Giáo án lớp 2 - Tuần 25 đến tuần 28, môn Thủ công

I. Mục tiêu:

- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.

- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.

II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:

- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.

- Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.

- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 25 đến tuần 28, môn Thủ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét, tuyên dương.
Học sinh 1: làm lọ hoa gồm 3 bước:
+ Bước 1: gấp giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
+ Giáo viên hệ thống lại các bước làm. Các con chú ý bước 2 tách phần gấp đế ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Học sinh lắng nghe.
GV hướng dẫn lại bước 2, gọi 1 học sinh lên làm lại các thao tác của bước 2.
Cho HS nhận xét, tuyên dương.
Học sinh quan sát bạn làm bước 2. 1 học sinh lên làm bước 2 theo đúng quy trình.
30 phút
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành làm lọ hoa gắn tường.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường. Mỗi em làm 1 cái và hoàn thành ngay tại lớp.
Giáo viên chia học sinh thực hành theo nhóm 4: các em trao đổi cách làm và kiểm tra xem bạn làm đúng chưa, nếu thấy bạn chưa đúng thì nhắc bạn làm cho đúng.
Giáo viên đi từng nhóm theo dõi, quan sát, nhắc nhở học sinh làm đúng quy trình và giúp đỡ học sinh làm chậm để các em tự hoàn thành được sản phẩm. 
Học sinh các nhóm ngồi quay lại với nhau để thực hành làm lọ hoa.
10 phút
Trang trí và trưng bày sản phẩm.
Các em có thể cắt dán thêm các bông hoa có cành lá để cắm hay trang trí vào lọ hoa.
Học sinh cắt hoa, trang trí lọ hoa.
15 phút 
Đánh giá sản phẩm.
Giáo viên nhắc nhở học sinh ghi tên mình vào sản phẩm và trưng bày.
Cho học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, khen những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
Học sinh tự đánh giá sản phẩm.
IV- Nhận xét – Dặn dò:2 phút 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương việc chuẩn bị và thái độ học tập .
Khen học sinh đã hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
Các em ôn lại các kỹ thuật làm lọ hoa và chuẩn bị tiết sau mang dụng cụ môn học, giấy bìa, giấy trắng đi để tiếp tục học bài: làm lọ hoa gắn tường .
_______________________
THỦ CÔNG
Bài 16: 	 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG ( tiết3)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút 
Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát tập thể.
Học sinh cả lớp hát tập thể.
2 phút 
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
8 phút 
Hoạt động 1: Học sinh nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nắm lại quy trình làm lọ hoa gồm mấy bước? (đồng thời treo tranh quy trình gọi học sinh lên bảng chỉ tranh và nêu)
- Gọi hs khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học sinh 1: làm lọ hoa gồm 3 bước:
+ Bước 1: gấp giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
+ Giáo viên hệ thống lại các bước làm. Các con chú ý bước 2 tách phần gấp đế ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Học sinh lắng nghe.
Giáo viên hướng dẫn lại bước 2, gọi 1 học sinh lên làm lại các thao tác của bước 2.
Cho học sinh nhận xét, tuyên dương.
Học sinh quan sát bạn làm bước 2. 1 học sinh lên làm bước 2 theo đúng quy trình.
30 phút
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành làm lọ hoa gắn tường.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường. Mỗi em làm 1 cái và hoàn thành ngay tại lớp.
Giáo viên chia học sinh thực hành theo nhóm 4: các em trao đổi cách làm và kiểm tra xem bạn làm đúng chưa, nếu thấy bạn chưa đúng thì nhắc bạn làm cho đúng.
Giáo viên đi từng nhóm theo dõi, quan sát, nhắc nhở học sinh làm đúng quy trình và giúp đỡ học sinh làm chậm để các em tự hoàn thành được sản phẩm. 
Học sinh các nhóm ngồi quay lại với nhau để thực hành làm lọ hoa.
10 phút
Trang trí và trưng bày sản phẩm.
