức 3 + a.
b. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
6 + b với b = 4
- Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
HS: Nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm mẫu.
- Nếu a = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10
- Các phần còn lại HS tự làm.
* Bài 2:
- GV hướng dẫn làm mẫu 1 phần sau đó HS tự làm bài.
HS tự làm bài.
* Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
250 + m với m = 10, m = 80, 
- GV gọi HS chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra.
- Chấm điểm cho HS.
HS: - 1 em đọc để bài và tự làm bài.
 - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
b) HS tự làm vào vở 2 trường hợp của n
Nếu m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260
Nếu m = 80 thì 250 + m = 250 + 80 = 330
Nừu n = 
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học.
	 - Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________
Tập đọc
 Mẹ ốm
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:
+ Đọc đúng các từ và câu.
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Thiết bị dạy - học:
	- Tranh minh họa.
	- Giấy viết câu, khổ thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Tổ chức :
2 . Bài cũ:
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS: 2 em đọc nối tiếp bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” + Trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài:
a. Hướng dẫn luyện đọc 
 - 1 HS đọc toàn bài 
- Nghe và sửa lỗi phát âm cho HS.
HS: Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ(2-3lần)
- Luyện đọc từ ngữ khó
- Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc bài theo cặp.
- 1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và cho biết những câu thơ sau muốn nói điều gì
“ Lá trầu khô giữa cơi trầu
 ........................................
 Ruộng vườn vắng mẹ .... trưa ”
- Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: “Lá trầu , cơi trầu” vì mẹ không ăn được. Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm được.
- Đọc thầm khổ 3 và cho biết sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Cô bác xóm làng đến thăm, người cho trứng, người cho cam. Anh y sỹ đã mang thuốc vào.
- Đọc thầm toàn bài và cho biết những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
- Nêu nội dung bài thơ ?
HS: + Bạn nhỏ xót thương mẹ:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Cả đời đi gió ...............tập đi
Vì con ...........nhiều nếp nhăn”
 + Mong mẹ chóng khỏe:
“Con mong mẹ khỏe dần dần”
=> Không quản ngại, làm đủ mọi việc để mẹ vui 
- Nêu nội dung- 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp bài thơ, chú ý hướng dẫn các em đọc đúng giọng.
HS: 3 em đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- GV đọc diễn cảm mẫu khổ thơ (khổ 4 + 5)
- GV cho HS đọc nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
HS: Đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Đọc nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi học thuộc lòng bài thơ.
- GV uốn nắn, sửa sai.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nêu nội dung bài thơ.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________
Lịch Sử
Môn lịch sử và địa lý
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	- Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta.
	- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc
	- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
II. Thiết bị dạy - học:
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Hình ảnh sinh hoạt của 1 số dân tộc .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Bài cũ :
3. Bài mới : * GT bài , ghi bài 
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng.
HS: Cả lớp nghe và quan sát.
* HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.
HS: Quan sát bản đồ và chỉ tỉnh, thành phố mà em đang sống.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc nào đó ở một vùng.
HS: Các nhóm quan sát tranh, sau đó mô tả bức tranh hoặc ảnh đó trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận:
Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng, song đều có cùng 1 Tổ quốc, 1 lịch sử Việt Nam.
c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. 
- Em nào có thể kể được 1 sự kiện chứng minh điều đó?
- HS: Phát biểu ý kiến.
VD: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- GV kết luận.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật 
Tiết 1 : Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu
- Học sinh biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lá cây và tím.
- HS nhận biết được cách pha màu theo hướng dẫn, biết các màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh. 
- HS yêu thích màu sắc, yêu thiên nhiên. 
II. Thiết bị dạy học:
* Giáo viên: 	Màu vẽ, bút bảng pha màu. Hình minh hoạ
	Phương pháp: Trực quan, quan sát + 1 số phương pháp khác.
* Học sinh:	VTV, đồ dùng, màu vẽ
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số lớp 	- HS báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách, vở, đồ dùng của học sinh. 	- HS chuẩn bị SGK, đồ dùng vẽ
- N

File đính kèm:

  • docTuan 1-.doc
Giáo án liên quan