Giáo án lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 12 môn Tiếng Việt

 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

 - Củng cố cách viết chữ hoa đã học thông qua bài tập ứng dụng sau.

 - Viết tên riêng Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng, Gia-rai.

 - Viết bài ứng dụng là 1 đoạn văn.

 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.GV giao nhiệm vụ.

 - Đây là bài viết ở nhà-GV yêu cầu HS viết bài theo yêu cầu của từng bài tập.

 - Chú ý viết nối nét cong của chữ hoa với nét cong của chữ thường. Nét móc của chữ hoa với nét móc của chữ thường.

 - Chú ý đặt bút đúng điểm viết,viết đúng độ cao của từng chữ.

 - Nhất là đoạn văn HS phải đọc kỹ để hiểu nội dung bài-Viết đúng chính tả,khoảng cách các chữ phải đều nhau.

 - GV nhắc HS hôm sau nộp vở Tập Viết để GV chấm bài. Nhắc HS viết đẹp cẩn thận.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 12 môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vở Tập Viết để GV chấm bài. Nhắc HS viết đẹp cẩn thận. 
Tuần 10 
ÔN CHỮ HOA G (TIẾP)
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa G ( Gi) thông qua các bài tập ứng dụng.
+ Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Ông Gióng
+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
 “ Gió đưa cành trúc la đà 
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.”
 II.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T
Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết của HS-Chấm 1 số vở và yêu cầu HS viết các từ: Gò Công; G.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn luyện viết trên bảng con.
a.Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu HS đọc bài viết .Tìm và nêu các chữ hoa có trong bài?
- GV:Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố cách viết chữ hoa G trong chữ Gi
- GV treo bìa chữ G lên bảng.Hỏi:
- Chữ G được viết mấy nét?
+ Nét 1 viết hoa giống chữ gì?
+ Nét 2 là nét gì? 
- GV vừa nói vừa viết mẫu.
 Chữ G được viết liền với chữ “i” thành chữ Gi (Giê-i) :Độ cao chữ G là 4 ô li phần trên được viết gần giống chữ hoa C, cao 2,5 ô li phần nét khuyết cần viết thẳng và cân đối kéo xuống 1,5 ô li.Từ G nối sang “i”tạo thành Gi.
- GV đưa tiếp chữ hoa Ô,T.
- Chữ Ô được viết 1 nét,phần cuối nét
 lượn cong vào bụng chữ,không to quá hay nhỏ quá.
- Chữ T cao bằng chữ hoa Ô cũng được viết 1 nét, phần đầu nét chú ý viết phối hợp 2 nét cơ bản cong trái nhỏ và lượn ngang,sau đó lượn đầu bút trở lại tạo thành vòng xoắn ở đầu chữ rồi viết tiếp nét cơ bản cong trái to,phần cuối nét lượn cong vào trong.
- GV viết mẫu:
………………………………. ………………………………. ……………………………… ……………………………….
- Viết bảng con: Gi, Ô, T mỗi chữ 2 lần.
- Nhận xét cách nối nét chữ “G” sang chữ “i”
 2.Luyện viết từ ứng dụng. 
- GV đưa từ ứng dụng: Ông Gióng.
- Các em có biết Ông Gióng là ai không?
- GV: theo truyền thuyết Ông Gióng quê ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội) là người sống vào thời vua Hùng,đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Trong tư ø ứng dụng có những chữ nào viết 2,5 ô li?
- Chữ nào viết hoa cao 4 ô li.
- GV viết mẫu:Ông Gióng
 ……………………………………….. ………………………………………… ………………………………………….. …………………………………………..
Lưu ý HS cách viết nối nét giữa các chữ
- Viết bảng con:Ông Gióng
- Nhận xét:Chú ý cách viết liền mạch ở chữ Gióng.
c.Luyện viết câu ứng dụng.
