Giáo án lớp 4 kỳ II - Tuần 34

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.

- Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 kỳ II - Tuần 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
ăn “mầm đá”
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh.
- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh vừa biết làm cho chúa ăn ngon, vừa khéo răn chúa.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- HS: Nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 – 3 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy đá là món lạ thì muốn ăn.
? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào
- Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”… đói mèm.
? Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao
- Chúa không được ăn mầm đá vì thực ra không hề có món đó.
? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng
- Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon
? Em có nhận xét gì về Trạng Quỳnh
- Rất thông minh, hóm hỉnh…
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS: 3 em đọc theo phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai.
- Thi đọc diễn cảm theo vai.
- Cả lớp nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đọc lại bài.
Toán
ôn tập về hình học (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học để giải các bài tập có yêu cầu tổng hợp.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
+ Bài 1
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình vẽ SGK để nhận biết:
DE // AB và CD BC.
- GV gọi HS nhận xét sau đó kết luận.
+ Bài 2
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Một HS lên bảng làm.
5 cm
4 cm
+ Bài 3
HS: Vẽ hình chữ nhật theo kích thước sau đó tính chu vi và diện tích.
- Một em lên bảng vẽ hình và làm.
- GV chấm bài cho HS.
Chu vi hình chữ nhật là:
 (5 + 4) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
 54 = 20 (cm2)
 Đáp số: 18 cm; 
 20 cm2
+ Bài 4
HS: Đọc bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa lỗi.
- Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp
	- GV viết lên bảng đề kiểm tra.
	- Nhận xét về kết quả bài làm:
	+ Ưu điểm chính: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý diễn đạt.
	+ Những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể (Yếu, TB, Khá, Giỏi)
- Trả bài cho từng HS.	
2. Hướng dẫn HS chữa bài
	a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi
	b. Hướng dẫn chữa lỗi chung
	- GV chép các lỗi định chữa lên bảng.
	- 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
	- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
	- GV chữa lại bằng phấn màu, HS chép bài vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
	- GV đọc 1 số đoạn văn hay.
	- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
	- HS chọn 1 đoạn trong bài của mình viết theo cách hay hơn.
4. Củng cố – dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao.
	- Về nhà viết lại bài cho hay hơn.
Kỹ thuật
ôn tập và lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho HS chọn 1 mô hình lắp ghép.
HS: Quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
HS: Tự lắp ghép theo tổ, nhóm.
- GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập lắp ghép cho thuộc. 
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Toán
ôn tập về số trung bình cộng
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn kỹ năng về giải toán tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra	 bài cũ
- Gọi HS lên chữa bài tập.
B. bài mới
2.1. Giới thiệu
2.2. Hướng dẫn luyện tập
+ Bài 1
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2, 3, 4: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm cách giải.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những em làm đúng.
Bài 4: 	Giải:
Lần đầu 3 ô tô chở được là:
16 x 3 = 48 (máy)
Lần sau 5 ô tô chở được là:
24 x 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là:
3 + 5 = 8 (ô tô)
Trung bình mỗi ô tô chở được là:
(48 + 120) : 8 = 21 (máy)
Đáp số: 21 máy.
- GV thu vở chấm bài.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà làm vở bài tập.
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ, tranh ảnh 1 vài con vật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.2. Phần nhận xét
* Bài 1, 2 
HS: 2 HS nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải 
3. Phần ghi nhớ
HS: 2 – 3 em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
* Bài 1
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh minh họa các con vật trong SGK.
- Viết đoạn văn tả con vật và nói rõ trong đó câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV và cả lớp nhận xét.
VD: Về 1 số câu có trạng ngữ chỉ phương tiện:
1) Bằng đôi cánh to mở rộng, gà mái che chở cho đàn con.
2) Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là ăn hết cả máng.
3) Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
5. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài.
địa lý
ôn tập
I. Mục tiêu
- HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, …
- So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người…
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố lớn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
B. bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hoạt động: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp
* Bước 1
HS: Làm câu hỏi 3, 4 SGK.
* Bước 2 
HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án.
Đáp án câu 4: 
	4.1) ý d
	4.2) ý b.
	4.3) ý b.
	4.4) ý b.
3. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp
* Bước 1 
HS: Làm câu hỏi 5 trong SGK.
* Bước 2
HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án.
Đáp án câu 5:
Ghép 1 với b; Ghép 2 với c; Ghép 3 với a; Ghép 4 với d; Ghép 5 với e; Ghép 6 với đ.
- GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS: 3 – 4 em đọc lại.
 3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Khoa học
ôn tập: thực vật và động vật (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết:
+ Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của nhóm sinh vật.
+ Phân tích được vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS trả lời câu hỏi giờ trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát cá hình trang 136, 137 SGK.
? Kể tên những gì được vẽ trong bản đồ
? Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người
* Bước 2 
HS: Một số HS lên trả lời.
- GV nhận xét và gợi ý về sơ đồ.
	Các loài tảo đ Cá đ Người ; 
	Cỏ đ Bò đ Người.
- GV hỏi cả lớp:
? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì
? Chuỗi thức ăn là gì
? Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất
- GV kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong thiên nhiên.
 3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng nói
- HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính để kể.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe
- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ
- Một HS kể lại một câu chuyện về người có tinh thần lạc quan…
 B. bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề

HS: 1 em đọc đề bài.
- 3 HS nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV nhắc nhở HS:
+ Nhân vật trong câu chuyện là người vu

File đính kèm:

  • docGiao an 4 (tuan 34).doc
Giáo án liên quan