Giáo án lớp 3 - Tuần 2, thứ tư năn 2011

I/Mục tiêu:

-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.

* HS đọc, làm được các bài tập cộng trừ trong phạm vi 5.

II/Chuẩn bị :

-Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số có các vạch chia giờ, phút).

-Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài

-Đồng hồ điện tử.

III/Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 2, thứ tư năn 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Tư ngày .. tháng ... năm 2011
TOÁN XEM ĐỒNG HỒ
I/Mục tiêu: 	
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
* HS đọc, làm được các bài tập cộng trừ trong phạm vi 5.
II/Chuẩn bị : 
-Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số có các vạch chia giờ, phút).
-Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài
-Đồng hồ điện tử.
III/Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ:(4')
- Học sinh giải lại bài tập 4 (SGK)
- GV nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới: (30') Giới thiệu bài và ghi đề
HĐ 1: GV giúp Học sinh nêu lại:
- Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Bắt đầu từ thời gian nào đến thời gian nào?
*ChoHS đọc: 1,2; làm: 1+4=; 0+5=; 2+2=, 2+3=
- GV dùng mặt đồng hồ bằng bìa.
- HS quan sát. Gọi HS lên quay các kim tới các vị trí sau: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều ( 13 giờ), 5 giờ chiều ( 17 giờ), 8 giờ tối ( 20 giờ).
- GV giới thiệu các vạch chia phút.
HĐ 2:GV giúp Học sinh xem giờ, phút.
- Cho Học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở trong khung phần bài học để nêu các thời điểm.
+ Cho Học sinh nhìn vào tranh đầu tiên.
- Xác định vị trí kim ngắn trước.
- Xác định vị trí kim dài ?
- Tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có mấy vạch nhỏ ?
- Vậy đồng hồ đang chỉ mấy giờ, mấy phút ?
+ Hướng dẫn tương tự như trên với 2 tranh vẽ tiếp theo chỉ 8 giờ 15 phút và 8 giờ 30 phút
- GV lưu ý Học sinh 8 h 30 phút còn gọi là 8 rưỡi.
- Nói: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kỹ vị trí các kim đồng hồ.
HĐ 3: Thực hành:
Bài 1: GV hướng dẫn Học sinh làm 1 vài ý đầu theo thứ tự:
+ Nêu vị trí kim ngắn.
+ Nêu vị trí kim dài.
+ Nêu giờ, phút tương ứng.
+ Trả lời câu hỏi của bài tập.
Bài 2: Cho Học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa.
Bài 3:GV giới thiệu : Đây là hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút.
- Hỏi: Hình A đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Bài 4: 
- Y/CHS quan sát ĐH bài tập 4.
- Gọi HS làm miệng BT.
* Chấm bài nhận xét.
- Theo dõi nhận xét tuyên dương.
HĐ 4: Củng cố - Dặn dò.(2')
- Nhận xét tiết học, 
- Bài sau: Xem đồng hồ (tiếp)
- 1 Học sinh lên bảng giải - cả lớp theo dõi.
- CNTL: 24 giờ
- CNTL: Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
* CNđọc, làm bài vở.
- Lớp quan sát.
- Xung phong lên bảng thực hành quay các kim...
- Học sinh nhìn vào tranh vẽ trong SGK.
- Kim ngắn chỉ ở vị trí quá số 8 một ít.
- Kim dài chỉ vào vạch có ghi số 1.
- ...5 vạch nhỏ chỉ 5 phút.
- 8 giờ 5 phút.
- Nghe
- Nghe
- CN nêu yêu cầu bài.
- Học sinh nêu
- Các ý còn lại Học sinh tự làm vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- CN đọc yêu cầu của bài
- Học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa.
- Học sinh kiểm tra chéo bài của nhau rồi chữa bài
- CN đọc yêu cầu của bài:
- Học sinh quan sát trong SGK
- Học sinh nhêu miệng
- CNTL: 5 giờ 20 phút.
+ Học sinh đọc yêu cầu của bài:
- Lớp quan sát bài 4.
- CN xung phong làm miệng.
- Lớp nhận xét tuyên dương.
 Nghe
TẬP ĐỌC: QUẠT CHO BÀ NGỦ
I/Mục tiêu:
-Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và gữa các khổ thơ
-Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc cả bài thơ).
* HS đọc, viết được: o, b, ba.
II/Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng viết những khổ thơ cần hướng dẫn Học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.	