- GV đưa câu ứng dụng:
 Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ,canh gà Thọ Xương.
- GV:Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Tiếng chuông ở chùa Trấn Vũ và tiếng gà gáy sáng và gợi cho ta nghĩ đến 1 khung cảnh thật êm ả. 
-Câu ca dao có những chữ nào được viết hoa?Vì sao?
* Bảng con:Gió,Tiếng,Trấn Vũ,Thọ Xương.
* Nhận xét HS viết về cách nối nét.
3.Hướng dẫn viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu viết theo chữ cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Gi
1 dòng chữ Ô và T
2 dòng :Ông Gióng.
2 lần câu ca dao.
- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, lưu ý về độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
4.Chấm, chữa bài.
- GV chấm nhanh khoảng 5 đến7 bài.Nêu nhận xét về các bài đã chấm.
5.Củng cố dặn dò
- Nên học thuộc câu ca dao.
- Luyện viết thêm ở nhà. 
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS:G , Ô , T , X.
- HS quan sát.
- 2 nét
- chữ C 
- Nét khuyết.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng.
- HS trả lời.
- Chữ Ô
- Chữ G
- HS viết bảng con.
- HS đọc
- Gió,Tiếng- Chữ đầu dòng thơ, Trấn Vũ,Thọ Xương là tên riêng
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV.
- Trình bày bài đúng mẫu,đẹp.
Tuần 11 
ÔN CHỮ HOA G( TIẾP)
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết chữ hoa G (Gh) qua các bài tập ứng dụng :
 + Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Ghềnh Ráng.
 + Viết câu ca dao : “ Ai về đến huyện Đông Anh
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương”
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu các chữ viết hoa G,R,Đ
Câu, từ ứng dụng được viết trên giấy có kẻ ô li
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS-Chấm 1 số bài.
- Yêu cầu viết bảng:Ông Gióng,Trấn Vũ.
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết bảng con.
a.Luyện viết chữ hoa.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài tuần11.Tìm và nêu các chữ viết hoa.
- GV:Hôm nay ta củng cố lại cách viết hoa chữ G, R, Đ.
-GV treo chữ mẫu Gh.
+ Chữ G cao mấy ô li?
+ Chữ H cao mấy ô li?
- GV viết và nói:Viết chữ G phần trên giống chữ C, cao 2,5 ô li,phần nét khuyết viết thẳng và cân đối kéo xuống 1,5 ô li.Từ “G” nối sang “h” tạo thành Gh.
- GV đưa tiếp chữ R và hướng dẫn.
- Chữ R gồm 2 nét:Nét 1 là nét móc ngược trái,Nét 2 là nét kết hợp của nét cong trên và móc ngược phải, 2 nét nối với nhau tạo 
thành vòng xoắn giữa thân chữ.
- GV đưa tiếp chữ Đ.
+ Chữ Đ được cấu tạo giống chữ nào đã học?
+ Chữ D và Đ có điểm nào khác nhau?
- GV viết mẫu :
 …………………………………………. …………………………………………... …………………………………………… …………………………………………….
* Viết bảng con:Gh , R , Đ.
* Nhận xét khoảng cách giữa chữ G và h.
b.Luyện viết từ ứng dụng:
- GV đưa từ :Ghềnh Ráng.
- GV: Ghềnh Ráng còn gọi là Mộng Cầm là một thắng cảnh ở Bình Định có bãi tắm rất đẹp
- Trong từ Ghềnh Ráng những chữ nào viết 4 ô li ? 
- Những chữ nào viết 2,5 ô li?
- GV viết mẫu từ: Ghềnh Ráng
 ………………………………….
 ……………………………………
 ……………………………………
 …………………………………..
- Viết bảng con : Ghềnh Ráng.
- Nhận xét: Chú ý khoảng cách chữ G sang “ h” và các chữ khác.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
 Ai về đến huyện Đông Anh
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
- Em có hiểu câu ca dao nói gì không ?
