Giáo án lớp 4 tuần 1

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

-Đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật (Dế Mèn, Nhà Trò )

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.

-Phát hiện được lời nói cử chỉ cho tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 Điều chỉnh nội dung dạy học: Giảm ý 2 câu 4 (vì sao em thích?)

 Tích hợp KNS: -Thể hiện sự thông cảm. -Xác định giá trị. -Tự nhận thức về bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa trong SGK: tranh, ảnh Dế Mèn, Nhà Trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” .

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giải nghĩa từ : truyện Kiều
… truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thúy Kiều.
- GV hướng dẫn HS đọc. GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS chú ý lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 : GV cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm và xung phong trả lời câu hỏi.
- Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
.......................
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
… những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm : lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
* Đoạn 2 : GV cho HS đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thành tiếng và trả lời
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
… cô bác xóm làng đến thăm người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ đã mang thuốc vào.
* Đoạn 3 : GV cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm và trả lời
- Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất thương mẹ và vui khi thấy mẹ đi lại được ?
… Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
* Đoạn 4 : GV cho HS đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- HS đọc lướt và trả lời
- Câu thơ nào cho ta thấy người mẹ khổ (trong niềm vui) vì con mình ?
... Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc 
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
ö Tích hợp KNS:
+Chúng ta phải biết thông cảm và chăm sóc cho những người thân trong gia đình, phải có nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong nhà để có thái độ phục vụ chop mình và mọi thành viên trong nhà.
+ Bạn nhỏ xót thương mẹ : 
Nắng mưa ……………. chưa tan
Cả đời ………………... tập đi
Vì con ………………... nếp nhăn
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe :
Con mong mẹ khỏe dần dần …
+ Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui :
Mẹ vui ……………….. múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình :
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con
- Nêu nội dung bài thơ ?
Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : 
- GV hướng dẫn, đọc mẫu để HS thể hiện diễn biến tâm trạng của bạn nhỏ khi mẹ ốm.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ
- GV treo băng giấy khổ thơ 4,5 hướng dẫn HS đọc
- HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe
- HS thi đọc thuộc lòng 3 em
- Lớp nhận xét.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- GV nhận xét chung về tiết học
- Dặn HS về học thuộc lòng bài thơ
Bài sau : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
*******c&d*******
TOÁN
«n tËp c¸c sè ®Õn 100 000 (TT)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS ôn tập về :
- Luyện nhẩm thực hiện được các phép tính cộng, trừ có đến 5 chữ số. Nhân chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Ttính được giá trị của biểu thức.
S Bài tập cần làm: 1, 2b, 3ab
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 2 bảng phụ ghi đề bài 1 và 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH: Hát
b. BÀI CŨ : Thông qua kiểm tra ở từng phần BT + Sửa BT 2b/4SGK
C. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS đọc lại đề
2) Bài mới :
* Bài 1 : HS tính nhẩm – GV gọi HS đọc kết quả.
- HS nhận xét
- GV chữa bài.
* Bài 2 : Bảng con
- HS làm bảng con
- Sau mỗi bài cho HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : 
- Gọi HS lần lượt đọc từng đề bài.
Đề a : GV hỏi
+ Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ ta thực hiện ntn ?
… từ trái sang phải
HS thực hiện biểu thức a.
+ Biểu thức b, 
- Nhận xét, chữa bài
Nhân chia trước, cộng trừ sau
- HS thực hiện. Nhận xét, chữa bài
D. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Biểu thức có chứa 1 chữ.
*******c&d*******
TẬP LÀM VĂN
ThÕ nµo lµ v¨n kÓ chuyÖn?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
2. Bước đầu biết kể lại một câu chuyện có đầu có cuối liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung bài tập 1 (phần nhận xét).
- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện “Sự tích hồ Ba Bể”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ : GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn để củng cố nề nếp học tập cho HS.
C. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : Lên lớp 4, các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lý thú. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện.
- HS nghe
2. Phần nhận xét : 
* Bài tập 1 : 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1
- 1 HS khá kể vắn tắt nội dung câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.
