Giáo án lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 12 môn Đạo đức

I. Mục tiêu.

1. Học sinh hiểu:

- Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ.

- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

2. Học sinh biết yêu quý quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 12 môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Những em mồ côi . . . . được xã hội chăm sóc như thế nào?
- Trường em có hoạt động gì để giúp đỡ những bạn mồ côi . . .
- Học sinh kể: có trại, cô điều dưỡng chăm sóc, được học nghề . . .
- Tặng quà, quần áo . . .
Ý kiến 2:
- Vậy ta phát biểu lại ý này như thế nào cho đúng?
_Vài em phát biểu lại
- Vài em nêu lý do chọn thẻ xanh.
Ý kiến 3:
- Ai xung phong kể về những việc em đã làm để chăm sóc ông bà cha mẹ?
- Vì sao em cho rằng mình phải có bổn phận với người thân trong gia đình?
- Học sinh: lấy tăm, rót nước.
- Vì như thế không khí gia đình mới đầm ấm, vui vẻ.
Giáo viên kết luận: 
- Các ý kiến a, c là đúng.
- Ý kiến b là sai.
Mọi người trong gia đình cần luôn chăm sóc lẫn nhau hàng ngày.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện sự quam tâm, chăm sóc những những thân trong gia đình trong những tình huống cụ thể. 
* Tiến hành:
Giáo viên treo bức tranh và nêu tình huống 1 trong BT4/15/VBTĐĐ.
Giáo viên: Trong trường hợp này, Lan có thể ứng xử thế nào?
Giáo viên: ghi lại cách học sinh nêu.
Theo các em, nếu mình là Lan mình có thể chọn cách nào?
- Học sinh quan sát tranh
- 1 học sinh nêu nội dung tranh.
- Học sinh nói vài cách ứng xử của Lan.
- 1 em nêu.
Giáo viên: Ai chọn cách ứng xử như bạn? Ai chọn cách khác?
Ai chọn như bạn?
Giáo viên: chia nhóm cho Học sinh ngồi theo các nhóm (nêu nội dung câu hỏi đã chọn).
Giáo viên: đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
- Vì sao lại chọn cách này?
}}
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác phỏng vấn: Vì sao không chọn cách khác?
Giáo viên tổng kết: Các em có nhiều cách lựa chọn nhưng phải để mắt tới em.
Tình huống 2: Đóng vai.
Giáo viên giải thích: Tiểu phẩm do các bạn trong lớp đóng.
Nội dung (như TH2 BT4 – VBTĐĐ/15
- Học sinh đội kịch tự giới thiệu.
- Học sinh diễn kịch.
- Các em khác theo dõi.-
Giáo viên: Ai có thể đặt tên cho tiểu phẩm? Vì sao?
- Ai thương ông nhất?
Kể những việc người cháu thứ 3 quan tâm đến ông?
Giáo viên phỏng vấn người đóng vai ông:
- Ai là người quan tâm tới ông nhất?
- Học sinh phát biểu theo ý.
- Người cháu thứ 3.
_Vài HS kể
- Người cháu thứ 3.
Giáo viên: Ông bà cha mẹ là người quan tâm đến chúng ta. Vì vậy chúng ta phải quan tâm giúp đỡ lại ông bà, cha mẹ.
Ai thuộc câu ca dao nào ca ngợi tình cảm giữa những người trong gia đình.
- Vài học sinh đọc.
Dặn dò:
- Làm theo bài đã học hôm nay.
- Chuẩn bị: Bài 5 Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
BÀI 5: 	CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi động viên bạn khi có chuyện buồn.
Ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn.
Trẻ em có quyền được tự do kết bạn, có quyền được đối xử bình đẳng.
2. Học sinh biết thông cảm, chia sẻ buồn cùng bạn trong tình huống cụ thể.
3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn
II. Tài liệu và phương tiện.
Tranh minh hoạ TH của hoạt động 1.
Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1 của tiết 2.
Câu chuyện bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình cảm bạn bè, về sự chia sẻ cùng bạn bè.
Cây hoa để chơi trò: Hái hoa dân chủ.
Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TUẦN 9: 	TIẾT 1
Khởi động: 
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta thêm đoàn kết.
Giáo viên giới thiệu: Dựa vào bài hát.
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
* Mục tiêu: Học sinh biết 1 số biểu hiện của quan tâm chia sẻ buồn vui cùng bạn.
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ tình huống và cho biết nội dung tranh. Giáo viên giới thiệu tình huống. (BT1/16 – VBTĐĐ)
- Học sinh quan sát tranh tình huống.
- 1 học sinh nói nội dung tranh.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
Giáo viên kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi hoặc giúp đỡ bạn bàng những việc làm phù hợp với khả năng.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
