Giáo án lớp 3 môn Toán

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS:

• Củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

• Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các bảng nhân, bảng chia đã học.
-Nhận xét tiết học.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Có 24 cái cốc, được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái cốc?
- Có tất cả 24 cái cốc. 
- Nghĩa là chia 24 cái cốc thành 4 phần bằng nhau.
- Tìm số cốc trong mỗi chiếc hộp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số cốc có trong mỗi chiếc hộp là:
24 : 4 = 6 (cái cốc)
 Đáp số: 6 cái cốc.
- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
TIEÁT 10
LUYEÄN TAÄP
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS:
Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu phép tính.
Củng cố vẽ biểu tượng về ¼ .
Giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
Xếp hình theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Hình vẽ trong bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YEÁU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 9.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. DẠY- HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Củng cố về tình giá trị của biểu thức
Bài 1
- Đưa ra biểu thức: 4 x 2 + 7
- Yêu cầu HS nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên:
+ Cách 1:
4 x 2 + 7 = 8 + 7
 = 15
+ Cách 2:
4 x 2 + 7 = 4 x 9
 = 36
- Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Lưu ý, biểu thức ở phần c) tính lần lượt từ trái sang phải.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt? Vì sao?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vịt? Vì sao?
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Tổ chức cho HS thi xếp hình. Trong thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- Cách 1 đúng, cách 2 sai.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Hình a) đã khoanh vào một phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt, hình a) đã khoanh vào 3 con vịt.
- Hình b) đã khoanh vào một phần ba số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b) đã khoanh vào 4 con vịt.
- Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Bài giải
Bốn bàn có số học sinh là:
	2 x 4 = 8 (học sinh)
	Đáp số: 8 học sinh.
- Xếp thành hình chiếc mũ như sau:
TIEÁT 11
OÂN TAÄP VEÀ HÌNH HOÏC
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
Thực hành tính độ dài đường gấp khúc, chu vi của một hình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YEÁU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 10.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. DẠY- HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu phần a).
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS đọc đề bài phần b).
- Hãy nêu cách tính chu vi của một hình.
- Một hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh. 
- Hãy tính chu vii của hình tam giác này.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Mở rộng bài toán:
- Em có nhận xét gì về chu vi của hình tam giác MNP và của đường gấp khúc ANCD.
- Đưa ra khung gỗ, tre, dây có đánh dấu các đoạn thẳng như đường gấp khúc ABCD, sau đó chập hai đầu A, D lại với nhau và hỏi:
+ Khi cô (thầy) chập hai đầu của đường gấp khúc ABCD lại với nhau thì ta được hình gì?
+ Chu vi của hình tam giác này như thế nào so với độ dài của đường gấp khúc ban đầu? Vì sao?
- Vậy ta có thể nói chu vi của hình tam giác ABC chính là độ dài đường gấp khúc ABCD có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
Mở rộng bài toán:
- Có nhận xét gì về độ dài các cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD?
- Có nhận xét gì về độ dài của các cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD?
- Vậy trong hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau.
Bài 3
- Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng phần hình như hình bên.
- Yêu cầu HS đếm số hình vuông có trong hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh số.
+ Có 5 hình vuông, đó là hình (1 + 2), hình 3, hình (4 + 5), hình 6, hình (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6).
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác:
+ Có 6 hình tam giác đó là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình (2 + 3 + 4), hình (1 + 6 + 5).
Bài 4
- Giúp HS xác định yêu cầu của đề, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ và tự làm bài.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS đặt tên các điểm có trong hình và gọi tên các hình tam giác, tứ giác có trong hình.
b) Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ một đỉnh của hình tứ giác.
- Các tứ giác có trong hình bên là: ABCD, ABCM