- GV phát các tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- HS thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, nhắc lại.
- GV ghi bảng :
a) Câu chuyện có những nhân vật :
- Bà cụ ăn xin
- Mẹ con bà nông dân
- Những người dự lễ hội
b) Các sự việc xảy ra và kết quả :
- Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho.
- Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin vào ngủ trong nhà.
- Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn.
- Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi.
- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người.
c) Ý nghĩa của câu chuyện :
… ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sang giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, khẳng định có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
* Bài tập 2 : 
- Gọi 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài Hồ Ba Bể.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- Hỏi: Bài văn có nhân vật không ?
… không.
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
… không; chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như : vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình …
+ Em có nhận xét gì về bài “Hồ Ba Bể” với bài “Sự tích hồ Ba Bể”?
… bài “Hồ Ba Bể” không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu “Hồ Ba Bể” (dùng trong ngành du lịch hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh).
- GV chốt ý.
- Hỏi: Theo em thế nào là văn kể chuyện ?
… kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- GV: Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
3. Phần ghi nhớ :
- 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/11
- Cả lớp đọc thầm để thuộc.
- Gọi 2 em đọc thuộc ghi nhớ tại lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV : Để khắc sâu phần ghi nhớ à phần luyện tập.
4. Phần luyện tập :
* Bài tập 1 : 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- Hỏi: Nhân vật trong câu chuyện em sẽ kể là ai ?
… là em và người phụ nữ có con nhỏ.
* GV lưu ý :
- Trước khi kể, cần xác định nhân vật của câu chuyện.
- Truyện cần nói được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ.
- Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng em hoặc tôi) vì mỗi em vựa trực tiếp tham gia vào câu chuyện vừa kể lại chuyện.
- Từng cặp tập kể.
- Gọi 1 số em thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
* Bài tập 2 : 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
… đó là em và người phụ nữ có con nhỏ.
… biết quan tâm giúp đỡ đến người khác.
* Giáo dục : Biết quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
D. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- HS nhắc lại những điều vừa học.
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Nhân vật trong truyện.
*******c&d*******
Thứ năm 21/08/2014
LỊCH SỬ
 M«n lÞch sö vµ ®Þa lÝ
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Thiện nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn
- Góp phần giáo dục HS yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam
- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc của ở số vùng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ. kiểm tra sách vở
C. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : 
+ Bước 1 : GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam lên bảng.
- HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV giới thiệu vị trí đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
Nước Việt Nam bao gồm phần đất liền các hải đảo, vùng biển và vùng trời. GV vừa nói vừa chỉ vào bảng đồ. Phần đất liền có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam là vùng biển rộng lớn. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông. Trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo
- HS nghe và theo dõi GV chỉ trên bản đồ.
- Vài em lên bảng trình bày lại ý GV vừa cung cấp.
+ Bước 2 : 
- GV treo tiếp bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS xác định vị trí thành phố Đà Nẵng.
- Vài em tiếp tục nhắc lại.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 2 : HS thảo luận nhóm 4.
- Phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc của một vùng nào đó.
- Hỏi: Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em đang chung sống ?
… có 54 dân tộc anh em đang chung sống. Có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc các đảo, quần đảo trên biển.
* GV nhận xét, bổ sung :
Thiên nhiên ở mỗi nơi trên đất nước ta đều có những nét riêng. Con người sống ở đó cũng có những đặc điểm riêng trong đời sống, sản xuất, trong cách ăn mặc, phong tục tập quán. Tuy nhiên họ đều có chung một Tổ quốc Việt Nam, chung một lịch sử, một truyền thống Việt Nam.
- HS lắng nghe.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 3 :
+ Bước 1 :
- Hỏi : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó ?
- HS trả lời.
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Nếu HS không biết GV có thể cung cấp.
* GV chốt ý : Để có Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp như hôm nay, ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 

File đính kèm:

  • doctuan 1 lop 5.doc
Giáo án liên quan