Giáo án lớp 3 - Tuần 1

Cậu bé thông minh

Đọc , viết , so sánh các số

có ba chữ số

Bài 1 : Kính yêu Bác Hồ

( tiết 1 )

Cộng , trừ các số có ba chữ số

( không nhớ )

Nghe – viết : Cậu bé thông minh

Bài 1 : Hoạt động thở và cơ quan

hô hấp

Hai bàn tay em

Luyện tập

Ôn về từ chỉ sự vật . So sánh

Bài 1 : Gấp tàu thuỷ hai ống khói

( tiết 1 )

Ôn chữ hoa A

Cộng các số có ba chữ số

( có nhớ một lần )

Nghe – viết : Chơi chuyền

Nói về Đội TNTP .

Điền vào giấy tờ in sẵn

Luyện tập

Bài 2 : Nên thở như thế nào ?

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hít thở sâu.
+Nêu ích lợi của việc thở sâu.
* Kết luận: Hoạt động hít vào, thở ra liên tục và đều đặn là hoạt động hô hấp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp.
-Yêu cầu HS mở SGK, quan sát H2, sau đó hỏi đáp với nhau về cơ quan hô hấp.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
-Gọi một số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp.
-Cô giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
*Kết luận:
-Cơ quan hô hấp thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
-Cơ quan hô hấp bao gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
-Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
4- Củng cố-Dặn dò:
- Cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày. ( Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ…rơi vào đường thở)
 - Yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trang 5 SGK.
-Thực hiện.
-Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
-1HS thực hiện, cả lớp quan sát.
-Thực hiện 
-Khi hít vào lồng ngực phồng lên
-Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống 
-Khi hít thở sâu lồng ngực phồng lên to hơn.
-Nhận được nhiều không khí 
-Chú ý lắng nghe.
-HS quan sát hình và hỏi, đáp với nhau.
-Một số cặp HS hỏi, đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Chú ý lắng nghe.
***********************
Thứ ………. Ngày ……… tháng ……… năm 2013
TẬP ĐỌC
HAI BÀN TAY EM
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng , rành mạch , biết nghĩ hơi đúng sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ .
- Hiểu ND : Hai bai2n tay rất đẹp , rất có ích
II. Độ dùng dạy – học :
Tranh minh họa bài thơ trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn nội dung hướng dẫn HS luyện đọc.
 III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Cô
Hoạt động của HS
1- Ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nối tiếp nhau kể chuyện Cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Nhận xét , ghi điểm .
3- Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 Tiếp theo truyện đọc Cậu bé thông minh, hôm nay các em sẽ học một bài thơ về đôi bàn tay của em. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu hai bàn tay đáng quý, đáng yêu và cần thết như thế nào đối với chúng ta.
b/ Luyện đọc:
- Cô đọc diễn cảm toàn bài: với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
c/ Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng dòng thơ.
- Cho HS đọc nối tiếp các dòng thơ. 
Cô theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Cho HS đọc nối tiếp các dòng thơ, kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên.
- Cô giúp HS hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Cho HS chia nhóm 2 để đọc nối tiếp.
* Đọc đồng thanh: Cho HS đọc đồng thanh.
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm khổ thơ đầu, trả lời:
+Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên?
-Cho HS đọc thầm các khổ thơ còn lại, trả lời:
+Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
d- Luyện đọc lại:
-GV cho HS đọc lại bài thơ.
-Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xóa dần bảng, đọc nối tiếp.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cônhận xét tuyên dương những HS thuộc bài, đọc hay.
4- Củng cố -Dặn dò:
+ Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Nhận xét tiết học .
- HS thực hiện .
-Chú ý lắng nghe 
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng.
-Mỗi HS đọc một khổ thơ, nối tiếp nhau đến hết bài.
-1HS đọc chú giải trong SGK.
-Luyện đọc theo nhóm đôi.
-Thực hiện 
-Hai bàn tay của bé với những nụ hoa hồng, những ngón tay xinh xinh như những cánh hoa.
-Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé.
Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc.
- Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.
-HS tự do phát biểu ý kiến.
-1 HS đọc to cho cả lớp nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS thi đọc 
-Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, đọc thuộc nhất 
- HS trả lời .
TOÁN
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu :
- Biết cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) .
- Biết giải bài toán về “ Tìm x” , giải toán có lời văn ( có một phép trừ ) .
- Làm BT 1 , BT 2 , BT 3 .
II. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Cô
Hoạt động của HS
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đặt tính rồi tính 
352 + 416 ; 732 – 511.
- Nhận xét , ghi điểm .
3-Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Trong giờ học hôm nay, các em sẽ củng cố kỹ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số và giải bài toán có lời văn.
b. Luyện tập
BT 1:
-BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-Cho HS đổi vở để kiểm tra bài của nhau, rồi chữa bài.
