Giáo án lớp 3 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

* Tập đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo(1)- Ra quyết định(2)- Giải quyết vấn đề(3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au: giấy, kéo. Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2014
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 2: Hai bàn tay em (SGK/ 7)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ. Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
 + Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
- Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh đọc nối tiếp 5 khổ thơ trong bài , GV sửa sai kết hợp giải nghĩa từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
 + Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
- Đọc đồng thanh cả bài.
b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi:
 + Hai bàn tay của em bé được so sánh với gì? (So sánh với nụ hoa hồng.)
 + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? (Lúc bé ngủ, hai tay ngủ cùng bé, lúc bé đánh răng rửa mặt tay cũng theo cùng, khi bé buồn thì tay thủ thì cùng bé.)
 + Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? (Học sinh trình bày theo ý của mình.)
- Học thuộc lòng bài thơ.
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
 + Học sinh thi học thuộc bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Trong câu chuyện này em thích ai (nhân vật nào)? Vì sao?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
- Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh (SGK/ 8)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1). Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2). Không yêu cầu nêu lí do vì sao thích hình ảnh so sánh (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: GV nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu mà học sinh đã quen từ lớp.
2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
- Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Một học sinh lên bảng làm mẫu, tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1.
- Cả lớp làm vào vở.
Lời giải: 	Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
- Sửa bài tập.
Bài tập 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu.
- Một học sinh làm mẫu. Cả lớp làm bài. Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
 + Câu b: Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
 + Câu c: Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
 + Câu d: Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh trong lớp nối tiếp phát biểu nêu ý kiến của mình về hình ảnh so sánh ở bài tập 2 mà các em thích.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại bài- Dặn dò: quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì. Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: TOÁN
Tiết 3: Luyện tập (SGK/ 4)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. MỤC TIÊU: - Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). 
- Biết giải bài toán về "Tìm x", giải toán có lời văn (có một phép trừ). Bài 1, bài 2, bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Cộng, trừ các số có ba chữ số. 
- 2-3 HS lên bảng làm bài tập. 
- GV sửa bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thực hành:
* Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. 
- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, sửa sai. Kết quả: a) 729; 889; 746; b) 343; 333; 413
* Bài 2: Yêu cầu HS nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x. 
- HS làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, sửa sai. 
Kết quả:a) x = 469; b) x = 141
* Bài 3: Bài toán, giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn: Lớp làm bài vào vở 
-1 HS làm bảng phụ 
- Lớp nhận xét sửa sai.
Bài giải:
Số nữ có trong đội đồng diễn là:
285 – 140 = 145 (người)
Đáp số: 145 nữ
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tìm số bị trừ; tìm số hạng. 
- Dặn chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (SGK/ 4,5)
TGDK: 35 phút
I. MỤC TIÊU: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Sự thay đổi của lồng ngực.
Mục tiêu: Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Phương pháp: Thảo luận. Hình thức: nhóm đôi.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Cả lớp thực hiện trò chơi: “Bịt mũi nín thở”.
- Bước 2: 
 + 1 học sinh lên thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK, cả lớp quan sát. Sau đó cả lớp cùng thực hiện động tác trên.
 + Học sinh nhận xét: sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức. So sánh lồng ngực khi hít thở bình thường và khi thở sâu. 
 + Nêu ích lợi của việc thở sâu.
Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra.
b. Hoạt động 2: Vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận hô hấp; đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
Phương pháp: Thảo luận. Hình thức: nhóm bốn.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp. Quan sát hình 2 SGK trang 5, hỏi và trả lời theo nhóm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp: Một số cặp lên hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại bài
- Dặn dò: Mang gương soi cho bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN : MĨ THUẬT
Tiết 1 : Xem tranh thiếu nhi.
TGDK: 35 phút
I- MỤC TIÊU.
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài của môi trường.
- HS biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.
 Sưu tầm 1 số tranh về bảo vệ môi trường.Tranh của họa sĩ vẽ về đề tài môi trường.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1.Giới thiệu bài : Tranh vẽ của thiếu nhi rất đỗi quen thuộc đối với chúng ta
2 HĐ1: Xem tranh.
- GV treo 1 số bức tranh về đề tài môi trường và gợi ý.
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập :
- GV y/c các nhóm trình bày.
 + Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Hình dáng, động tác của hình ảnh chính như thế nào ?
+ Diễn ra ở đâu ?
+ Trong tranh được sử dụng những màu nào?
+ Màu nào được sử dụng nhiều nhất ?
- HS trả lời theo cảm nhận riêng
- GV tóm tắt.
HĐ2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về tiết học. Khen gợi, biểu dương 1 số HS và các nhóm tích cực phát biểu XD bài.
- GV động viên HS yếu...
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà quan sát 1 số đồ vật có trang trí đường diềm.
IV. BỔ SUNG: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2014
MÔN: TẬP VIẾT
Tiết 1: Ôn chữ hoa A
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. MỤC TIÊU: Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em … đỡ đần (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa A. Tên riêng Vừ A Dính 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mở đầu: Giáo viên nhắc lại một số yêu cầu của giờ học tập viết nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.
2. Bài mới: 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1.doc
Giáo án liên quan