Giáo án lớp 3 - Tuần 4, thứ tư

I/ Mục tiêu:

N3: - Biiết ngắt đúng các kiểu câu; bước đầu biết được phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

N4: -Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.

-Biết chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ tấn và ki-lô-gam.

-Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.

II/ Chuẩn bị:

N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.

N4: - SGK, dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 4, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC: 	 ÔNG NGOẠI
TOÁN 4: YÊN – TẠ - TẤN.
I/ Mục tiêu:
N3: - Biiết ngắt đúng các kiểu câu; bước đầu biết được phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
N4: -Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.
-Biết chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ tấn và ki-lô-gam.
-Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N4: - SGK, dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC: - Gọi 2 HS lên đọc lại bài Người mẹ.
 - Nhận xét ghi điểm, tuyên dương các em.
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài tập.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi SGK.
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
+Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em luyện đọc bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em .
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Người lính dũng cảm
HĐ1: KT bài 9tr22(SGK)
HĐ2:Bài mới
HS: Nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học(ki-lô-gam, gam)
GV: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng: yến
GV: Đểđo khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị yến.
H’: 1yền bằng mấy ki-lô-gam?
HS: Phát biểu.
KL: 1yến=10kg
H’:Mua 2 yền gạo tức là mua bao nhiêu yến gạo?
GV: để đo k.lượng nặng hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị: tạ, tấn.
HS: Tìm hiểu mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.
HS: Phát biểu
KL: 1yến=10kg; 1tấn=10tạ
 1tạ=10yến ; 1tấn=100kg
 1tạ =100kg
2hs nhắc lại.
HĐ3: Luyện tập
BT1: GV đính bT1 lên bảng,yc hs điền vào chỗ chấm.
BT2: 3 em làm trên bảng(mỗi) em là 1 câu.
Cả lớp và GV nhận xét và nêu kết quả đúng.
BT3: Thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
HS: 2 em làm trên bảng.
Cả lớp và GV nhận xét.
BT4: Y/c hs đọcvà tìm hiểu đề toán.
HS: 1 em làm trên PBT, các em còn lại làm vào vở.
Thu vở chấm bài, nhận xét chữa bài.
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
TOÁN 3: BẢNG NHÂN 6
CHÍNH TẢ 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (NHỚ-VIẾT)
I/ Mục tiêu:
N3:- Bước đầu thuộc bảng nhân 6 
 - vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
 - Làm được các bài tập 1,2,3.
N4:
-Nhớ viết đúng 10 thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
-Làm đúng bài tập
 II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N4:- Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng nhân 2,3,4,5.
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em biết cách lập bảng nhân 6 qua phép cộng.
 + 6 + 6 + 6 + 6 = 24
 + 6 x 4 = 24
 - HD tương tự cho các em lập bảng nhân 6 
HS:- Lập bảng nhân 6
 6 x 1 = 6 6 x 6 = 36
 6 x 2 = 12 6 x 7 = 42
 6 x 3 = 18 6 x 8 = 48
 6 x 4 = 24 6 x 9 = 54
 6 x 5 = 30 6 x 10 = 60 
 - Lớp nhân xét và tập đọc bảng nhân 6
GV:- Gọi HS đọc bảng nhân 6 nhận xét và cho các em luyện đọc thuộc bảng nhân 6. HD bài tập 1,2,3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Luyện đọc và làm bài tập theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6.
 - Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
KTBC:
GV: Kiểm tra hai nhóm hs thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằngtr/ch, tên các đồ vật trong nhà có thanh hỏi, ngã.
2. Bài mới: Nêu MĐ, YC của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn hs nhớ viết.
HS: 2 em đọc lại 14 dòng đầu cần viết.
Cả lớp theo dõi, ghi nhớ bổ sung, sửa chữa.
GV: Nhắc hs chú ý những chỗ dễ viết sai .
HS: viết bài.
GV: Đính bài viết lên bảng, hs tự chữa lỗi..
GV: Thu vở chấm bài, nhận xét chung.
HĐ2: hướng dẫn hs làm BT.
BT2: HS đọc yc BT2, cả lớp theo dõi SGK.
HS: Điền vào chỗ trống hợp nghĩa của câu, viết đúng chính tả. HS:Tiếp nối nhau lên bảng thi làm bài đúng nhanh.
Cả lớp và GV nhận xét.
cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố :
GV: Nhận xét tiết học, dặn CB tiết sau.
TOÁN * : LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 6