* Tiến hành:
Giáo viên chia nhóm: 4 nhóm (4 tổ). Yêu cầu học sinh xây dựng kịch bản đóng vai. Tổ 1, tổ 2 tình huống 1. Tổ 3, tổ 4 tình huống 2.
- Tình huống 1: Chung vui với bạn.
- Tình huống 2: Chia sẻ với bạn, giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Học sinh chia 4 nhóm
- Nghe các tình huống giáo viên phổ biến
- Xây dựng kịch bản.
 - Phân vai. 
- Tập đóng vai.
- Từng nhóm lên trình diễn.
- Học sinh cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
Giáo viên kết luận: 
- Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng.
- Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, giúp đỡ.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết bày tỏ thái độ trứơc các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học.
* Tiến hành: 
Giáo viên viết BT3/17 – VBTĐĐ lên bảng.
Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ những tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng . . .
- Giáo viên hỏi học sinh về lý do có thái độ tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự.
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng các tấm bìa trắng, đỏ, xanh.
- Học sinh thảo luận trả lời.
Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, c, đ, e là đúng.b là sai.
C2: Hôm nay ta học bài gì?
Hướng dẫn thực hành:
- Quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát … nói về tình cảm, sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn.
TUẦN 10:	 TIẾT 2
Khởi động: Hát bài “Trái đất này”
- Học sinh hát tập thể .
 Giới thiệu bài: Tiết 2: bài 5.
Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
* Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn.
* Tiến hành: 
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm bài tập.
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý a, b ….
- Học sinh làm phiếu học tập.
- Học sinh phát biểu đúng, sai.
- Ý kiến những bạn khác.
Giáo viên kết luận:
- Các việca, b, c, d, đ là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trên, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
- Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ.
* Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá và thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung:
- Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
- Em đã được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể?
Giáo viên mời 1 số học sinh liên hệ trước lớp.
- Học sinh sinh hoạt nhóm 4.
- Học sinh tự liên hệ trong nhóm.
- Học sinh phát biểu.
- 1 số học sinh liên hệ trước lớp
Giáo viên kết luận: Bạn bè tốt cần cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Tiến hành: 
Giáo viên phổ biếc cách chơi: Lần lượt các học sinh đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ:
- Học sinh chơi trò chơi “phóng viên”.
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn.
- Hãy kể 1 câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng các bạn?
- Lần lượt từng học sinh đóng vai phóng viên hỏi các bạn các câu hỏi có liên quan đến bài hôm nay.
- Các bạn khác trả lời.
- Vài học sinh kể.
Giáo viên kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
Dặn dò: Thực hành làm theo nội dung bài học.
Chuẩn bị bài: “Tích cực tham gia việc trường, việc lớp”. Các bài hát về chủ đề nhà trường. Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
BÀI 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP – VIỆC TRƯỜNG
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, viêc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
2. Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
3. Học sinh có biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II. Tài liệu và phương tiện.
Tranh minh tình hưống của HĐ1, tiết 1.
Phiếu học tập cho HĐ2, tiết 1.
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TUẦN 11: 	TIẾT 1
Khởi động: Học sinh hát tập thể bài :”Em yêu trường em”
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đối với bạn bè em cần có thái độ thế nào? Hãy kể vài việc em đã giúp đỡ bạn bè?
- Vài h

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc
Giáo án liên quan