Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Tự nhiên xã hội

A. MỤC TIÊU: Sau bài học, h/s biết:

 _Kể được tên một số bệnh về tim mạch.

 _Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

 _Kể ra 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.

 _Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Các hình trong sgk/20,21.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC:

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Tự nhiên xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
a. Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng 1 số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
b. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
_ Y/c học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trong sgk/ 25 và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Việc làm đó có lợi gì cho việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gv gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp về nội dung vừa thảo luận.
Gv yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi: 
 + Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? 
3. Liên hệ thực tế:
Gv yêu cầu h/s liên hệ xem ở nhà các em đã thực hiện tốt việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu chưa?
4. Củng cố_ dặn dò:
_H/s làm VBT/15.
-Chuẩn bị bài 12: Cơ quan thần kinh.
-Gv nx tiết học.
_Học sinh thảo luận theo cặp.
_Từng cặp báo cáo.
_Lớp nx, bổ sung.
_1 số h/s nhắc lại kết luận.
_H/ s quan sát và trả lời theo cặp.
_Đại diện các nhóm lên báo cáo. Lớp n/x, bổ sung. 
_Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo đặc biệt là quần áo lót.
_Vì để bù nước cho quá trình mất nước do thải nước tiểu ra hàng ngày, để tránh sỏi thận…
_H/s làm bài và đọc bài làm trước lớp._ Lớp nx, bổ sung. 
BÀI 12.
CƠ QUAN THẦN KINH.
A. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
_Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
_Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Các hình trong sgk/ 26, 27.
_Hình cơ quan thần kinh phóng to.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC:
I. KTBC:
-Nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu có lợi ích gì?
II. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 1: Quan sát.
a. Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
b. Cách tiến hành:
*) Bước 1: Làm việc theo nhóm.
_Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm q/s hình 1, 2/26, 27 sgk và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
*) Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gv treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng.
_Y/c 1 số h/s lên chỉ: Não, tuỷ sống, các dây thần kinh.
+ Não và tuỷ sống được bảo vệ bởi gì?
Gv chỉ vào hình vẽ, giảng: Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong và các cơ quan bên ngoài của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não.
=> KL: SGK/ 27.
2. Hoạt động 2: thảo luận.
a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
b. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chơi trò chơi.
- Gv cho h/s chơi 1 trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh: “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.”
_ Kết thúc trò chơi, gv hỏi: Các em vừa sử dụng những giác quan nào để chơi? 
+ Bước 2: Thảo luận nhóm.
_ Gv y/c các nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục bạn cần biết /27/ sgk. Liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi:
_ Não và tuỷ sống có vai trò gì?
_ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
_ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay 1 trong các giác quan bị hỏng?
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
=> KL:
_Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
_Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan. 
3. Củng cố_ dặn dò:
_ Làm VBT/ 16. 
_ Gv nx. 
_ Chuẩn bị bài 13: Hoạt động thần kinh.
_GV nhận xét tiết học. 
_Học sinh trả lời.
Lớp nx, bổ sung.
_H.s quan sát, thảo luận nhóm 4 theo y/c của giáo viên.
_Nhóm trưởng y/c các bạn trong nhóm chỉ vị trí của não và tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc trên cơ thể bạn.
_1 số h/s chỉ trên sơ đồ. 
_1 h/s trình bày.
_Lớp nx, bổ sung.
_Nhiều h/s nhắc lại kết luận.
-Cả lớp chơi
_H/s trả lời. 
_ H/s thảo luận nhóm 4 theo y/c của gv.
_Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.( Mỗi nhóm trình bày 1 câu). Các nhóm # nx, bổ sung.
_H/s đọc nối tiếp phần kết luận /sgk/
_H/s làm VBT
_Đọc bài làm trước lớp. Cả lớp nx, bổ sung.
BÀI 13.
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH.
A. MỤC TIÊU: 
	Sau bài học, h/s có khả năng:
	_Phân tích được các hoạt động phản xạ.
	_Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
	_Thực hành một số phản xạ.
B. ĐDDH:
	_Các hình trong sgk/ 28, 29.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC:
I. KTBC:
1. Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?
2. Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan?
 Gv nx, ghi điểm.
II. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
 a. Mục tiêu: 
_ Phân tích được hoạt động phản xạ.
_Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
b. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
_Y/c h/s quan sát các hình 1a, 1b và đọc mục “Bạn cần biết”/ 28/sgk và trả lời các câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng trên gọi là gì?
*) Bước 2: Làm việc cả lớp.
_ Mỗi nhóm trình bày phần trả lời của 1 câu hỏi:
+ Khi tay chạm vào cốc nước nóng lập tức rụt lại.
+ Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại ngay được gọi là phản xạ. 
=> KL: SGK/ . 
_ Nêu 1 vài VD về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
2. Hoạt động 2: Trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh.
a. Mục tiêu: Có khả năng thực hành 1 số phản xạ.
b. Cách tiến hành:
 Trò chơi 1:Thử phản xạ đầu gối.
+ Bước 1: Gv hướng dẫn cách tiến hành phản xạ đầu gối. Gọi h/s lên trước lớp làm thử.
+ Bước 2: Thực hành.
_ H/s thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm lên thực hành.
GV: Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống.
 Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh.
+ Bước 1: Hướng dẫn cách chơi: Gv phổ biến luật chơi.
+ Bước 2: Học sinh chơi thử. Chơi thật vài lần.
+ Bước 3:
_ Kết thúc trò chơi, gv đánh giá, nx, phạt người thua. Khen h/s có phản xạ nhanh.
3. Củng cố_ Dặn dò:
_ H/s làm VBT/ 18.
_ Chuẩn bị bài 14: Hoạt động thần kinh (TT).
_ Gv nx tiết học.
_ H/s trả lời.
_ H/s nx.
_ H/s làm việc theo nhóm 4.
_ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm trả lời.
_ Đại diện nhóm b/c. Các nhóm # nx, bổ sung.
_ 1 số h/s đọc kết luận trong sgk/ .
_ H/s nêu VD.
_ cả lớp theo dõi.
_ H/s thực hành theo nhóm 2.
_ Các nhóm lên thực hành trước lớp. Các nhóm # theo dõi, nx, bổ sung.
_ Học sinh nghe.
_ H/s chơi thử và chơi thật.
_ H/s làm VBT. Đọc bài làm.
 - H/s nx, bổ sung. 
BÀI 14.
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TT).
A. MỤC TIÊU:
 	Sau bài học, h/s biết:
	_Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
	_Nêu 1 VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	_Các hình trong sgk/ 30, 31.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC:
I. KTBC:
II. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động của con người.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
_Gv hướng dẫn h/s phân tích phản xạ ở bài học trước.
_Y/c học sinh quan sát H1/ 30/sgk để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
+ Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng ntn? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Theo em não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
_Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
=> KL: SGK/ .
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
_ Gv y/c học sinh đọc ví dụ ở H2/ 31/ sgk.
_Y/c h/s nghĩ ra 1 VD # để thấy rõ vai trò của não.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
_ Y/c 2 h/s ngồi gần nhau b/c cho nhau về kết qủa làm việc cá nhân của mình. Góp ý để cùng hoàn thiện các VD mới của nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
_ Gọi h/s xung phong trình bày trước lớp VD của mình.
Gv đặt thêm các câu hỏi:
+ Theo các em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? 
=> KL: não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTN & XH.doc