TẬP LÀM VĂN 4: CỐT TRUYỆN
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em đọc thuộc bảng nhân 6 và giải toán có liên quan về bảng nhân.
N4:
-Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
-Bước đầu biết sắp xếp lại các sự việc chính cho trước thành một cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N4:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Luyện đọc lại bảng nhân 6.
GV:- Ra bài tập tương tự như bài tập ở tiết 1 để giúp các em nhớ bảng nhân hiểu cách áp dụng bảng nhân vào làm bài.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chũa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và học thuộc bảng nhân 6, chuẩn bị bài mới: luyện tập.
1. KT: Một bức thư gồm có những phần nào?
2.Bài mới:
HĐ1: Nhận xét
HS: đọc BT1, 2(SGK)
GV: Phát phiếu học tập.
Y/c hs đọc truyện, tìm những sự việc chính trong truyện.
HS: Trao đổi thảo luậnnhóm
HS: Lần lượt trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét.
KL: 5 sự việc( đính lên bảng)
-Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc.
-Nhà Trò kể tình cảnh khốn khó bị Nhện ăn hiếp.
-Dế Mèn cùng Nhà Trò đến chỗ của bọn Nhện.
-Gặp bọn Nhện Dế Mèn lên án sự nhẫn tâm của chúng.
-Bọn Nhện sợ hải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
H’: Chuổi sự việc trên gọi là gì?
HS: Phát biểu
KL: Cốt truyện là chuỗi sự việc làm nằm cốt cho diễn biến của truyện.
HS: Nhắc lại 
HĐ2: Luyện tập
BT1: Sắp xếp lại các sự việc cho thành cốt truyện.
HS: Đọc yc của bài tập
GV: Phát 6 băng giấy (ghi sẵn ND từng sự việc) cho 1em lên bảng sắp xếp lại.
HS: Trao đổi theo cặp.
Cả lớp và GV nhận xét.
KQ: b-d-a-c-e-g
BT2: Y/c hs dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếpở BT1 kể lại câu chuyện.
HS: kể chuỵện
Cả lớp và gV nhận xét
Nhận xét tiết học, dặn dò CB tiết sau.
TNXH 3: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
ĐỊA LÝ 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
I/Mục tiêu:
N3:- Biết tim luôn đấp để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
N4:
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biẻu về HĐSX của người dân ở Hoàng Liên sơn.
-Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
-Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình SX phân lân.
-Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với HĐSX của con người.
II/ Đ D D H:
N3: - Tranh vẽ về hệ tuần hoàn, sách giáo khoa.
N4: - SGK, tranh minh hoạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Chuẩn bị bài mới
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý. 
+ Hãy chỉ động mạch, tĩnh mạch và mô mạch trên sơ đồ?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ?
 - Gọi HS trả lời, nhận xét và giảng bài. Nêu cầu hỏi tiếp.
HS:- Trả lời câu hỏi gợi ý :
+ Bạn nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+ Đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc của bạn mình, bạn cảm thấy gì?
GV: - Nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được tim luôn đấp để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
 - Rút ra phân ghi nhớ cho các em đọc lại.
3/ Củng cố 
HS: - Đọc phần ghi nhớ (SGK)
4/ Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài: vệ sinh cơ quan tuần hoàn
1.KT:
H’: Kể tên các dân tộc ít người và lễ hội ở Hoàng Liên sơn.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: Tìm hiểu việc trồng trọt trên đất dốc.
HS: Dựa vàomụcI, để TLCH
H’: Người dân ở Hoàng Liên sơn trồng những cây gì? ở đâu?
HS: Phát biểu
KL: trồng lúa, ngô, chè ngoài ra họ còn trồng cây ăn quả.trên nương, rẫy, ruộng bậc thang.
HS: Quan sát H1 và TLCH
H’: Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
HS: Phát biểu.
KL: Ở sườn núi, ruộng bậc thang giúp giữ nước, chống xói mòn.
HĐ2: Tìm hiểu nghề thủ công truyền thống.
HS: dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức, Trao đổi theo cặp để TLCH
H’: Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên sơn.
HS: Trình bày
KL: Mặt hàng thảo cẩm, chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sở.
HĐ3: Tìm hiểu về việc khai thác khoáng sản
HS: Q/s H3 và đọc Mục 3 (SGK), trao đổi theo nhóm để TLCH
-Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
-Mô tả quy trình SX phân lân.
GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi trên
HS: Phát biểu.
GV sửa chữa và giúp hS hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố: Tổng kết bài.

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc
Giáo án liên quan