Giáo án lớp 3 - Tuần 22 trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt

I/ Mục tiêu:

 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

 - Bước đầu biết cảm thơng với những đau thương ,mất mát người thân của người khác.

 *KNS: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.

 - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

II/ Chuẩn bị - Vở BT đạo đức.

III/ Các hoạt động dạy học .

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 22 trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a) Hình tròn tâm O, ĐK là MN, PQ, các BK là: OM, ON, OP, OQ.
b) Hình tròn tâm O, ĐK là AB, bán kính là OA, OB.
- CD không là đường kính vì CD không đi qua tâm O.
- HS tự vẽ hình vào nháp
- Thực hành vẽ vào vở.
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD(Sai. Vì OC và OD đều là bán kính)
+ Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM(Sai. Vì OC và OM đều là bán kính)
+ Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD(Đúng. Vì và bán kính có độ dài bằng 1/2 dường kính)
----------------------------------------------------------------------
Tập đọc
 Tiết 44 Cái cầu.
I. Mục tiêu
 - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
 - Hiểu nội : Bạn nhỏ rất yêu cha , tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất , đáng yêu nhất .(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được khổ thơ em thích ).
II. Đồ dùng. Tranh, SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Đọc bài : Nhà bác học và bà cụ
- Trả lời nội dung câu hỏi trong bài.
 - Nhận xét
B. Bài mới (35’)
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
* Đọc từng dòng thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa các từ chú giải trong bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
* Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
- Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?
- Tìm câu thơ em thích nhất ? Vì sao em thích nhất câu thơ đó ? 
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào ? 
4. Học thuộc lòng bài thơ 
- GV đọc bài thơ. 
- HD HS đọc diễn cảm bài thơ
- 3 HS đọc bài
- HS trả lời.
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc mỗi em 2 dòng.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.
- HS đọc theo nhóm đôi , nhóm ba.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Cha làm nghề xây dựng cầu - có thể là 1 kĩ sư hoặc là 1 công nhân )
- Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước.....
- Chiếc cầu trong tấm ảnh - Cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và những người đồng nghiệp làm nên.
- HS phát biểu ý kiến.
- Bạn yêu cha, tự hào về cha.
- 2 HS thi đọc lại cả bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài
C. Củng cố, dặn dò. (2’)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
-----------------------------------------------------------------------
Mĩ Thuật 
Thầy Tùng dạy
------------------------------------------
Thể dục 
Cô Phượng dạy
Thứ tư ngày 23 tháng 01 năm 2013
Luyện từ và câu
 Tiết 22 Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc , chính tả đã học (BT1)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2a)
- Biết dùng đúng dấu chấm , dấu chấm hỏi trong bài (BT 3)
II. Đồ dùng Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Làm BT 2, BT3 tiết LT&C tuần 21.
B. Bài mới. (35’)
1. Giới thiệu bài
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 35
- Nêu yêu cầu BT.
- GV phát bảng nhóm cho từng nhóm
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 35
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 36
- Nêu yêu cầu BT
- GV giải nghĩa từ : phát minh.
- Truyện này gây cười ở chỗ nào ? 
- 2 HS làm
- Nhận xét.
- Dựa vào bài TĐ, CT tuần 21, 22 tìm các từ ngữ ......
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- Chỉ tri thức: nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ ( Hoạt động của tri thức : nghiên cứu khoa học )
- Chỉ tri thức : Nhà phát minh, kĩ sư ( hoạt động của tri thức : nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc,,,,, )
+ Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- 2 em lên bảng làm
a. ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
+ Dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai. Sửa lại cho đúng.
- HS đọc truyện vui.
- HS làm bài vào vở.
- 2, 3 HS đọc truyện vui sau khi đã sửa lại dấu câu.
- HS trả lời
C. Củng cố, dặn dò (2’)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
---------------------------------------------
Toán
Tiết 108 Ôn tập phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 000
I/ Mục tiêu 
 - Củng cố lại kiến thức đã học về cộng trừ đã học trong phạm vi 10 000.
II/ Đồ dùng dạy học. Nội dung các bài tập toán .
III/ Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ .
Gọi hs lên bảng vẽ hình tròn và vẽ bán kính ,đường kính của hình tròn.
2/ Bài mới.
Bài 1: Tính
Gv ghi bài lên bảng 
Gv cùng HS nhận xét chữa .
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
5349 – 2238 7437 – 5335 1234 + 2108
Gv cùng HS nhận xét chữa .
Bài 3: Tìm x
