Giáo án Lớp 2 - Tuần 3

I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, tứ giác.

 - củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác và làm bài “Đếm hình và vẽ hình”

 * Nội dung điều chỉnh bài này chỉ yêu cầu HS : Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.Bài mới
a. Giới thiệu
b. Ôn tập về thời gian
- 1 ngày có mấy giờ? Bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?
- 1 giờ có mấy phút? Cho HS quay kim đồng hồ
c. HD học sinh xem đồng hồ:
- GV: Quan sát kim đồng hồ 8giờ, 8giờ15và 8giờ30. Yêu cầu HS trả lời: Mỗi mặt đồng hồ cách nhau bao nhiêu phút?
- GV quay kim đồng hồ từ 4giờ đến 5giờ và hỏi là bao nhiêu thời gian?
- Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ từ 4 đến 5 giờ
- Vậy kim phút đi một vòng là bao nhiêu phút?
* GV kết luận: một giờ có 60phút
- HD HS tính: Kim phút đi 1vạch từ số này sang số kia là 5phút, 2 vạch là 10 phút…..
d. Luyện tập
Bài 1/13: Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
 Cho HS làm theo nhóm đôi. Rồi nêu kết quả 
Bài 2/13: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ
 Thi quay kim đồng hồ nhanh theo tổ.
- GV quy định cùng một thời gian, các đội nhanh chóng quay đồng hồ, đội nào đúng, nhanh là thắng
Bài 3/13: Đồng hố chỉ mấy giờ?
 HS làm theo nhóm đôi
 Yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo của đồng hồ điện tử
- GV đưa từng đồng hồ lên
3. Củng cố dặn dò: 
- Yêu cầu về nhà tập xem đồng hồ. Bài sau tiếp theo
 - 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm BC
- HS nêu Một ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm nay và kết thúc lúc 12 giờ đêm hôm sau.
-1giờ có 60 phút. HS quay đồng hồ
- HS trả lời: cách nhau 5,10,15 phút
- Từ số 12 qua số 1, 2… và trở về 12 (1 vòng)
- Từ 4giờ đến 5giờ là 60phút hay còn gọi là một tiếng.
- Đồng hó đi một vòng từ trái sang phải.
- Kim phút đi một vòng là 60phút 
- Hai HS cùng bàm thảo luận và làm rồi nêu kết quả. HS nêu vị trí kim ngắn và kim dài rồi nêu giờ tương ứng trên mặt đồng hồ
- Các tổ thi quay kim đồng hồ theo yêu cầu của bài
- HS1: đồng hồ điện tử bằng kim háy bằng số? HS2: Bằng số. HS1: Đồng hồ điện tử phần nào chỉ giờ, phần nào chỉ phút? HS2: Trước dấu hai chấm chỉ giờ, sau dấu hai chỉ phút.
TUẦN 3
 Thứ tư ngày 10 / 9 / 2014
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: BỆNH LAO PHỔI (S - 12)
 I/ Mục tiêu: Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi. ( Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi)
KNS: GD cho HS biết phòng bệnh ,cần sống nơi có không khí trong lành ,ăn đủ chất phòng bệnh lao phổi 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Các hình trong SGK trang 12, 13 (phóng to)
 Học sinh : Vở bài tập, ống nghe, áo Bác sĩ
III/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập TNXH 
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến viêm đường hô hấp?
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Chính những nguyên nhân này và do hút thuốc, ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức sẽ dẫn đến bệnh lao phổi, chúng ta sẽ tìm hiểu bệnh này qua bài học hôm nay. GV ghi đề
b- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh hoạt theo nhóm 6 quan sát H1, H2, H3, H4, H5 (1 em đọc lời bác sĩ, 1 em đọc lời bệnh nhân) thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?
+ Biểu hiện của bệnh lao phổi?
+ Bệnh lao phổi lây bằng đường nào ?
+ Tác hại của bệnh lao phổi đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh
* Giáo viên nhận xét chốt ý:
+ Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây ra, người ăn uống thiếu thốn làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm lạnh 
+ Người bệnh thường ăn không ngon, sốt nhẹ buổi chiều, nặng ho ra máu không chữa trị kịp sẽ chết 
 + Lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp .
+ Sức khoẻ giảm sút, tốn tiền, lây những người trong nhà, xung quanh, ý thức giữ vệ sinh, không dùng chung đồ cá nhân, không khạc nhổ bừa bãi.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
- Cách tiến hành: Thảo luận nhóm quan sát H6, H7, H8, H9, H10, H11 kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời:
+ Kể ra ra những việc làm và điều kiện gây bệnh lao phổi?
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta đề phòng bệnh lao phổi?
- Cho đại diện nhóm báo cáo 
- GV hỏi chung cả lớp:
+ Tại sao ta không nên khạc nhổ bừa bãi?
 Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phong bện lao phổi?
- KL: Lao là một bệnh truyền nhiễm. Ngày nay có thuốc chữa, tiêm phòng. Trẻ em tiêm phòng sẽ ngừa bệnh suốt đời.
* Hoạt động 3 :Trò chơi “Bác sĩ giỏi” 
GV cho các em lên tham gia
(1 em đóng vai Bác sĩ, 2 em đóng vai bệnh nhân).
+ Bệnh nhân có triệu chứng: ho, hách xì, sổ mũi, đau họng , sốt 
+ Bệnh nhân có triệu chứng: mệt mỏi, ăn không ngon, gầy yếu sốt buổi chiều.
- Gọi HS nhận xét các bạn đóng vai 
- KL: Khi bị sốt mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời, khi đến gặp Bác sĩ, chúng ta phải nói rõ mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, phải uống thuốc đủ liều theo đơn của Bác sĩ.
3) Củng cố - dặn dò:
Cần giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa , nơi công cộng, ăn ngủ, học tập, lao động, vui chơi đúng giờ giấc và điều độ. 