 -GV : Câu ca dao nói lên niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành từ thời An Dương Vương cách đây hàng nghìn năm.
- Trong câu ca dao những tiếng nào được viết hoa âm đầu ? Vì sao?
Viết bảng con : Ai,Ghé,Đông Anh , Loa Thành,Thục Vương
Nhận xét về độ cao, khoảng cách các chữ.
3. Hướng dẫn viết vở:
- GV yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Gh
1 dòng chữ R,Đ
1 dòng Ghềnh Ráng
2 lần câu ca dao
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế ,lưu ý về độ cao, khoảng cách chữ.
4.Chấm chữa bài : 
- Thu 5 đến 7 vở để chấm- nhận xét 
5.Củng cố dặn dò:
Luyện viết ở nhà. Học thuộc câu ca dao. Nhận xét giờ học. 
- 1 HS nêu lại những bài đã học tuần 10.
- 2 HS viết bảng lớp, HS khác viết bảng con.
- HS:G , R , Đ , A , L , C , V.
- HS quan sát.
- Chữ G cao 4 ô li.
- Chữ h cao 2,5 ôli.
- Chữ Đ giống chữ D
- Chữ Đ thêm 1 nét thẳng ngang.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
- Chữ G
- h, g
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Ai, Ghé- vì là chữ đầu dòng 
- Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương- tên riêng
- HS viết bảng con.
- HS viết theo yêu cầu của GV 
- Trình bày bài sạch đẹp.
- HS lắng nghe.
Tuần 12: 
 ÔN CHỮ HOA H
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết chữ hoa H qua các bài tập ứng dụng :
 + Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Hàm Nghi
 + Viết câu ca dao :
 “ Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn”
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu các chữ viết hoa H, N, V
Câu, từ ứng dụng được viết trên giấy có kẻ ô li
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS-Chấm 1 số bài.
- Yêu cầu viết bảng: Ghềnh Ráng, Đông Anh, Ghé
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết bảng con.
a.Luyện viết chữ hoa.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài tuần 12.Tìm và nêu các chữ viết hoa.
- GV:Hôm nay ta củng cố lại cách viết hoa chữ H,N,V
- GV treo chữ mẫu H
+ Chữ H cao mấy ô li? Được viết mấy nét?
- GV viết và nói: Chữ H :Nét 1: Gồm 2 nét cơ 
bản cong trái lượn ngang.
N2: là nét kết hợp của 3 nét cơ bản :
khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải.N3 là nét thẳng đứng chia đôi chữ H.
- GV đưa chữ N. Chữ N gồm có mấy nét?
- Chữ N: Gồm 3 nét móc ngược trái thẳng xiên và móc xuôi phải . 
- Chữ V được viết gồm 3 nét. Nét1 là kết hợp của nét cong trái và lượn ngang,nét 2 là nétsổ thẳng,nét 3 là nét móc xuôi .
- GV viết mẫu:( H,V,V
…………………………………………..
 ………………………………………….. …………………………………………. 
*Viết bảng con: H, N, V
*Nhận xét khoảng cách giữa các nét chữ
b.Luyện viết từ ứng dụng:
- GV đưa từ : Hàm Nghi
- GV: Các em có biết Hàm Nghi là ai không?
GV: Hàm Nghi (1872- 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp , bị thực dân Pháp bắt đưa đi đày ở An-giê-ri rồi bị mất ở đó.
- Trong từ Hàm Nghi những chữ nào viết 2,5ô li ? 
GV viết mẫu từ: Hàm Nghi:
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………..
Viết bảng con 
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sừng đứng trong vịnh Hàn.
- Em có hiểu câu ca dao nói gì không ?
- GV :Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. 
- Trong câu ca dao những từ nào được viết hoa âm đầu ? Vì sao?
Viết bảng con : 
3. Hướng dẫn viết vở:
- GV yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ.
1 dòng chư

File đính kèm:

  • docT VIET.doc
Giáo án liên quan