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, về chu vi các hình, độ dài đường gấp khúc.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng tạo thành, đó là AB, BC, CD. Độ dài của đoạn thẳng AB là 34 cm, BC là 12 cm, CD là 40 cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
	34 + 12 + 40 = 86 (cm)
	Đáp số: 86 cm.
Tính chu vi hình tam giác MNP
- Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Hình tam giác MNP có ba cạnh, đó là MN, NP, PM. Độ dài của MN là 34 cm, NP là 12 cm, PM là 40 cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
	34 + 12 + 40 = 86 (cm)
	Đáp số: 86 cm.
- Chu vi hình tam giác MNP bằng độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Ta được hình tam giác ABC, điểm D trùng với điểm A.
- Chu vi của hình tam giác này bằng độ dài của đường gấp khúc ban đầu, vì các cạnh của hình tam giác có độ dài bằng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc.
- Làm bài:
	Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
	3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
	Đáp số: 10 cm.
- Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau và bằng 3 cm.
- Độ dài cạnh AD và BC bằng nhau và bằng 2 cm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Ba hình tam giác là: ABD, ADC, ABC.
TIEÁT 12
OÂN TAÄP VEÀ GIAÛI TOAÙN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố về kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Giới thiệu bài toán về tìm phần hơn (phần kém).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YEÁU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIEÅM TRA BAØI CUÕ: 5’
– Kieåm tra caùc kieán thöùc ñaõ hoïc cuûa tieát 11.
– Nhaän xeùt, chöõa baøi vaø cho ñieåm hoïc sinh.
2. DAÏY HOÏC BAØI MÔÙI
2.1. Giôùi thieäu baøi
– Neâu muïc tieâu giôø hoïc vaø ghi teân baøi leân baûng.
2.2. Höôùng daãn oân taäp baøi toaùn veà nhieàu hôn, ít hôn.
Baøi 1:
– Goïi 1 HS ñoïc ñeà baøi.
– Xaùc ñònh daïng toaùn veà nhieàu hôn.
– Höôùng daãn HS veõ sô ñoà baøi toaùn roài giaûi.
– Chöõa baøi vaø cho ñieåm HS.
Baøi 2
– Yeâu caàu HS ñoïc ñeà baøi.
– Baøi toaùn thuoäc daïng toaùn gì?
– Soá xaêng buoûi chieàu cöûa haøng baùn ñöôïc laø soá lôùn hay soá beù?
– Höôùng daãn HS veõ sô ñoà baøi toaùn roài giaûi.
 – Chöõa baøi vaø cho ñieåm hoïc sinh.
2.3. Giới thiệu bài toán tìm phần hơn (phần kém)
Bài mẫu
- Gọi 1 HS đọc đề bài bài 3, phần a).
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và phân tính đề bài.
- Hàng trên có mấy quả cam?
- Hàng dưới có mấy quả cam?
- Vậy, hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
- Con làm như thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam?
- Bạn nào có thể đọc câu trả lời cho lời giải của bài toán này?
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải.
- Kết luận: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
- Nêu bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có 5 quả cam. Hỏi hàng dưới có ít hơn hàng trên bao nhiêu quả cam?
- Vì sao con biết hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam?
- Hãy đọc câu trả lời của bài toán này.
- Trình bày lời giải sau đó rút ra kết luận: Đây là bài toán tìm phần kém của số bé so với số lớn. Để giải bài toán này chúng ta cũng thực hiện phép trừ số lớn cho số bé. 
Bài 3b.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ cho HS rồi yêu cầu các em viết lời giải.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS xác định dạng toán, sau đó vẽ sơ đồ bài toán cho các em và yêu cầu các em trình bày bài giải.
- Chữa bài và cho điểm HS.
 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các dạng toán đã học.
-Nhận xét tiết học.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- Đội Một trồng được 230 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 90 cây. Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
Tóm tắt.
Bài giải
Đội Hai trồng được số cây là:
 230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số: 320 cây
- Một cửa hàng buổi sáng bán được 635 l xăng, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 128 l xăng. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng?
- Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
- Là số bé.
Tóm tắt
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
 635 -128 = 507 (l)
 Đáp số: 507 l xăng
- Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có 5 quả cam. Hỏi hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
- Hàng trên có 7 quả cam.
- Hàng dưới có 5 quả cam.
- Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam.
- Con thực hiện phép tính 7 – 5 = 2.
-HS đọc: số cam hàng trên nhiều hơn

File đính kèm:

  • docTOAN.doc
Giáo án liên quan