BT 2:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng.
BT 3:
-Gọi HS đọc đề bài.
+Đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu người?
+Trong đó có bao nhiêu nam?
+Muốn tính số nữ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài.
4-Củng cố-Dặn dò:
- Gọi HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng.
-Về nhà làm thêm BT về cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- HS làm bài
-Đặt tính rồi tính.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Thực hiện.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
x – 125 = 344 x = 125 = 266
x = 344 + 125 x = 266 - 125
x = 469 x= 141
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
-Có 285 người.
-Trong đó có 140 nam.
-Ta thực hiện phép trừ 285 – 140.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
Số nữ có trong đội đồng diễn là:
285 – 140 = 145 ( người)
 Đáp số: 145 người 
-Thực hiện 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
 I. Mục tiêu :
 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 )
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ ( BT2 )
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó ( BT3 ) .
 II. Đồ dùng dạy – học :
Bảng phụ viết nội dung BT1. 
Bảng lớp viết nội dung BT2. 
 III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Cô
Hoạt động của HS
1- Ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Cô nêu về tác dụng của tiết LT&C mà HS đã được làm quen từ lớp 2, tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
3- Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 Trong tiết học LT&C hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay.
b/ Luyện tập
BT 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 1
-Cô nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.	
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-Hướng dẫn HS làm bài mẫu.
+Cho HS đọc lại câu thơ trong phần a.
+Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ trên.
+Hai bàn tay em được so sánh với gì?
+Vì sao hai bàn tay em bé lại được so sánh với hoa đầu cành?
-Hướng dẫn làm các phần còn lại 
-Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày bài làm.
-Tổ chức cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
BT 3: (Không yêu cầu nêu lý do vì sao thích hình ảnh so sánh)
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-Động viên HS phát biểu ý kiến.
4- Củng cố -Dặn dò:
+ Em thích hình ảnh so sánh nào ở BT 2? Vì sao?
- Về nhà ôn lại những từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học.
- Nhận xét tiết học .
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Chú ý lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lên bảng trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
 Tay em đánh răng 
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc 
 Tóc ngời ánh mai.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-2HS đọc: Hai bàn tay em 
 Như hoa đầu cành.
-Hai bàn tay em và hoa đầu cành.
-Được so sánh với hoa đầu cành.
-Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa.
-HS làm bài cá nhân.
-Thực hiện.
-Thực hiện.
-Chú ý lắng nghe.Chữa bài vào vở.
*Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
Cánh diều được so sánh với dấu á.
Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
 -HS tự do phát biểu theo suy nghĩ của mình.
 - HS có thể phát biểu: VD: Em thích hình ảnh so sánh b vì cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch.
THỦ CÔNG
 Bài 1
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu :
- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khối .
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng , phẳng . Tàu thuỷ tương đối cân đối .
 II. Đồ dùng dạy – học ;
 - Mẫu tàu thủy hai ống khói gấp bằng giấy có kích thước lớn để HS cả lớp quan sát được.
 - Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
 - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
 III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Cô
Hoạt động của HS
1- Ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra bài cũ: 
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của HS chuẩn bị cho tiết học.
3- Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 Tiết học thủ công hôm nay, giúp các em làm đồ chơi được gấp như tàu thủy. Đó là bài Gấp tàu thủy hai ống khói.
b/ Phát triển hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-Cô giới thiệu mẫu Tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+Tàu thủy hai ống khói có đặc điểm, hình dáng như thế nào?
Cô giải thích: Trong thực tế Tàu thủy được làm bằng sắt, thép dùng để chở hành khách, vận chuyển hàng hóa trên sông biển.
-Gọi HS lên bảng mở dần tàu thủy hai ống khói mẫu cho tới khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.
Hoạt động 2: Cô hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
-Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra H2.
Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
-Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào tiếp giáp ở điểm O được H3.
-Lật H3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 
4 đỉnh của H4 vào điểm O được H5.
-Lật H5 ra mặt sau được H6. 
-Trên H6 có 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có 2 tam giác, cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên.
-Lồ

File đính kèm:

  • docTuan 1 lop 3.doc
Giáo án liên quan