III/Hoạt động dạy học: 
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/ tra b/cũ: (5')
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc lại bài Chiếc áo len 
- GV : Nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới: (30')Giới thiệu bài và ghi đề 
HĐ 1: Luyện đọc:
a) GVđọc bài thơ.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ : 
* Cho HS đọc: o, b.
- Rút từ khó: Lặng, chích choè, vẫy quạt
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp:
Hỏi: Bài thơ này có mấy khổ thơ ?
- Cho HS đọc từng khổ thơ.
- Học sinh đọc lời giải nghĩa từ thiu thiu trong SGK. Đặt câu với từ thiu thiu.
 - Hướng dẫn Học sinh ngắt nhịp đúng trong câu. 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Gọi HS thi đọc trong nhóm.
 HĐ 2: Hướng dấn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc KT, thảo luận câu hỏi SGK.
- Gọi HS lần lượt trả lời.
- Theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào ? 
+ Bà mơ thấy gì ?
- Rút ra ND bài ghi bảng: 
+ Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà. 
HĐ 3: Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn Học sinh học thuộc tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xoá dần từng dòng thơ, từng khổ thơ.
* Cho HS viết : o, ba.
- Cho Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ:
- Cả lớp và GV bình chọn bạn thắng cuộc.
4. Củng cố - dặn dò: (3')
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. 
 - 2 Học sinh kể tiếp nối nhau bài Chiếc áo len. 
- Học sinh nhận xét .
- Lớp nghe.
- CN đọc nối tiếp từng dòng thơ.
* Cn đọc.
- CN, N, lớp.
- CNTL
- Cn đọc nối tiếp khổ thơ
 - 1 Học sinh đọc 
 - CN, N, lớp luyện đọc.
- Từng cặp Học sinh đọc.
- Các nhóm đọc tiếp nối nhau.
- 1,2 em đọc khổ thơ, lớp đọc thầm, thảo luận câu hỏi SGK.
- CN xung phong trả lời.
- Cn nhận xét, bổ sung.
- CNTL: Bạn quạt cho bà ngủ
- CNTL: Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường; Cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chú chích choè đang hót.
- CNTL: Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới.
- Cn, lớp đọc lại ND bài BL.
- Học sinh đọc
* Cn viết vở.
- Cn thi đọc thuộc lòng KT, cả bài.
- Nghe
 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: 
	MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I/Mục tiêu:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
* HS viết tiếp bài chưa xong
II/Chuẩn bị :
-Các hình trong SGK-Trang 14, 15
III/Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ: (4') Bệnh lao phổi
- Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi ?
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
3.Bài mới: (30')Giới thiệu bài và ghi đề 
HĐ 1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3/ 14
* Cho HS viết tiếp bài chưa xong.
Hỏi: + Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? 
+ Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc ?
+ quan sát hình 2 trang 14 bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
+ Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 13 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
+ CQ vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
- GV kết luận , bổ sung:
HĐ 2: Làm việc với SGK:
- Cho HS làm việc theo cặp
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.
+ dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
- Theo dõi nhận xét bổ sung.
KL: CQ tuần hoàn gồm có: Tim và các mạch máu.
* Chấm bài nếu HS viết xong.
4. Củng cố - dặn dò: (2')	
- Nhận xét tiết học: 
- Về xem lại bài và CB bài : Hoạt động tuần hoàn. 
- CNTL: Do vi khuẩn lao gây ra
- CNTL: Hô hấp.
- Lớp quan sát tranh SGK.
* CN viết bài.
- Xung phong TLCH.
- CNTL
- CNTL
- TL: chất lỏng.
- CN quan sát TL.
- CNTL, lớp bổ sung.
- CNTL, lớp bổ sung.
- Các cặp quan sát, thảo luận.
- 1 số cặp Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp bổ sung.
- Lớp nghe.
- Nghe

File đính kèm:

  • docThứ Tư.doc
Giáo án liên quan