Giáo án lớp 3 - Tuần 17, thứ 6 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, góc , cạnh) của hình vuông

- Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông ( giấy ô li )

II/Chuẩn bị :

- Thước thẳng, ê ke, mô hình hình vuông

III. Các hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 17, thứ 6 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
TOÁN
HÌNH VUÔNG 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, góc , cạnh) của hình vuông
- Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông ( giấy ô li )
II/Chuẩn bị : 
- Thước thẳng, ê ke, mô hình hình vuông
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ (5') 
- Gọi HS làm BT4/85.
- Nhận xét chữa bài cho điểm học sinh
3.Bài mới: (28') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Giới thiệu hình vuông
* Cho HS làm bài tập.
B1/ 2+4=; 4+4+1=; 5+2+2=; 1+4=; 9+1=
B2/ 10-5=; 8-4=; 10-2-1=; 10-4-3=; 10-4-4=
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu học sinh đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông ( theo em, các góc của các đỉnh hình vuông là các góc như thế nào ? )
- Yêu cầu học sinh dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông.
- Yêu cầu học sinh ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
 Kết luận: Hình vuông có 4 canh bằng nhau.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- Yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
HĐ 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- Cho HS quan sát HVSGK
- Y/CHS làm miệng.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài
Bài 3:
- Tổ chức cho học sinh tự làm bài và kiểm tra vở học sinh.
* Chấm bài nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học
- Bài nhà: 4/86
- Bài sau: Chu vi hình chữ nhật
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
* Cn làm vở.
- Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ giáo viên đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
- Độ dài 4 cạnh của một hình vuông là bằng nhau.
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa, lát nền,...
- Trả lời 
- CN nêu
- Học sinh dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- CN nêu
- HS làm bài vở, BL, NX
- Cnnêu yêu cầu.
- Làm bài và báo cáo kết quả
+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4 cm
- Chú ý lắng nghe 
TẬP LÀM VĂN
VIẾT VỀ THÀNH THỊ ,NÔNG THÔN 
I. Mục tiêu:
- Viết được một bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn kể những điều đã biết về thành thị hoặc nông thôn
II/Chuẩn bị : 
GV: - Mẫu trình bày một bức thư.
HS: SGK, vở BT, bút,..
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ(5') 
- Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện: "Kéo cây lúa lên"
- Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới: (28') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn viết thư
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài
- Em cần viết thư cho ai ?
- Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em phải cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư. Giáo viên cũng có thể treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư và cho học sinh đọc.
- Gọi 1 học sinh làm bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư
- Gọi 5 học sinh đọc bài trước lớp
- Nhận xét cho điểm học sinh
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Học sinh về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập cuối học kì I.
- 1 em kể, lớp bổ sung.
- 2 học sinh đọc trước lớp
- CNTL.
- Nghe giáo viên hướng dẫn cách làm bài.
- 1 học sinh nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 học sinh khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Lớp viết thư vào vởp BT.
- 5 học sinh đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
- Chú ý lắng nghe 
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA N
I. Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Đ, N, Q (1 dòng)
- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tiêng riêng Ngô Quyền va câu ứng dụng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ cụm từ.
* Cho HS viết : k, kì cọ.
II/Chuẩn bị : 
GV: Mẫu chữ viết hoa N, Q, tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp
HS: Vở tập viết 3, tập một
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ: (4') 
- Thu chấm một số vở của h/sinh
3.Bài mới: (29') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a. QSt và nêu quy trình viết chữ hoa N, Q.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào ?
* Cho HS viết vở: k, kì cọ.
- Treo bảng chữ viết hoa N, Q và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa N, Q, Đ vào bảng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho học sinh.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu học sinh viết Ngô Quyền, giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh viết: Đường, Non, vào bảng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
HĐ 2: Viết vào vở tập viết.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Thu và chấm 10 bài.
* Chấm bài nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau: Ôn tập học kì I.
- Nghe 
- Có chữ hoa N, Q, Đ
* CN viết vở.
- 1 học sinh nhắc lại, cả lớp theo dõi
- Học sinh viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc Ngô Quyền
- Chữ N, Q, Đ, y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o
- Học sinh viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc. lớp nghe
- Chữ N, Đ, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vở.
- Chú ý lắng nghe 
 SINH HOẠT LỚP
 I/ MỤC TIÊU
- Tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả học tập tuần qua, phổ biến công việc tuần đến.
- Sinh hoạt hoạt tạo không khí vui vẻ thoải mái.
II/ Nội dung sinh hoạt:
 1. (5')Tổng kết, đánh giá K Q học tập tuần 17
- Yêu cầu các tổ, lớp trưởng báo cáo kết quả học tập của lớp.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- Tuyên dương tổ, cá nhân đạt kết quả tốt.
2. (6')GV phổ biến công việc tuần 18.
- Tiếp tục vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thực hiện tốt việc học tốt để đạt nhiều HĐ tốt, hoa điểm 10.
- Đi học đều và đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ.
- Thực hiện tốt các TC: lò cò, bài hát dân gian.Thắng bờm.
3/ Sinh hoạt(15')
- Tổ chức cho HS tập bài hát, múa: 
+ Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Nhận xét tuyên dương.
- Liên hệ giáo dục học sinh.
4/ nhận xét tiết học.(5') 
- Về thực hiện việc tuần đến. 
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung.
- Phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- 3 tổ thi, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docThứ 6.doc
Giáo án liên quan