Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ năm

I/ Mục tiêu:

+ Ôn 4 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

+ Trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.

+ II/ Chuẩn bị:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC: ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
- TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC”.
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục
giáo viên làm mẫu, hướng dẫn - học sinh thực hiện.
Học sinh tập luyện theo tổ
+ Giáo viên theo dõi chữa sai.
+ Ôn trò chơi: “Chạy tiếp sức”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.
24-26’
6-7’
9-10’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.	
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN 3: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GK I
KHOA HỌC 4: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? 
I/Mục tiêu:
N3:- Thực hiện theo yêu cầu của đề kiểm tra định kỳ GHKI (Phòng GD&ĐT).
N4:
-Nêu được một số tính của nước.
-Quan sát và làm thí nghiệ để phát hiện ra một số tính chất của nước.
-Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
II/ Chuẩn bị:
N3:- Đề kiểm tra.
N4:- SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC: 
2/ Bài mới:
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm bài kiểm tra, phát đề kiểm tra cho các em làm bài.
HS:- Làm bài kiểm tra giữa kì I.
GV:- Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài kiểm tra 
GV:- Thu bài kiểm tra .
3/ Củng cố: 
 - Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới.: Bài toán giải bằng hai phép tính.
1.KT: Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm
2.Bài mới: GTB
HĐ1: Tìm hiểu màu, mùi, vị của nước
GV: Tổ chức hướng dẫn.
Y/c hs đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát và làm theo yc của SGK.
HS: Làm việc theo nhóm, Q/s và LCH trong SGK.
Đại diện nhóm trình bày.
KL: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
HĐ2: Tìm hiểu hình dạng của nước
Y/c hs làm theo hướng dẫn trong SGK.
HS: Làm theo thí nghiệm SGK , qs và TLCH
KL: Nước không có hình dạng nhất định, chảy từ trên cao xuống, lan mọi phía.
HĐ3: Tìm hiểu nước thấm và không thấm một số vật.
GV: nêu nhiệm vụ
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, rồi báo cáo kết quả.
cả lớp và gv nhận xét, kết luận.
HĐ4: Tìm hiểu nước có thể hoà tan một số chất.
GV: Yc hs làm thí nghiệm như trong SGK.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát được.
Cả lớp và gv rút ra kết luận.
3. Củng cố:
HS: Nêu lại tính chất của nước.
GV: Tổng kết bài, nhẫn ét tiết học.
CHÍNH TẢ 3: QUÊ HƯƠNG (Nghe-viết)
TOÁN 4: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe -viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập BT điền tiếng có vần et/oet (BT2)
N4: Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.(tích không quá sáu chữ số)
II/ Chuẩn bị:
N3: Viết sẳn bài tập 2 lên bảng lớp.
N4: SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - Đọc đoạn văn lần 1 và nêu một số từ khó mà các em thương mắc lỗi cho các em tập viết.
HS:- Đọc lại đoạn viết và viết các từ khó trong bài.
GV:- Nhận xét HS tập viết từ khó, đọc từng câu cho các em viết bài, mỗi câu đọc từ 4 đến 6 lần cho các em viết, đối với HSY đánh vần cho các em viết bài.
HS:- Viết bài chính tả .
GV:- HD bài tập áp dụng điền vần và bài tập 2 trên bảng cho các em hiểu và làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
3/ Củng cố:
GV:- Thu vở chấm chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng
4/ Dặn dò: - Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới.
HĐ1: Chữa bài tập kiểm tra giữa kì 1.
HĐ2: Bài mới
Hướng dẫn hs nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số( không nhớ)
GV: viết phép nhân lên bảng.
HS: 1 em lên bảng đặt tính và tính, các hs khác đặt tính và làm tính vào vở.
HS: Nêu cách tính.
Cả lớp và gv nhận xét.
Cho hs so sánh kết quả của mỗi lần nhân, để nhận thấy phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
