Giáo án lớp 3 - Tuần 30, thứ 4 năm 2012

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới ở phần chú giải. Hiểu ý nghĩa bài thơ:Mỗi vật có một cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái Đất. Hãy yêu và bảo vệ mái nhà chung.

 2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.

 3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu Trái Đất và bảo vệ Trái Đất.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK

 - HS : SGK

III. Hoạt động dạy- học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 30, thứ 4 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Một mái nhà chung
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới ở phần chú giải. Hiểu ý nghĩa bài thơ:Mỗi vật có một cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái Đất. Hãy yêu và bảo vệ mái nhà chung.
 2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.
 3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu Trái Đất và bảo vệ Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK	
 - HS : SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc bài “ Gặp gỡ ở Lúc - xăm -bua. Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn luỵên đọc:
a/ Đọc mẫu
b/ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Theo dõi, sửa sai cho HS
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng
- Giúp HS hiểu các từ chú giải cuối bài
- Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
- Cho đọc đồng thanh cả bài
 3.3. Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?
+ Câu 2: Mỗi mái nhà có những nét gì đáng yêu? 
+ Câu 3: Mái nhà chung của muôn vật là gì?
+ Câu 4: Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? 
+ Bài thơ nói lên điều gì?
 ý chính: Mọi vật đều có cuộc sống riêng nhưng có một mái nhà chung là Trái Đất. Hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà đó
 3.4. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ:
- Cho HS đọc thuộc lòng theo điểm tựa trên bảng
- Thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ
- Cho liên hệ thực tế
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 3 em đọc bài, Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc 2 dòng thơ
- 6 em đọc tiếp nối 6 đoạn
- Đọc ngắt nghỉ	
- 6 em đọc tiếp nối 6 đoạn
- Đọc các từ ở phần chú giải 
- Đọc bài theo nhóm 2
- 2 nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh toàn bài
- Đọc thầm 3 khổ thơ đầu
+ Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
+ Mỗi mái nhà riêng có những nét đáng yêu: Nhà của chim là nghìn lá biếc, nhà của cá sóng xanh dập dình, nhà của dím nằm sâu trong lòng đất, nhà của ốc tròn vo bên mình, nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, giàn hoa giấy lợp hồng.
- Đọc thầm khổ thơ 4 + 5
+ Mái nhà chung của muôn vật là bầu trời xanh rực rỡ cầu vồng.
+ Hãy yêu mái nhà chung./Hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung./ Hãy bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà chung đó.
- Nêu ý chính.
- 2 em đọc ý chính
- 3 em nối tiếp đọc bài
- Đọc thuộc bài theo điểm tựa
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
- Nhận xét
- Liên hệ
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán
Tiền Việt nam
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Nhận biết các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng
 2.Kĩ năng: Biết đổi và làm tính trên đơn vị tiền.
 3.Thái độ: Biết ứng dụng trong thực tế đời sống.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng	
 - HS : Bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập
Đặt tính rồi tính
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Giới thiệu các tờ giấy bạc: loại 20 000 đ, 50 000 đ, 100 000 đ
- Cho HS quan sát kĩ hai mặt từng tờ giấy bạc, yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm, màu sắc, các dòng chữ và số in trên đồng tiền
 3.3.Thực hành:
Bài 1: Mỗi ví đựng bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu quan sát hình vẽ trong SGK, nhẩm số tiền có trong mỗi ví
- Gọi HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm. Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
Bài 3:Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng. Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng
- Hướng dẫn làm bài, yêu cầu làm bài vào SGK
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà xem lại bài 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào bảng con
- Nhận xét
 -
63780
 -
49283
18546
 5765
45234
43518
- Lắng nghe
- Quan sát hai mặt từng tờ giấy bạc, nhận xét
- Nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát hình vẽ trong SGK, nhẩm số tiền có trong mỗi ví 
- Nêu miệng kết quả
a.10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000 đồng
b.10 000 + 20 000 + 50 000 + 10 000 = 90 000 đồng
c. 20 000+ 50 000 + 10 000 + 10 000 = 90 000 đồng
d.10 000 + 2 000 + 500 + 2 000 = 14 500 đồng
e. 50 000 + 500 + 200 = 50 700 đồng
- 1 em đọc baì toán, cả lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải
Số tiền mẹ mua hàng là:
15 000 + 25 000 = 40 000(đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
50 000 - 40 000 = 10 000(đồng)
 Đáp số: 10 000 đồng.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nêu cách làm bài
- Làm bài vào SGK
- 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
Số cuốn vở
1 cuốn
2cuốn
3 cuốn
4 cuốn
Thành tiền
12000 đ
24000 đ
36000 đ
48000 đ
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thủ công
Làm đồng hồ để bàn
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn theo đúng quy trình kĩ thuật.
 2.Kĩ năng: Biết trang trí sản phẩm đẹp.
 3.Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh quy trình	
 - HS : Giấy thủ công, hồ dán, kéo.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2. Hoạt động 3:Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
- Treo tranh quy trình lên bảng
- Tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ theo nhóm 4
- Quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
 3.3.Hoạt động 4: Trưng bày, nhận xét và đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu trưng bày sản phẩm của nhóm và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình
- Mời các nhóm khác nhận xét, đánh giá so sánh sản phẩm của nhóm bạn và các nhóm khác
- Lựa chọn nhóm có sản phẩm đẹp nhất, biểu dương
4.Củng cố :
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS chuẩn bị cho giờ sau.
- Hát
- Cho dụng cụ chuẩn bị lên mặt bàn
- Lắng nghe
- Nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
+ Bước 1:Cắt giấy	
+Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ
+ Bước 3: làm đồng hồ hoàn chỉnh
- Quan sát tranh quy trình thực hành theo nhóm 4
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm làm các bộ phận của đồng hồ.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, cử đại diện giới thiệu sản phẩm
- Các nhóm khác nhận xét, so sánh đánh giá sản phẩm, lựa chọn nhóm có sản phẩm đẹp nhất
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội
trái đất - quả địa cầu
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Biết hình dạng của trái đất trong không gian. Nắm được cấu tạo của quả Địa Cỗu.
 2.Kĩ năng:Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu
 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Các hình trong SGK trang 112, 113, quả địa cầu	
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Vai trò của mặt trời đối với cây cối, động vật và con người như thế nào?
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 3.2.Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
 Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian
- Yêu cầu HS quan sát hình 1(SGK)và trả lời câu hỏi
+ Hình dạng của quả địa cầu, vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
- Gọi một số em trình bày
 Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu
 3.3.Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
 Mục tiêu: Chỉ được cực Bắc, Nam Bắc và Nam Bán cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu
- Yêu cầu HS quan sát quả địa cầu,thảo luận nhóm 4
- Mời đại diện các nhóm trình bày
 Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt của Trái đất
 3.4.Hoạt động 3: Trò chơi “ Gắn chữ vào sơ đồ câm”
 Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho HS tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát hình 1 (SGK), trả lời câu hỏi trong SGK
- Một số em trình bày
- Nhận xét
- Quan sát quả địa cầu theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- Hai đội tham gia trò chơi
- Cả lớp nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docthư 4.doc
Giáo án liên quan