Giáo án lớp 4, năm học 2014 – 2015

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

- Các tranh, ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4, năm học 2014 – 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* HS đọc thầm đoạn 2, …
+ Hành động: lục hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông. Nắm chặt tay ông lão. 
+ Lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 
- Cậu bé xót thương cho ông lão, muốn giúp đỡ ông. 
- Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi. 
+ Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự cảm thông và thái độ tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái năm tay rất chặt
+ Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu. 
- Cậu bé nhận được sự đồng cảm của ông lão ông hiểu tấm lòng của cậu bé. 
+ HS nối tiếp đọc 
- HS lắng nghe. 
+ Từng cặp HS luyện đọc theo vai: cậu bé, ông lão ăn xin. 
+ Thi đọc diễn cảm theo vai. 
- Bình chọn người đọc hay. 
+ Con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo. 
Ýnghĩa: Bài văn ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin. 
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN 
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu:
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ). 
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp (BT mục III). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét. 
- Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột: lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp+ bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
+ Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Nhận xét cho điểm từng HS. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 1’
Trong văn kể chuyện, nhiều khi 
cần miêu tả ngoại hình nhân vật, kể hành động của nhân vật, đặc biệt còn phải kể lại lời nói & ý nghĩ của nhân vật. Lời nói & ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong một bài văn kể chuyện, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. 
 GV ghi đề
 2. Tìm hiểu bài:
 HĐ1: Cả lớp: 15’
 Bài 1: Tìm những câu văn ghi lại… 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, khen những HS tìm đúng các câu văn. 
 Bài 2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
+ Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
Bài 3:Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau?
+ Nhận xét, kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn. 
 Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp – tức là dùng nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu). 
 Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão, tức là bằng lời kể của mình. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão. 
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì? 
+ Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
 c) Ghi nhớ: GV gọi HS đọc bài. 
HĐ2: Luyện tập- Củng cố: 17’
 Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn:
+ Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngangnhưng trước nó có thể có hoặc có thể thêm các từ “rằng, là” và dấu hai chấm. VD: Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. 
- Nhận xét, khen những HS làm đúng. 
 Bài 2: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong …
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì? 
- Chốt lại lời giải đúng. 
- Nhận xét, khen những nhóm HS làm đúng. 
Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn…
 Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì? 
- Nhận xét, sửa sai. 
C. Củng cố, dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3
- Dặn HS về nhà làm lại bài và chuẩn bị bài.
“Viết thư”. Nhận xét tiết học. 
+ Cần chú ý đến ngoại hình, vóc dáng, đầu tóc, …
+ HS đọc bài học. 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. 
+ HS đọc lại toàn bài “ Người ăn xin”. 
- HS ghi nhanh vào vở nháp lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện. 
+ Những câu ghi lại lời nói của cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 
+ Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:
Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão 
+ Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão. 
+ Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu. 
+ 2 HS đọc tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Đọc thầm, thảo luận cặp đôi. 
+ HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng. 
Cách a) Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé. 
Cách b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình. 
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật. 
+ Có 2 cách: lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp. 
- 1 HS đánh dấu trên bảng lớp. 
+ Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé thou nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi. 
+ Lời dẫn trực tiếp: 
- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. 
- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. 
- HS đọc thành tiếng nội dung. 
- Thảo luận, viết bài. 
+ Phải thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hay dấu ngoặc kép. 
* Lời dẫn trực tiếp
 Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo, bèn hỏi bà hàng nước:
- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này. 
 Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu này do chính bà têm đấy ạ ! 
 Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật: 
- Thưa, đó là trầu do con gái già têm. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- Ta đổi từ xưng hô, bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng, gộp lại lời kể với lời nhân vật. 
Lời giải: Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không. Hòe đáp rằng Hòe thích lắm. 
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu. 
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
* Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số, bài 2 (a, b), bài 3 (a), bài 4
II. Đò dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3. 
- Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4. 
- Lược đồ Việt Nam trong bài tập 5, phóng to nếu có điều kiện. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS đọc hoặc viết các số theo yêu cầu của GV. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 1’
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với tỉ. 
 2. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ: Cả lớp:15’
 Bài 1: 
- GV viết các số trong bài tập lên bảng, yêu cầu HS vừa đọc, vừa nêu giá trị của chữ số 3. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2: Viết số biết số đó gồm:
- GV yêu cầu HS tự viết số. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
HĐ2: Nhóm. 5’
 Bài 3: Số liệu điều tra.. 
- Yêu cầu HS làm nhóm. 
- Nhận xét khen. 
HĐ3: Cá nhân:12’
 Bài 4 (giới thiệu lớp tỉ)
- GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?
- GV thống nhất cách viết đúng là 1 000 000 000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ. 
- GV: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
GV treo bảng bài tập và gọi HS lên bảng làm theo yêu cầu bài tập. 
+ Nhận xét ghi điểm. 
C. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV ghi 4 số có sáu, bảy, tám, chín chữ số vào thăm
- Đại diện nhóm lên ghi số, đọc số & nêu các chữ số ở hàng nào, lớp nào?
- Làm bài 3, 5 trang 18 trong SGK
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà hcọ bài và chuẩn bị bài: Dãy số tự nhiên. 
- Nhận xét tiết học. 
+ Viết và đọc các số sau:8 976 543, 654 097 132, 
165 981 943, 34 769 084. 
HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe. 
+ HS đọc yêu cầu của bài tập. 
a. 35 627 449: Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi nghìn bốn trăm bốn mươi chín; chũ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu. 
b. 123 456 789: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám chín; chữ số 3 thuộc hàng triệu lớp triệu. 
c. 82 175 263: Tám muơi hai triệu một trăm bảy mươi lăm nghìn hai trăm sáu mươi ba; chữ số 3 thuộc hàng đơn vị lớp đơn vị. 
d. 850 003 002: Tám trăm năm mươi triệu không trăm linh ba nghìn không trăm linh hai, chữ số 3 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. 
+ HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
+ 5 760 342; 5 706 342; 
+ Thảo luận theo nhóm. 
+ Báo cáo kết quả
a) Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ; Nước có dân ít nhất là Lào. 
- 3 đến 4 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. 
- HS đọc số: 1 tỉ. 
+ Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1. 
Viết
Đọc
1 000 000 000
Một nghìn triệu hay một tỉ
5 000 000 000
Năm nghìn triệu hay năm tỉ
315 000 000 000
Ba trăm mười lăm nghìn triệu hay ba trăm năm mươi lăm tỉ
3 000 000 000
Ba nghìn triệu hay ba tỉ
Tiết 5: KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VA CHẤT XƠ
I. Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau, ... ), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, …) và chất xơ (các loại rau). 
- Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- Có thể mang một số thức ăn thật như: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải. 
- 4 tờ giấy khổ A0. 
- Phiếu học tập theo nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiể

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 3 nam 20142015.doc
Giáo án liên quan