Hướng dẫn hs nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số(có nhớ)
GV: số( không nhớ)
GV: viết phép nhân lên bảng
1 hs khá lên bảng đặt tính, các em khác làm vào vở.
HS: Đối chiếu kết quả làm bài với bài trên bảng.
Cho hs so sánh kết quả của mỗi lần nhân, để nhận thấy phép nhân này là:phép nhân có nhớ.
HĐ3:Thực hành
BT1: 2 em lên bảng làm bài.
GV và cả lớp kiểm tra kết quả.
BT2: HS tự làm bài
HS: Nêu cách làm và nêu giá trị của biểu thức ở mỗi ô.
BT3: HS nêu cách tính giá trị của mỗi biểu thức.
2 em làm trên bảng, còn lại làm bài vào vở.
GV: Thu vở chấm bài, nhận xét.
BT4: Giải toán
HS: Đọc và phân tích đề bài.
1 em làm trên bảng, còn lại làm vào vở.
GV: Thu vở chấm bài, nhận xét.
HĐ4: Củng cố
GV: Nhận xét tiết học.
TNXH 3: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
LT&C 4: ÔN TẬP TIẾT 6
I/ Mục tiêu:
N3: - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội , ngoại và biết cách xưng hô đúng.
N4: Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu , vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Tranh vẽ về thần kinh.
N4: Viết sẳn yêu cầu bài tập 2 lên bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tìm hiểu bài mới. quan sát hình vẽ họ nội, họ ngoại
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD và nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em tìm hiểu bài học qua tranh minh hoạ.
HS:- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi gợi ý.
GV:- Gọi các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý, lớp bổ sung ý.
- Giảng giải giúp các em hiểu mối quan hệ họ nội, họ ngoại.
- Rút ra nội dung ghi nhớ trong bài và cho các em tập đọc phần ghi nhơ SGK.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
3/ Củng cố:
HS:- Đọc phần ghi nhớ.
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
1.Bài mới:
HĐ1: GTB
HĐ2: 
HS: Đọc đoạn văn.
Y/c hs tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau: 
Tiếng chỉ có vần và thanh.
Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh
HS: 1 em làm bài trên phiếu, các em còn lại làm vào vở BT.
Cả lớp và gv nhận xét.
GV: Đính kết quả đúng lên bảng.
HĐ3: Củng cố từ đơn, từ láy
GV: Giao việc
Y/c hs tìm trong đoạn văn trên:
-3 từ đơn
-3 từ láy
HS: Phát biểu
GV: Nêu kết quả đúng
HĐ4: Củng cố lại danh từ, động từ
GV: Giao việc
Y/c hs tìm trong đoạn văn trên:
-3 danh từ
-3 động từ
HS: Phát biểu
GV: Nêu kết quả đúng
3. Củng cố:
GV: Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
LT&C 3: SO SÁNH – DẤU CHẤM
TẬP LÀM VĂN 4: ÔN TẬP ( KIỂM TRA) TIẾT 7. 
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).
 - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn(BT3).
N4: Dựa vào Bài Luyện Tập tiết 7 chọn câu trả lời đúng.
II/ Chuẩn bị:
N3: SGK, vở bài tập
N4: SGK, Phô tô 8 câu hỏi ( đề)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD bài tập 1: so sánh âm thanh với âm thanh . Gọi HS trả lời.
HS:- Trả lời theo yêu cầu.
GV: - HD bài tập 2: so sánh âm thanh với âm thanh .
HS:- Tiếp tục làm bài .
GV:- HD HS dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
HS:- Làm bài tập 3 vào vở.
GV:- Thu vở chấm chữa bài tập HD lại bài tập sai cho các em sưa lại.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài mới: Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì?
1/ ÔĐTC:
2/ KTBC:
3/ Bài mới: g/thiệu.
Phát đề k/tra cho h/s.
H.dẫn cách làm ( ôn luyện).
H/ S làm bài.
- Giúp h/s làm bài.
- Giúp h/s làm bài.
4/ Thu bài, chấm diểm.
- Nhận xét, tuyên dương.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: ý b( Hòn Đất)
Câu 2: ý c( Vùng biển)
Câu 3: ý c ( Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới)
Câu 4: ý b ( Vòi vọi)
Câu 5: ý b ( Chỉ có vần và thanh)
Câu 6: ý a ( Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa) 
Câu 7: ý c ( Thần tiên)
Câu 8: ý c ( chị Sứ, Hòn Đất, núi Ba Thê)

File đính kèm:

  • docTHỨ NĂM.doc
Giáo án liên quan