Giáo án lớp 3 - Tuần 3, thứ 3

I/ Mục tiêu:

 - Ôn tập: tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng, yêu cầu học sinh thực hiện thuần thục những kĩ năng này ở mức tương đối chủ động.

 - Học tập hợp hàng ngang , dóng hàng điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

 - Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi.

II/ Địa điểm, phương tiện:

- Địa điểm: trên sân ttrường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: chuẩn bị còi và kẻ ssan cho trò chơi.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 3, thứ 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
THỂ DỤC: TẬP HỢP HÀNG NGANG DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ
 Trò chơi: “ Tìm người chỉ huy ”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn tập: tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng, yêu cầu học sinh thực hiện thuần thục những kĩ năng này ở mức tương đối chủ động.
 - Học tập hợp hàng ngang , dóng hàng điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi. 
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: trên sân ttrường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: chuẩn bị còi và kẻ ssan cho trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung và phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức
20
10
5
1/ Phần mở đầu
GV:- Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
 - Cho các em khởi động các khớp cổ tay, cẳn chân.
HS:- Khởi động theo yêu cầu
2/ Phần cơ bản
GV:- HD các em nắm được những đặc điểm cơ bản của chương trình thể dục và một số nội quy tập luyện.
 - HD các em biết cách tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng, yêu cầu học sinh thực hiện thuần thục những kĩ năng này ở mức tương đối chủ động.
 - Cho các em thực hàng theo yêu cầu .
HS:- Thực hành theo yêu cầu hướng dẫn.
GV:- Quan sát và chỉnh sữa, giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu của nội dung.
* Trò chơi: “ Tìm người chỉ huy”
GV:- Nêu yêu cầu trò chơi, HD cách chơi, cho các em chơi thử theo yêu cầu từ 2 đến 3 lần.
 - Cho các em chơi theo yêu cầu.
HS:- Chơi theo yêu cầu trò chơi.
GV:- Quan sát và nhận xét.
3/ Phần kết thúc: Về nhà tiếp tục tập luyện và chuẩn bị bài mới.
* * * * *
 *GV
* * * * *
* * * * *
 *GV
* * * * *
TOÁN: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
TẬP ĐỌC: NGƯỜI ĂN XIN
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
 - Biết giải toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
N4: - Giọng đọc nhẹ nhàng , bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tâm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được câu hỏi 1,2,3).
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N4: - SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em biết cách tóm tắt đề toán và những bài toán nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau một số đơn vị.
 - HD bài tập áp dụng bài 1, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
HS: - Làm bài trên bảng và làm vào vở tập theo yêu cầu bài tập.
GV: - Nhận xét bài làm trên bảng và HD bài tập 2 cho các em làm bài vào vở.
HS: - Làm bài tập áp dụng.
GV: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, lớp bổ sung và sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS: - Tiếp tục làm bài tập.
GV: HD bài tập 3 và gọi 1 HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
3/ Củng cố: 
GV: Thu vở chấm bài và nhận xét sửa lại bài tập sai, tuyên dương những em làm bài đúng.
4/ Dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Xem đồng hồ.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng câu, đoạn trong bài.
GV: - Gọi HS đọc câu, đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài tập đọc.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
Hỏi: + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
 + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
 + Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc đoạn, bài
HS: - Luyện đọc lại bài.
GV: - Gọi các em đọc bài, chỉnh sửa nhịp đọc của các em. Cho các em đọc lại bài và nhắc lại nội dung của bài học.
HS: Luyện đọc theo nhóm
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc và vai đọc.
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Một người chính trực
CHÍNH TẢ: ( Nghe – viết) CHIẾC ÁO LEN
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2a
 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
N4:- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
 - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 - làm được bài tập: 1,2,3(a,b,c), 4 (a,b).
II/ chuẩn bị:
N3:- Kẻ sẳn bảng để giúp các em lên điền 9 chữ.
N4:- SGK, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Đọc lại đoạn viết chính tả.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc đoạn viết và nêu nôi dung của đoạn, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từ câu (mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần cho các em viết bài)
 - Đọc lại toàn bài cho các em soát lại lỗi chính tả.
 - HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Tập chép: Chị em.
GV: GT bài ghi đề HD bài tập 1 (SGK tr 16): Viết theo mẫu. Gọi HS lên bảng làm lớp làm vào phiếu bài tập.
HS làm bài theo yêu cầu.
GV: Nhận xét bài làm của các em và HD BT2 (SGK tr16): Đọc các số sau. BT3: Viết các số sau. BT4: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
HS: Làm bài vào vở tập.
GV: Thu vở chấm chữa bài tập, nhận xét bài làm của các em.
 - Về làm làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới : Luyện tập.
ĐẠO ĐỨC: GIỮ LỜI HỨA
KHOA HỌC: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I/ Mục tiêu:
N3: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
 - Biết giữ lời hứa với bạn bè, với mọi người.
 - Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
N4: - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,..), chất béo (mỡ, dầu, bơ).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các Vi-ta-min A,D,E,K.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Cho các em quan sát tranh và làm bài tập 1 trong vở bài tập đạo đức.
HS:- Tìm hiểu và làm bài theo gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời câu hỏi gợi ý trong bài tập, nhận xét và giảng bài. HD bài tập 2 và cho các em tìm hiểu và trả lời.
HS:- Làm bài tập 2 vở bài tập.
GV:- Gọi các em nêu yêu cầu bài tập 2 và trả lời yêu cầu của bài, nhận xét và giúp các em hiểu được Biết giữ lời hứa với bạn bè, với mọi người. Quý trọng những người biết giữ lời hứa .
HS:- Tập liên hệ thực tế về những việc làm về giữ lời hứa với bạn.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo: Giữ lời hứa (t2).
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - HD các em quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà em biết. Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể.
HS:- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét. GV giảng giải và rút ra KL (SGK tr12) và HD các em trả lời câu hỏi: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất béo mà bạn biết. Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể.
HS:- Quan sát tranh SGK tr13 và trả lời câu hỏi.
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét, GV nhận xét và rút ra KL (SGK tr13) cho các em nhắc lại.
HS:- Nhắc lại kết luận SGK tr12, 13.
GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong bài.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI CHIẾC ÁO LEN
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài Chiêcd áo len.
N4:- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật , có nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK).
 - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước dầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N4:- Tranh minh hoạ câu chuyện (nếu có).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “ Chiếc áo len ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em tìm và kể lại câu chuyện mà các em đã được nghe, đọc.
HS:- Tập kể lại cho lớp nghe.
GV:- Gọi HS kể cho lớp nghe nhận xét và tuyên dương các em.
HS:- Tập kể truyện theo theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bộ mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Một nhà thơ chân chính.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan