Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ hai

I/ Mục tiêu:

N3: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

 - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

 - Làm được các bài tập: 1,2, 3(a).

N4: -Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHKI ( Khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đã đọc.

-Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II/ ĐDHT: N3: - Sách giáo khoa, vở bài tập, thước đo.

 N4: - Sách giáo khoa, PBT.

III/ Các hoạt động học tập:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
TOÁN 3: 	 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
TẬP ĐỌC 4: ÔN TẬP (TIẾT 1) 
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
 - Làm được các bài tập: 1,2, 3(a).
N4: -Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHKI ( Khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đã đọc.
-Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II/ ĐDHT: N3: - Sách giáo khoa, vở bài tập, thước đo.
 N4: - Sách giáo khoa, PBT.
III/ Các hoạt động học tập:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng chia 7
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
 - HD HS làm bài tập 1 và gọi các em lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Nhận xét và giúp các em Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)và hướng dẫn tiếp bài tập 2,3 Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm lớp làm bài vào vở tập.
GV:- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét sữa bài và HD thêm b/tập 3. 
GV:- Chấm bài và nh/xét bài làm của h/s.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Thực hành đo độ dài (tt).
HĐ1: GTB
HĐ2: Ôn Luyện tập đọc
HĐ3: HS đọc yc của bài
GV: Nêu câu hỏi
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”
HS: Phát biểu. GV: Ghi bảng.
GV: Giao việc, phát PBT.
Ghi lại những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân vào bảng theo mẫu sau:
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
HS: Đọc thầm lại các truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu, người ăn xin., suy nghĩ , trao đổi theo cặp.
HS: Dán kết quả làm bài trên bảng lớp.
Cả lớp và gv nhận xét.
GV: Đính kết quả đúng lên bảng.
HĐ4: : Tìm đoạn văn có giọng đọc.
HS: Đọc yc của bài
Y/c hs tìm nhanh trong bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu.
GV: Nhận xét kết luận.
Tổ chức hs thi đọc diễn cảm, thể hiện sự khác biệt giọng đọc ở mỗi đoạn.
3 hs lên thi đọc diễn cảm.
Cả lớp và gv nhận xét.
2. Củng cố: Nhận xét tiết học.
TĐ-KC 3: GIỌNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
TOÁN 4: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
N3: TẬP ĐỌC:
 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, nghỉ hơi đúng các dấu chấm, phẩy.
 - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 KỂ CHUYỆN:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
N4::
-Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
-Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II/ ĐDDH:
N3: - SGK, tranh minh hoạ kể chuyện
N4: - SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tập đọc bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - Đọc bài lần một, HD các em cách đọc đúng, rành mạch và nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.(nhóm)
 - HSY: đánh vần đọc được đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi HS đọc theo từng câu, nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD các em luyện đọc từ khó trong bài.
HS:- Luyện đọc từ khó và tập đọc bài theo yêu cầu .
GV:- Giao nhiệm vụ cho 2HS: Xinh kèm bạn (Dung, Liễu, Nương) Sương kèm bạn (Đế, Xông, Hiền) đọc theo từng câu, đoạn.
HS:- Tiếp tục luyện đọc và tập tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK.
3/ Củng cố , dặn do:
HĐ1: KT bài tập 3tr55.
HĐ2: Luyện tập
BT1: Củng cố góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
GV: Đính BT1 lên bảng, yc hs nêu tên các góc có trong mỗi hình.
HS: Quan sát, nêu tên góc.
Cả lớp và gv nhận xét.
BT2: Trắc nghiệm Đ;S
HS: đọc yc BT2.
GV: Vẽ hình BT2 lên bảng.
HS: Quan sát hình vẽ, trả lời.
Cả lớp và gv nhận xét.
KQ: AB là đường cao của hình tam giác ABC.
BT3: Thực hành vẽ hình vuông.
HS: đọc yc của BT3.
1 em vẽ trên bảng, các em còn lại vẽ vào vở.
GV: Chấm bài, hướng dân nhận xét bài trên bảng.
*BT4: 
HS: đọc yc của BT4
HS: xung phong lên bảng làm 
Cả lớp và gv nhận xét.
KQ: Tên các HCN
ABCD; MNCD; ABNM.
Cạnh AB// với cạnh MN và cạnh DC.
HĐ3: Củng cố
GV: Nhận xét tiết học.
TĐ-KC 3: GIỌNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
LỊCH SỬ4: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM 
 LƯỢC LẦN THỨ NHẤT
