Giáo án lớp 3 - Tuần 33, thứ 5 năm 2012
I. Mục tiêu:
-Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong pv 100000
-Biết giải toán bằng 2 cách. (BTCL:1,2,3)
II/ Chuẩn bị :
- Bài 1 viết sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012 TOÁN ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 I. Mục tiêu: -Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong pv 100000 -Biết giải toán bằng 2 cách. (BTCL:1,2,3) II/ Chuẩn bị : - Bài 1 viết sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (5’) * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề (1’) H Đ1(26’):Hướng dẫn ôn tập * Bài 1 - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó học sinh tự làm bài. - Gọi học sinh chữa bài * Nhận xét bài làm của học sinh * Bài 2 - Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. * Nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm. * Bài 3 - Gọi 1 học sinh đọc đề - Cho học sinh tóm tắt bài toán - Gọi 2 học sinh đọc lại tóm tắt của bài toán - Có bao nhiêu bóng đèn ? - Chuyển đi mấy lần ? - Làm thế nào để biết được số bóng đèn còn lại trong kho ? * Chữa bài và cho điểm học sinh H Đ2 (2’): Củng cố - dặn dò * Bài sau: Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000 ( TT ) - Học sinh lên bảng làm bài - Làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm bài. - 8 học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính. - 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập - 4 học sinh nêu yêu cầu, mỗi phép tính 1 học sinh. - Tóm tắt vào vở bài tập, 1 học sinh lên bảng. Tóm tắt Có: 80.000 bóng đèn Lần 1 chuyển: 38.000 bóng đèn Lần 2 chuyển: 26.000 bóng đèn Còn lại:…bóng đèn? - Có 80.000 bóng đèn - Chuyển đi 2 lần * Cách 1: Ta tìm số b/đèn đã chuyển đi sau 2 lần bằng phép cộng, sau đó thực hiện phép trừ tổng số bóng đèn cho số bóng chuyển đi. * Cách 2: Ta t/hiện 2 phép trừ để tìm số bóng đèn còn lại sau mỗi lần chuyển. - 2 hs lên bảng làm bài, mỗi hs làm 1 cách khác nhau. Hs lớp làm 2 cách vào vở bài tập. ******************************* CHÍNH TẢ(nghe- viết): QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài c/tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập BT(2) a/b, hoặc BT3 a/b hoặc BTCT phương gữ do GV soạn. II/ Chuẩn bị : - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2b - Bài tập 3b phô tô ra giấy và bút dạ III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (5’) 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề (1’) H Đ1(12’):Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung bài viết - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần * Hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ? b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu học sinh tìm các khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh. d. Viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài H Đ2(14’): Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài 2: * Lưu ý: * Chú ý: Giáo viên lựa chọn phần b trong SGK a. Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh tự làm - Gọi học sinh chữa bài - Chốt lại lời giải đúng * Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Chia nhóm, phát phiếu và bút cho học sinh, yêu cầu học sinh tự làm - Gọi các nhóm đọc bài làm của mình. * Kết luận về lời giải đúng b. Tiến hành tương tự phần a H Đ3(2’): Củng cố - dặn dò CB: Nghe-viết :Thì thầm - Đoạn văn có 3 câu - Các chữ đầu câu: Khi, Trong, Dưới. - ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị - 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. - Học sinh tự viết - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - 2 học sinh lên bảng lớp, học sinh dưới lớp làm bằng bút chì vào vở nháp. - 2 học sinh chữa bài - Làm bài vào vở: nhà xanh - đỗ xanh ; là cái bánh chưng. * Lời giải trong - rộng – mông - đồng ; là thung lũng. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - Học sinh tự làm trong nhóm - Đọc bài làm trước lớp - Làm bài vào vở: sao – xôi – sen - Lời giải: cộng - họp - hộp **************************************** LUYỆN TỪ & CÂU NHÂN HÓA I. Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hóa được t/giả sử ụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1) - Viết được một đoạn văn ngắn có có sử dụng phép nhân hoá.(BT2) II/ Chuẩn bị : - Bảng phụ ( giấy khổ to ) kẻ sẵn bảng sau: Sự vật được nhân hoá Cách nhân hoá Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người. Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (5’) - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh làm các bài tập sau: 3/ Bài mới:G/thiệu bài và ghi đề (1’) H Đ1(26’): Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đồng thời viết câu trả lời của học sinh vào bảng tổng kết bài tập đã chuẩn bị. + Trong đoạn thơ ở phần a ) có những sự vật nào được nhân hoá ? + Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó ? + Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ? + Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b ) - Gọi học sinh trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng. - 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nghe giáo viên giới thiệu - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK - Trả lời các câu hỏi ra giấy nháp. - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Có 3 sự vật được nhân hoá. Đó là mần cây, hạt mưa, cây đào. - Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây, dùng các từ mải miêt, trốn tìm để tả hạt mưa, dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào. - Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của người. Các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người. Từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người. - Tác giả dùng hai cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhaâ hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau. - Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét Sự vật được nhân hoá Cách nhân hoá Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của con người Mầm cây tỉnh giấc Hạt mưa mải miết, trốn tìm Cây đào mắt lim dim, cười Cơn dông kéo đến Lá ( cây ) gạo anh em múa, reo, chào Cây gạo thảo, hiền, đứng hát. * Giáo viên hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào trong bài ? Vì sao ? - Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bảng đáp án trên vào vở. * Bài 2 - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì ? - Trong đoạn văn, ta phải chú ý điều gì? - Giáo viên ycầu hs suy nghĩ và làm bài. - Gọi 1số hs đọc bài làm của mình , chỉnh sửa lỗi cho hs và chấm điểm những bài tốt H Đ2(2’): Củng cố - dặn dò CB: TN về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy - 5 – 7 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em. - Hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu ) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. - Để tả bầu trời buổi sớm, hoặc tả một vườn cây - Phải sử dụng phép nhân hoá. - Học sinh tự làm bài - Một số học sinh đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét. TỰ NHIÊN & XÃ HỘI BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: - Biết bề mặt Trái đất chia thành 6 lục và 4 đại dương - Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ (HS K,G: Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt T/Đất) II. Chuẩn bị - Quả địa cầu ( cỡ to ) - Lược đồ các châu lục và các đại dương - Hai bộ thẻ chữ ghi tên 4 châu lục, 6 đại dương và tên một số nước. III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (5’) 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề(1’) - Yêu cầu học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: . * Hoạt động 1(14’) Tìm hiểu bề mặt của Trái đất. - Thảo luận nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì ? + Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ? + Theo em, các màu đó mang những ý nghĩa gì ? * Tổng hợp các ý kiến của học sinh * Kết luận: Trên bề mặt Trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương như thế trên bề mặt Trái đất. * Hoạt động 2(14’) Lược đồ các châu lục và các đại dương. - Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương trên Trái đất. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào ? * Kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái Đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái đất. - 2 học sinh lên bảng trình bày - Nghe giáo viên giới thiệu bài - Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm thảo luận nhanh trình bày ý kiến + Quả địa cầu có các màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,… + Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển. + Theo em, các màu đó mang ý nghĩa là: Màu xanh nước biển để chỉ biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia. - Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh tiếp nối nhau lên bảng chỉ và giới thiệu + 6 châu lục trên Trái đất là: Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. + 4 đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. - 3 đến 4 học sinh nhắc lại - Nước ta nằm ở Châu Á
File đính kèm:
- Thứ5.doc