 x + 2415 = 6128 x – 3694 = 4725
 9645 – x = 1814 5733 + x = 7698
Gv cùng HS nhận xét chữa .
Bài 4: GV yêu cầu hs Giải bài toán theo tóm tắt sau . 
 Tóm tắt 
 Cửa hàng có : 2947 kg gạo 
 Bán : 1384 kg gạo
 Cửa hàng còn : ..? .. kg gạo
GV thu một số vở chấm – chữa .
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà học bài ....
3 hs lên bảng vẽ , nêu tên.
Hs lên bảng làm bài –lớp bảng 
8437 + 1344 = 3325 + 2416 =
8727 + 1345 = 2935 + 3964 =
HS lên bảng làm bài – lớp làm vở.
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS nêu quy tắc tìm x .
- Hs lên bảng làm bài –lớp bảng
- HS đọc yêu cầu bài .
- Hs lên bảng làm bài –lớp vở
- HS nhận xét chữa .
	Bài giải:
 Cửa hàng còn lại số kg gạo là: 
 2947 – 1384 = 1563 ( kg )
 Đáp số: 1563 kg gạo
------------------------------------------------------------------
Anh văn 
Cô Thu dạy
----------------------------------------------------------------------
Tập viết
 Tiết 22 Ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng ) , Ph , B (1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng ) và câu ứng dụng Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu chữ viết hoa P ( Ph ). Phan Bội Châu 
	HS : Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học trong bài trước.
B. Bài mới (35’)
1. Giới thiệu bài
2. HD HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ viết hoa
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài
- GV viết mẫu chữ Ph, kết hợp nhắc lại cách viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- GV nói về : Phan Bội Châu.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu ND các địa danh trong câu ca dao
3. HD HS tập viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
- Lãn Ông, ổi Quảng bá cá Hồ Tây / Hàng rào tơ lụa làm say lòng người.
- P ( Ph ), C ( Ch ), B, T, G ( Gh ), Đ, H, V, N
- HS QS
- Luyện viết Ph, T, V trên bảng con.
- Phan Bội Châu
- HS tập viết Phan Bội Châu vào bảng con
 Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
- HS tập viết bảng con : Phá, Bắc.
- HS viết bài vào vở.
C. Củng cố, dặn dò (2’)
	- GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn bài. 
---------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội.
 Tiết 43 Rễ cây
I-Mục tiêu
- Kể tên một số cấy có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
II- Đồ dùng dạy học SGK
III- Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức (1’)
2-Kiểm tra: (3’)
- Nêu ích lợi của một số thân cây? 
3-Bài mới: (35’)
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
Bước 1:làm việc với SGK theo nhóm
N1:QS hình trang 1,2,3,4 trang 82 SGK và Mô tả đặc điểm của rễ của rễ cọc và rễ chùm?
QS hình trang 5,6,7 trang 83 SGK và Mô tả đặc điểm của rễ của rễ phụ, rễ củ?
- Bước 2:Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét, bổ xung.
GV kết luận 
Hoạt động 2:Làm việc với vật thật.
-Bước1:Làm việc theo nhóm.
- Giao việc : Đính các rễ cây sưu tầm đượctheo từng loại và ghi chú ở dưới đó là rễ nào?
-Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV
-Bước 3:đánh giá.
Nhận xét
4. Củng cố- dặn dò (1’)
- GV hệ thống lại bài .
- Dặn HS về nhà xem lại bài .
Hát.
- Học sinh nêu.
- Rễ cọc: có 1 rễ to,dài xung quanh rễ có nhiếu rễ con.
- Rễ chùm: có nhiều rễ nhỏ, tạo thành chùm rễ.
- Rễ phụ:Ngoài rễ cính còn có rễ phụ mọc ra từ cành hoặc từ thân.
- Rễ củ:rễ phình to tạo thành củ.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, nhắc lại yêu cầu của GV.
HS thực hành theo yêu cầu của GV
Đính các rễ cây sưu tầm đượctheo từng loại và ghi chú ở dưới đó là rễ nào
---------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2013
Âm nhạc(Tiết 22)
Ôn tập bài hát cùng múa hát dưới trăng
 Giới thiệu khuông nhạc và khoá son
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ;
- Biết khuông nhạc, khoá son và các nốt trên khuông
II/ Chuẩn bị 
Bộ gõ. 
Một vài động tác múa phụ hoạ cho bài hát 
III.Các hoạt động 
1.Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát 
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng
GV yêu cầu HS hát lại bài hát . sau đó hỏi HS tên bài hát tên tác giả của bài hát 
GV yêu cầu HS ôn lại bài hát theo nhiều hình thức : hát theo nhóm, tổ cá nhân,… GV sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng hướng dẫn các em phát âm rõ lời và biết lấy hơi đúng chỗ 
Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS hát đối đáp từng câu.
Hoạt động 2:Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- Hướng dẫn HS vài động tác múa đơn giản.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm hoặc cá nhân)
- GV nhận xét.
-Hoạt động 3:Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son
+GV kẻ mẫu Khuông nhạc lên bảng , sau đó hướng dẫn HS tập kẻ khuông.
+ giới thiệu về khoá Son 
Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét , khen ngợi . 
HS ngồi ngay ngắn hát.Trả lời câu hỏi .
HS ôn lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, tổ.
+ Hát cá nhân
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết 

File đính kèm:

  • doctuan 22.doc
Giáo án liên quan