I/ Mục tiêu:
N3: (tiết 1).
N4: -Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.
+Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+Tường thuật ( sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
-Hiểu đôi nét về lê Hoàn.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tiếp tục luyện đọc bài tiết 1và tập tìm hiểu nội dung bài học dựa vào câu hỏi gợi ý.
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
+ Chuyện gì xãy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
GV:- Gọi các em đọc và lần lược trả lời các câu hỏi trên, lớp nhận xét. GV giảng giải một số từ ngữ và rút ra nội dung bài học.Gọi các em luyện đọc lại bài .
HS:- luyện đọc lại bài.
GV:- HD các em tập kể chuyện theo đoạn.
HS: - Tập kể chuyện theo từng đoạn.
GV:- Gọi các em kể chuyện theo đoạn. nhận xét tuyện dương các em. Cho các em luyện đọc lại bài và nhắc lại nội dung cả bài học.
HS:- Luyện đọc bài và nhắc lại nội dung bài học.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Thư gửi bà.
1. KT: 
Câu 1.Sau khi Ngô Quyền mất đất nước ta như thế nào? Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
2.Bài mới:
HĐ1: 
GV: Giúp hs hiểu được bối cảnh của đất nước buổi đầu độc lập.
HĐ2: 
HS: Đọc SGK, đoạn: “ Năm 979,... sử cũ gọi nhà Tiền Lê.”
GV đặt vấn đề:
-Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
-Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
HS: Thảo luận theo cặp.
Đại diện nhóm trình bày.
GV: KL
*GT đôi nét về Lê Hoàn.
HĐ3: Tìm hiểu diễn biến cuả cuộc kháng chiến chống quân Tống.
GV: Giao PBT cho hs.
HS: Trao đổi theo nhóm.
GV: Gọi hs thuật lại (lược đồ) diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
HĐ3: GV: Nêu câu hỏi cho hs thảo luận.
H’: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
Đại diện nhóm trả lời.
KL: -Nền độc lập của của nước nhà đ/giữ vững.
-Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh,...
3.Củng cố: Tổng kết bài.
THỦ CÔNG 3: ÔN TẬP CHƯƠNG I. PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH 
KĨ THUẬT 4: KHÂU ĐỘT MAU 
I/ Mục tiêu:
N3:- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
 - Làm ít nhất 2 đồ chơi đã học.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC: KT dụng cụ học tập
2/ Bài mới:
HS:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tiết thủ công: gấp, cắt, dán.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD các em củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
 - Làm ít nhất 2 đồ chơi đã học.
 - Cho các em thực hành theo quy trình đã học.
HS:- Thực hành theo quy trình.
GV:- Quan sát và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu của tiết học.
HS:- Thực hành theo yêu cầu.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập gấp bông hoa và chuẩn bị bài mới : Cắt, dán chữ I,T.
1. KT: NT kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu.
GV: giới thiệu mẫu đường khâu đột mau.
HS: quan sát các mũi khâu đột mau, nhận xét đặc điểm của mũi khâu đột mau.
HS: Nêu nhận xét.
GVKL: 
Mặc phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường. Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
HĐ2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
GV: Treo tranh quy trình khâu khâu đột mau.
HS: Quan sát và nêu các bước của quy trình khâu đột mau.
HS: Nêu
GVKL: 
-Khâu theo chiều từ phải sang trái.
-Lùi1, tiến 3.
HS: Đọc mục 2 của phần ghi nhớ.
3. Củng cố: 
Y/c hs nêu lại quy trình khâu đột mau.
GV: Nhận xét tiết học.
ATGT: BÀI 5 EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG (T1)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em biết phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người.
Lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ trong SGK..
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
TG
HĐ CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định: Hát
2/ KTBC:
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài.
Cho các em quan sát trang ở SGK.
HD các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý.
Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người:
+ Nhiệm vụ của HS là phải thực hiện đúng LGT và phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Khi đi xe đạp, xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm để được an toàn.
HD các em biết Lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông.
Rút ra phần ghi nhớ: Khi tham gia giao thông cần có phương tiện tốt và chấp hành luật giao thông đường bộ.
4/ Củng cố dặn dò: em làm gì để giữ an toàn giao thông?
 - Hát
Quan sát
Trả lời và nhận xét bổ sung.
Nghe hướng dẫn
- Nhắc lại phần ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTHƯ HAI.doc
Giáo án liên quan