- Làm bài 3/8 vở bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài: Máu và cơ quan tuần hoàn. 
- Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm...
- Quan sát hình 1, H2, H3, H4, H5/12
- Hai bạn đọc lời thoại giữa Bác sĩ và bệnh nhân .
- Thảo luận và trả lời:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do 1 loai vi khuẩn gây ra.
+ Biểu hiện: thấy người mệt mỏi, ăn không ngon, gầy đi và sốt nhẹ về chiều
+ Lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
- Các nhóm thảo luận báo cáo: mất ăn, mất ngủ, sức khỏe giảm suốt dẫn đến tều tụy cơ thể có thể lay truyền sang người xung quanh
- Nhóm khác bổ sung 
Học sinh quan sát tranh H6, H7, H8, H9, H10, H11/13 trả lời:
+ Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
+ Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc quá sức và ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
+ Người sống trong những ngôi nhà chật chội, tối tăm không có ánh sáng hoặc ít ánh sáng mặt trời
+ Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới sinh.
+ Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, vừa sức.
+ Nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, luôn được mặt trời chiếu sáng
- Các nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung 
+ Không khạc nhổ bừa bãi vì trong nước bọt và đờm của người bệnh chứa rât nhiều vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác. Nếu khạc nhổ bừa bãi các vi khuẩn lao và mầm bệnh sẽ bay vào không khí, sẽ làm ô nhiễm không khí và ngưòi khác có thể nhiễm bệnh qua đường hô hấp
+ Không hút thuốc, hít khói thuốc 
Ăn uống đủ chất, lao động vừa sức 
Ở nhà thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới sinh
- Không khạc nhổ bừa bãi vì đờm và nước bọt có vi khuẩn (vì vi khuẩn bệnh lao sống được 15 phút)
- 3 em lên tham gia trò chơi (1 bác sĩ , 2 bệnh nhân)
- Bệnh nhân đến khám và trình bày những triệu chứng bệnh của mình.
- Bác sĩ nghe và phát hiện ra bệnh.
HS nghe và nhớ về nhà chuẩn bị bài.
TUẦN 3
 Thứ / 9 / 2014
THỦ CÔNG (tiết 1): GẤP CON ẾCH
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách gấp con ếch
 - Gấp được con ếch bằng giấy, nếp gấp tương đối phẳng.
II/ Chuẩn bị:
 - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu
 - Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy
 - Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng HS
2) Bài mới: 
a) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi: con ếch gồm có mấy phần? 
- Phần đầu có 2 mắt, nhọn dần về phía trước. Phần thân nhọn dần về phía sau. 2 chân trước và 2 chân sau ở phía dưới thân. Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thân ếch.
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
- GV yêu cầu HS lên bảng mở dần hình gấp con ếch.
- HD gấp con ếch trên quy trình từ hình 2 à hình 6.
- Cho HS so sánh về cách gấp đầu và cánh của máy bay đuôi rời.
b) HD mẫu theo các bước:
 + Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông. 
 + Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
(giống đầu và cánh thân máy bay đuôi rời)
 + Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- Dùng bút sẫm tô mắt
- Hướng dẫn HS cách làm cho ếch nhảy
- GV gọi 2 HS lên bảng làm .
- GV tổ chức cho HS gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
c) HS thực hành gấp con ếch vào giấy nháp
- GV theo dõi uốn nắn sửa sai.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp.
- Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ, cho tiết sau: “Gấp con ếch tiết 2”.
- HS chuẩn bị đồ dùng 
- HS hát bài “Chú ếch con” 
- HS quan sát 
- HS nêu: Con ếch gồm có phần đầu có 2 mắt ,phần thân nhọn dần ,có 2 chân trước và 2 chân sau 
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi
- HS thực hành trong nhóm 
TUẦN 3
 Thứ năm ngày 11 / 9 / 2014
TOÁN: XEM ĐỒNG HỒ (tt)
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo 2 cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút
- Không làm bài tập 3	
II. Chuẩn bị: 
- Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Quay kim đồng hồ 9 giờ 5 phút, 9 giờ 10 phút, 9 giờ 30 phút
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. HD học sinh xem đồng hồ:
- GV quay kim đồng hồ đến 8 giờ 35 phút
Yêu cầu HS trả lời.
- Nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút?
- Thiếu bao nhiêu phút nữa đến 9 giờ?
- HD học sinh đếm từ vạch số 7 đến số 12 gồm 5 vạch: 5 x 5 = 25 phút
- Vậy 8 giờ 35 phút còn gọi là 9 giờ kém 25 phút
- Yêu cầu HS đọc lại
- HD học sinh đọc lại các giờ trên mặt đồng hồ còn lại
c. Luyện tập
 Bài 1/15: Đồng hồ chỉ mấy giờ
 Cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời theo mẫu:
Bài 2/15: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 Tổ chức HS thi quay kim đồng hồ nhanh theo tổ
Bài 4/15: Xem tranh và trả lời câu hỏi trong tranh
- Yêu cầu HS đọc đề và quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi
3. Củng cố, dặn- Yêu cầu HS về nhà tập xem đồng hồ.Chuẩn bị bài sau luyện tập
- HS đọc quay kim đồng hồ theo yêu cầu
- HS lên chỉ trên đồng hồ 
- HS: Thiếu 25 phút nữa đến 9 giờ
- HS đọc: 9giờ kém 25 phú thay đọc là 8 giờ 35 phút
- Vài HS đọc chỉ số giờ tương ứn

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 3 Sang chieu.doc
Giáo án liên quan