Giáo án lớp 3 - Tuần 6 Trường TH Nguyễn Viết Xuân Ea Soup

I.Mục tiêu:

- Củng cố dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải bài toán.

II. Chuẩn bị:

- SGK, bảng con.

- Các hình của bài 4 phóng to.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 6 Trường TH Nguyễn Viết Xuân Ea Soup, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc.
 - Cả lớp và GV nhận xét. 
4. Củng cố:
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng từ so sánh.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Khuyến khích HS học thuộc cả bài. 
- Chuẩn bị bài: Trận bóng dưới lòng đường. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu GV.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- HS theo dõi lắng nghe GV đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn.
- Mỗi HS đọc từng câu, tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS đọc từng đoạn trong bài. 
- Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn văn. 
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc nhóm đôi.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
- Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường. 
- Giống như mấy cánh hoa tươi cười giữa bầu trời quang đãng.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
- Vì tác giả là cậu bé ngày xưa lần đầu trở thành học trò được mẹ đưa đến trường. Cậu rất bỡ ngỡ, nên thấy những cảnh quen thuộc hằng ngày cũng thay đổi.
- HS đọc thầm đoạn 3. 
- Mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân; chỉ dám đi từng bước nhẹ; như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. 
- 3-4 HS đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng một đoạn văn. 
- HS thi đọc thuộc lòng 1 đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
Tiết 3: Luyện từ và câu: 
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Kẽ lên bảng lớp ô chữ ở bài tập 1.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2 (Theo hàng ngang).
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS làm miệng các bài tập 1 và 3.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ các em đã được làm quen từ lớp 2. Và làm 1 bài tập ôn luyện về dấu phẩy.
Hoạt động: - Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Giải ô chữ.
- GV ghi bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập. 
 Bước1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì.
 Bước2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi một chữ cái (xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có ý nghĩa đúng như lời gợi ý vưa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là em đã tìm đúng. 
 Bước3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào. Bài tập đã gợi ý từ đó có nghĩa là: Buổi lễ mở đầu năm học mới. 
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS (mỗi nhóm 10 HS) thi tiếp sức (mỗi HS điền thật nhanh 1 từ vào ô trống). 
- Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm đọc kết quả của nhóm, mình, đọc từ mới xuất hiện ở cột tô màu. 
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc. 
Bài 2: - Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- GV mời 3 HS lên bảng đã viết 3 câu văn, điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp. 
- Cả lớp và GV nhận xét - Chốt lại lời giải đúng. 
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà tìm giải các ô chữ trên các tờ báo hoặc tạp chí dành cho thiếu nhi. Và chuẩn bị bài mới. 
- Làm bài tập 1 và 3 tiết trước.
- Nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1:
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (LÊN LỚP).
- HS trao đổi theo nhóm.
- Lời giải ô chữ:
1. LÊN LỚP
2. DIỄU HÀNH
3. SÁCH GIÁO KHOA
4. THỜI KHÓA BIỂU
5. CHA MẸ
6. RA CHƠI
7. HỌC GIỎI
8. LƯỜI HỌC
9. GIẢNG BÀI
10. THÔNG MINH
11. CÔ GIÁO
* Từ mới xuất hiện ở cột dọc là:
 "LỄ KHAI GIẢNG"
- HS làm bài vào vở. 
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn, làm bài vào vở.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng:
Câu a: - Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
Câu b: - Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
Câu c: - Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
- 2 HS nhắc lại những nội dung vừa học.
- Lắng nghe. 
- Về nhà tìm giải các ô chữ trên các tờ báo hoặc tạp chí dành cho thiếu nhi và chuẩn bị bài mới. 
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán. 
 (Bài tập 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện 2 phép tính sau: Đặt tính rồi tính: 68 : 2 ; 39 : 3 
- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới: - GV giới thiệu bài: 
Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi rồi làm bài vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4. Củng cố: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà học và làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài mới.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau và tự sửa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- 3 HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- 1 HS đọc bài toán trong SGK.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội:
 VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được một số bệnh thường gặp ở cơ qun bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng học tập:
- Các hình liên quan đến bài học (trang 24, 25 SGK).
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: - Kiểm tra bài: Chỉ và nêu tên các bộ phận của Cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài:
HĐ1: - Thảo luận cả lớp 
Bước1: - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: - Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước2: - Yêu cầu các cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
- Theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng nhất.
HĐ2: - Quan sát -Thảo luận 
Bước1: - Làm việc theo cặp: 
- Yêu cầu từng cặp quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Cho biết các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước2: - Làm việc cả lớp: 
- Gọi một số cặp trình bày kết quả.
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi gợi ý:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh các bộ phận bên ngồi của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày cần phải uống đủ nước?
* GV rút kết luận như SGV.
- Liên hệ thực tế.
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học và ôn lại bài. 
- 1HS chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.
- 1HS nêu chức năng của thận, ống dẫn nước tiểu, bọng đái và ống đái.
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Lớp trao đổi suy nghĩ trả lời.
+ Để cơ quan bài tiết nước tiểu không bị nhiễm trùng.
- 1 số cặp lần lượt lên báo cáo.
- Lớp theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng.
- Lớp tiến hành làm việc theo cặp thảo luận dựa vào các hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trả lời câu hỏi theo y/c của GV. 
- Lần lượt từng cặp lên báo cáo kết quả thảo luận. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Cần phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo...
+ Để bù cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày để tránh bị sỏi thận.
- HS tự liên hệ với bản thân.
- HS nhắc lại.
- Hai HS nêu nội dung bài học.
- HS về nhà học và ôn lại bài. 
Thứ năm ngày 25 tháng 09 năm 2014
Tiết 1: Chính tả (nghe - viết) 
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác và trình bày đúng quy định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần khó: eo / oeo (BT1).
- Làm đúng bài tập 3b. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết bài tập 2, bài tập 3b. 
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: khoeo chân, lẻo khoẻo, khoẻ khoắn. 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài.
HĐ 1: - Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả.
Luyện viết từ khó: 
- GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số từ khó.
- GV hướng dẫn HS luyện viết một số từ khó.
HS viết vào vở: 
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc lại cả câu cho HS dò và sửa bài.
- Trong khi HS viết GV theo dõi và nhắc nhở HS tư thế ngồi và rèn chữ. 
- GV chấm bài và nhận xét.
HĐ 2: - Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- GV mời 2 HS lên bảng điền vần: eo / oeo, sau đó đọc kết quả. 
- GV và HS nhận xét về chính tả phát âm.
- GV cùng HS nhận xét và chốt ý đúng.
Bài 3b: - Lựa chọn 
- GV cho HS làm bài tập 3b. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Lớp cùng GV nhận xét chốt ý đúng. 
4. Củng cố: 
- HS chú ý khắc phục lỗi chính tả còn mắc phải khi viết bài chính tả. 
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò:
- Về nhà viết lại những chữ còn sai để rèn lại cho đúng.
- Về nhà chuẩn bị bài: Trận bóng dưới lòng đường.
- 2 HS lên bảng viết các từ: khoeo chân, lẻo khoẻo, khoẻ khoắn. 
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại đoạn viết chính tả.
- HS nhận xét các từ khó. 
- HS viết bảng co

File đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 6.doc
Giáo án liên quan