Giáo án lớp 3 - Tuần 30, thứ 5 năm 2012

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:Biết trừ nhẩm các số tròn chục, tròn nghìn.Củng cố trừ các số có năm chữ số.Giải bài toán bằng phép trừ về số ngày trong tháng

 2.Kĩ năng: Vận dụng vào làm bài tập

 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Bảng phụ, phấn màu.

 - HS : Bảng con

III. Hoạt động dạy- học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 30, thứ 5 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Biết trừ nhẩm các số tròn chục, tròn nghìn.Củng cố trừ các số có năm chữ số.Giải bài toán bằng phép trừ về số ngày trong tháng
 2.Kĩ năng: Vận dụng vào làm bài tập
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ, phấn màu.	
 - HS : Bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS làm bài tập 2(trang 158)
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Tính nhẩm
- GV hướng dẫn cách nhẩm
 90000 - 50000 = ?
Nhẩm: 9 chục nghìn - 5 chục nghìn 
 = 4 chục nghìn
Vậy: 90000 - 50000 = 40000 
Bài 2:Đặt tính rồi tính
81981 - 45245
86296 - 74951
 65900 - 245
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
Tóm tắt
Có : 23560 lít mật ong
Bán : 21800 lít mật ong
 Còn lại : ... ít?
Bài 4: Hãy nêu tên 4 tháng mỗi tháng đều có 30 ngày
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
- 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách nhẩm
- Nêu miệng kết quả tính
- Nhận xét
 60000 - 30000 = 30000
100000 - 40000 = 60000
 80000 - 50000 = 30000
100000 - 70000 = 30000
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào bảng con
- 3 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
-
81981
 -
86296
 -
65900
45245
74951
 245
36736
11345
65655
- 1 em đọc bài toán
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở
- 1em lên bảng chữa bài 
- Nhận xét
Bài giải
Trại nuôi ong đó còn lại số lít mật ong là:
23560 - 21800 = 1760 (lít)
 Đáp số : 1760 lít mật ong
- Nêu yêu cầu bài tâp
- Nêu miệng các tháng có 30 ngày 
- Nhận xét
Đó là các tháng sau: 
( tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11)
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả
Một mái nhà chung
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Nhớ - viết lại đúng ba khổ thơ đầu của bài “ Một mái nhà chung”. Làm đúng các bài tập chính tả có vần dễ lẫn êt/êch
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày sạch sẽ
 3.Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Viết sẵn bài tập 2b lên bảng lớp.	
 - HS : Bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp 4 từ bắt đầu bằng ch/tr
- Nhận xét
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Hướng dẫn chuẩn bị
- Đọc mẫu bài chính tả
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- Cho HS tập viết các từ dễ viết sai ra bảng con
b/ Cho HS nhớ viết bài vào vở
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng, trình bày sạch sẽ.
- Cho HS tự soát lại bài
c/ Chấm, chữa bài
- Chấm 6 bài, nhận xét từng bài về lỗi chính tả, cách trình bày.
 3.3. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2b: Điền vào chỗ trống êt/êch
- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ rồi điền
 êt / êch vào chỗ chấm
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 3 em đọc thuộc lòng bài thơ
+ Tất cả các chữ đầu dòng thơ, chữ đầu tên bài.
- Viết các từ dễ viết sai ra bảng con
- Nhớ lại bài và viết vào vở
- Soát lại bài
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Đọc hai khổ thơ trong SGK
- Suy nghĩ và làm bài
- 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
Các vần lần lượt cần điền là:
Tết, tết, phếch
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Biết cách dùng dấu hai chấm.
 2.Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng dấu câu và dấu hai chấm khi viết.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1	
 - HS : SGK, VBT
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS làm lại bài tập 1 và 3 tiết LTVC trước (Tr 93)
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
Bài 2: Trả lời câu hỏi sau:
a. Hằng ngày bạn viết bài bằng gì?
b.Chiếc bàn bạn ngồi học được làm bằng gì? 
c. Cá thở bằng gì? 
Bài 3.Trò chơi : Hỏi - đáp với bạn bằng cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì?”
- Cho HS trao đổi theo cặp: 1em hỏi, 1 em trả lời
- Gọi từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp
- Nhận xét
Bài 4: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
- Yêu cầu HS đọc từng câu, suy nghĩ và điền dấu câu vào mỗi ô trống
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng( mỗi ô trống đều điền dấu hai chấm)
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào VBT
- 3 em lên bảng gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
- Nhận xét
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục được khán giả bằng tài năng của mình.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Nhận xét
+ Bằng bút máy, bút bi,...
+ Bằng gỗ, bằng nhựa, ...
+ Bằng mang.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Trao đổi theo cặp
- Từng cặp trình bày trước lớp
- Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài
- 3 em lên bảng chữa bài
- Nhận xét
+ Câu a:Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
+ Câu b: Dấu hai chấm liệt kê các đồ dùng ở nhà an dưỡng
+ Câu c:Dấu hai chấm liệt kê các nước trong khu vực Đông Nam á.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội
Sự chuyển động của Trái đất
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết sự chuyểh động của Trái đẫt xung quanh mình nó và xung quanh mặt trời.
 2.Kĩ năng: Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Quả địa cầu.	
 - HS :
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Trái Đất có hình gì? Hãy chỉ cực Bắc, cực Nam, Bắc và Nam bán cầu, Xích đạo trên quả địa cầu
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 3.2.Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK) và trả lời câu hỏi
+ Trái đất quay theo hướng nào? 
- Yêu cầu các nhóm thưc hành quay quả địa cầu
- Mời đại diện các nhóm quay quả địa cầu
- Nhận xét
Kết luận: Trái đất quay quanh mình nó theo hướng ngược kim đồng hồ - nhìn từ (Bắc cực xuống)
3.3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
+ Mục tiêu: Biết Trái Đất vừa quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 chỉ chuyển động của Trái Đất, trả lời câu hỏi:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? 
3.4.Hoạt động 3: Chơi :Trái đất quay
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài
- Cho HS chơi trò chơi theo nhóm 2
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho tiến hành trò chơi. 
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hành theo nhóm 4
- Quan sát hình 1SGK, trả lời câu hỏi
+ Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Thực hành quay quả địa cầu
- Đại diện các nhóm quay quả địa cầu
- Các nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe.
- Làm vệc theo cặp,
- Quan sát tranh trong SGK, chỉ chuyển động của Trái đất, trả lời câu hỏi(SGK)
+ 2 chuyển động, vừa quay quanh mình nó vừa quay quanh mặt trời.
- Tham gia trò chơi theo nhóm 2, một em đóng làm mặt trời, một em đóng làm Trái đất
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docThứ 5.doc