Các em có thể cắt dán thêm các bông hoa có cành lá để cắm hay trang trí vào lọ hoa.
Học sinh cắt hoa, trang trí lọ hoa.
15 phút 
Đánh giá sản phẩm.
- G.viên nhắc nhở hsinh ghi tên mình vào sản phẩm và trưng bày.
- Cho hsinh nhận xét, đánh giá s phẩm của mình và của bạn.
- G.viên n. xét, đ.giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Gviên nhận xét, đánh giá, khen những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
Học sinh tự đánh giá sản phẩm.
IV- Nhận xét – Dặn dò: 2 phút 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương việc chuẩn bị và thái độ học tập của học sinh.
Khen học sinh đã hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
Các em ôn lại các kỹ thuật làm lọ hoa và chuẩn bị tiết sau mang dụng cụ môn học, giấy bìa, giấy trắng đi để học bài: Làm đồng hồ để bàn.
THỦ CÔNG
Bài 17: 	LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN Tiết 1:
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy bìa màu.- Đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, kéo . . .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút 
Ổn định tổ chức lớp
Giáo viên yêu cầu học sinh hát tập thể.
Học sinh cả lớp hát tập thể.
2 phút 
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
10 phút 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu đồng hồ
- G.viên hướng dẫn đồng hồ làm bằng giấy bìa (H1) và nêu câu hỏi định hứơng cho học sinh quan sát và nhận xét.
- Đồng hồ có hình dạng gì?
- Màu sắc của đhồ thế nào?
- Em có hiểu gì về tác dụng của các kim và số ghi trên đồng hồ?
- Học sinh quan sát mẫu đồng hồ rồi nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
- Hình vuông (hình c nhật).
Màu sắc đẹp.
Tác dụng: kim ngắn để chỉ giờ, kim dài chỉ phút chỉ dây. Các số ghi trên mặt đồng hồ cho ta biết giờ phút 
- So sánh (hình dạng, màu sắc) các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn như thế nào?
Đây là hình chữ nhật.
- Về mặt đồng hồ, khung đ.hồ và chân đế của đồng hồ?
Màu sắc . . . . . có đầy đủ các bộ phận . . . .
20 phút 
Hoạt động 2
Hướng dẫn mẫu.
Bước 1: cắt giấy.
- GV hướng dẫn HS cắt giấy.
- Cắt 2 tờ giấy bìa màu dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và khung dán mặt đồng hồ.
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. 
- Cắt 1 tờ giấy trắng chó chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu, cắt giấy.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung mặt, đế, chân đỡ đồng hồ)
+ Khi làm khung đồng hồ.
Lấy 1 tờ giấy dài 25 ô, rộng 16 ô gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu khung đồng hồ.
+ Làm mặt đồng hồ
Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và 4 điểm đánh số trên mặt đồng hồ (H4).
Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp sau đó viết số 3 6 9 12 vào 4 gạch xung quanh mặt đồng hồ (H5).
Cắt dán hoặc vẽ kim giờ, kim phút, kim giây từ điểm giữa hình (H6).
Học sinh quan sát giáo viên làm mặt đồng hồ.
+ Làm đế đồng hồ.
+ Làm chân đỡ đồng hồ.
Đặt tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô lên bàn gấp theo đường dấu 2 ô rưỡi. Gấp tiếp 2 lần như vậy, bôi hồ dán nếp gấp cuối lại ta được mảnh bìa dài 1 ô, rộng 2 ô rưỡi (H10 a, b)Gấp H10b lên 2 ô theo chiều rộng miết kỹ, ta được (H10 c).
Học sinh quan sát giáo viên làm đế đồng hồ.
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
+ Các em chú ý quan sát: GV dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
Học sinh quan sát giáo viên làm hoàn chỉnh đồng hồ.
IV. Nhận xét – Dặn dò: 2 phút, 
Nhận xét tinh thần học tập, chú ý quan sát, lắng nghe cô hướng dẫn.
Tiết sau chuẩn bị đầy đủ dụng cụ môn học và giấy bìa màu, giấy trắng để chúng ta thực hành làm đồng hồ để bàn.
Bài 17: 	LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN Tiết 2:
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy bìa màu.- Đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, kéo . . .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học si

File đính kèm:

  • docT CONG.doc
Giáo án liên quan