Giáo án lớp 2 - Tuần 29

 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản than.

 B. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa, lắng nghe tích cực
Bài 2 :
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi mà GV nêu ra.
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2. Chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- 1 học sinh đọc. 
- 2 HS đóng vai trước lớp.
- Các nhóm đôi thực hiện, sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp.
- Hoàn tất một nhiện vụ thực hành đáp lời chúc mừng.
-1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu.
 - Một học sinh kể lại toàn bài.
TOÁN 
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số, nhận biết thứ tự các số (không quá 1000)
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ:
 - 2 HS lên viết và đọc các số từ 221 đến 230 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1 : Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
 a. So sánh 234 và 235 
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ ?
- Gọi 1 vài em lên viết 234 vào hình biểu diễn số đó . 
- Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông ? 
+ 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn , bên nào nhiều hình vuông hơn?
+ 234 và 235 số nào bé hơn số nào lớn hơn ?
 b. So sánh 194 và 139
- Hướng dẫn học sinh so sánh 194 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông .
- Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
* Hàng trăm cùng bằng 1, hàng chục 9 > 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194.
c. So sánh 199 và 215 .
- Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông
- Hướng dẫn học sinh so sánh 199 với 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
=> Rút ra kết luận :
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
- Số có hàng trăm lớn hơn như thế nào so với số kia?
- Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục không? 
- Khi nào ta so sánh đến hàng chục?
- Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn thì sẽ như thế nào so với số kia?
- Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì?
- Khi hàng trăm hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia?
=> Tổng kết rút ra kết luận cho HS đọc thuộc lòng.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
Bài 1 : >, <, =
-Yêu cầu HS làm bài, đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
-Yêu cầu HS giải thích về kết quả so sánh.
=> Chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Tìm số lớn nhất trong các số sau
+ Để tìm số lớn nhất ta phải làm gì?
- Viết lên bảng các số 395, 695, 375 và yêu cầu học sinh so sánh các số với nhau, sau đó tìm số lớn nhất.
-Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại .
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
Bài 3: Số? 
- Kẻ sẵn 3 cột cho học sinh thi tiếp sức.
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
3. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Về ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Một số em trả lời. 
- 2 em lên bảng viết số 234.
- HS trả lời và lên bảng viết .
- HS thực hiện yêu cầu.
-1 số học sinh trả lời.
- Học sinh học thuộc lòng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
 - Học sinh giải thích.
-1 em đọc đề.
- Học sinh trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu nhóm a làm hết bài nhóm b làm 2 cột.
Tiếng Việt (ôn):
Tiết 2: LUYỆN VIẾT
I.Mục tiêu
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đúng đoạn văn; biết ghi đúng các dấu câu trong bài
 - Làm được bài tập 2a, 3a.
II.Chuẩn bị
- Phiếu bài tập, bảng con
- Bảng phụ chép sẵn bài viết
III.Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
 2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của bài chính tả 
HĐ2: Hướng dẫn tập chép 
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét chữa lỗi .
* Hướng dẫn viết bài trong vở
Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở…
- Gv quan sát giúp đỡ hs yếu
* Soát lỗi : - Đọc lại để học sinh soát bài, tự gạch chân chữ viết sai lỗi chính tả
* Chấm bài : - Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài .
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
Gv chia nhóm 
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ trong bài sau khi điền .
Bài 3a: 
-Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố - Dặn dò:
- Về làm bài phần 2b, 3b
- Nhận xét giờ học.
- Hs tự kiểm tra chéo bài làm ở nhà
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài viết
- Lớp viết từ khó vào bảng con: 
- Nghe
- Nhìn sách viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài theo tổ
- Đọc yêu cầu đề bài . 
- Học sinh làm bài nhóm 4
- Đọc lại các từ khi đã điền xong.
- Một em nêu : 
- Học sinh làm vào vở.
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc, viết, các số có ba chữ số. 
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. Phiếu bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : HS nêu cách so sánh và so sánh các số có 3 chữ số sau:
 567 …..687; 381 ….117; 833…..833; 724 ….734
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : Viết ( Theo mẫu)
- Yêu cầu HS làm bài, đổi chéo sgk kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét, sửa sai.
=> Chốt lại và đưa ra kết quả đúng.
Bài 2 : Số?
-Yêu cầu HS làm phiếu. Chữa bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài.
-Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số trên.
Bài 3: >, <, =
- Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài đưa ra đáp án đúng.
-Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
+ Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học 
Về ôn luyện cách đọc, viết số, cấu tạo số, so sánh số trong phạm vi 1000.
 Làm bài luyện thêm. Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu nhóm a làm hết nhóm b làm 3 cột.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 học sinh trả lời.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
BUỔI CHIỀU
TN&XH:
Bài 29: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên, lợi ích của một số loài động vật sống dưới nước.
 - Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu).
KNS: Kỹ năng quan sát , tìm kiếm v xử lý cc thơng tin về động vật sống dưới nước.
Kỹ năng ra quyế định: nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
- Thảo luận nhóm; Trò chơi; -Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi- chia sẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 - Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
Gọi 1 HS hát bài hát Con cá vàng.
+ Trong bài hát Cá vàng sống ở đâu?
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.
2. Bài mới
v Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước
- Chia lớp thành các nhóm 4, 2 bàn quay mặt vào nhau.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
- Gọi 1 nhóm trình bày.
KL: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, …)
v Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn
Vòng 1: 
- Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng.
- Tổng hợp kết quả vòng 1.
Vòng 2: 
- GV hỏi về nơi sống của từng con vật: Con vật này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được.
- Cuối cùng GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
v Hoạt động 3: Người đi câu giỏi nhất
- Treo (dán) lên bảng hình các con vật sống dưới nước (hoặc tên) – Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội lên câu cá.
- GV hô: Nước ngọt (nước mặn) – HS phải câu được một con vật sống ở vùng nước ngọt (nước mặn). Con vật câu đúng loại thì được cho vào giỏ của mình.
- Sau 3’, đếm số con vật có trong mỗi giỏ và tuyên bố thắng cuộc.
3. THƯC HÀNH
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
+ Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
- Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
- Có cần bảo vệ các con vật này không?
- Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi.
+ Vật sống trong tự nhiên.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
KL: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
- Hát
- 1 HS hát – cả lớp theo dõi.
HS về nhóm.
- Nhóm HS phân công nhiệm vụ: 1 trưởng nhóm, 1 báo cáo

File đính kèm:

  • docTUẦN 29 sáng.doc
Giáo án liên quan