Giáo án Lớp 2 - Tuần 22

Câu 1(4 điểm): Mỗi phép tính đúng được 0,25 đ.

Câu 2(1 điểm): Mỗi phép tính đúng được 0,5 đ.

Câu 3(2 điểm): Viết p. tính đúng được 1đ. Viết lời giải, đáp số đúng được 0,5 đ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã biết phép chia.
 - Lập bảng chia 2.
 - Thực hành chia 2.
	 A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
 - Lập bảng chia 2
 - Thực hành chia 2
II. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng chia cho HS.
III. Thái độ: - HS yêu thích, hào hứng trong tiết Toán.
	B. Chuẩn bị:
	I. Đồ dùng DH : 
 	1/ GV: Các tấm bìa có hai chấm tròn.
2/ HS : SGK.
 II. Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
	C. các hoạt động dạy học. 
Các hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động của trò
- Từ 1 phép nhân viết 2 phép chia.
- 1 HS lên bảng
2 x 4 = 8
8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
- Nhận xét, chữa bài.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu chia 2 từ phép nhân 2.
a. Nhắc lại phép nhân 2.
- Gắn bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn.
- 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?
- 8 chấm tròn.
- Viết phép nhân
- 2 x 4 = 8
b. Nhắc lại phép chia.
- Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
8 : 2 = 4
c. Nhận xét
- Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8 ta có phép chia là 8 : 2 = 4
2. Lập bảng chia 2:
- Tương tự như trên cho HS tự lập bảng chia hai.
- Lập bảng chia 2.
2 : 2 = 1
12 : 2 = 6
4 : 2 = 2
14 : 2 = 7
6 : 2 = 3
16 : 2 = 8
8 : 2 = 4
18 : 2 = 9
10 : 2 = 5
20 : 2 = 10
- Cho HS học thuộc bảng chia 2.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK
6 : 2 = 3
2 : 2 = 1
4 : 2 = 2
8 : 2 = 4
10 : 2 = 5
12 : 2 = 6
Bài 2:
- Đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn.
- Bài toán hỏi gì ?
- Mỗi bạn được mấy cái kẹo?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
Tóm tắt:
Có : 12 cái kẹo
Chia : 2 bạn
Mỗi bạn:…. cái kẹo ?
Bài giải:
Mỗi bạn được số kẹo là:
12 : 2 = 6 (cái kẹo)
Đáp số: 6 cái kẹo
Bài 3:
- Mỗi số 4, 6, 7, 8 là kết quả của phép tính nào ?
- Tính nhẩm kết quả của các phép tính. Rồi nối phép tính với kết quả. 
*VD: 6 là kết quả của phép tính 12 : 2.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng chia 2.
Tiết 3 - TẬP ĐỌC 
 Tiết 66: Cß Vµ CUèC
 A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó: Cuốc, thảnh thơi…
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng.
II. Kỹ năng:
- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
 	 III. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức tham gia lao động.
* QTE: TE có quyền và bổn phận tham gia lao động.
 	 B. Chuẩn bị:
 	 I. Đồ dùng: 
 	 1/GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 2/ HS: SGK.
II. Phương pháp dạy học: Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, thực hành. 
	C. Hoạt động dạy- học.
Các hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động của trò
- Đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Vì sao một trí khôn của Gà rừng hơn chăm trí khôn của Chồn ?
- 2 HS đọc.
- Vì một trí khôn của Gà rừng cứu được đôi bạn. Trăm trí khôn của Chồn lúc gắp nạn biến sạch.
- Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. Đọc mẫu cả bài:
- Lắng nghe.
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn một số câu trên bảng phụ.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giải nghĩa từ: Vè chim
- Lời kể có vần.
+ Trắng phau phau
- Trắng hoàn toàn không có vệt màu khác.
+ Thảnh thơi
- Nhàn không lo nghĩ nhiều.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo nhóm 2.
- Theo dõi các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc ĐT, CN từng đoạn cả bài.
- Nhận xét bình điểm cho các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Đọc thầm bài, trả lời câu hỏi.
- Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ?
- Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bẩn hết áo sao ?
Câu 2: 
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy.
- Vì cuốc nghĩ rằng áo cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao.
- Cò trả lời cuốc thế nào ?
- Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao…
Câu 3:
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ?
* Qua câu chuyện của Cò và Cuốc, ta thấy mọi người kể cả trẻ em cũng có quyền và bổn phận tham gia lao độngvừa với sức khỏe của mình.
- Khi lao động không phải ngại vất vả khó khăn.
- Mọi người ai cũng phải lao động
- Phải lao động mới sung sướng ấm no.
- Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
4. Luyện đọc:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Người kể, cò, cuốc.
- Thi đọc truyện phân vai.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3 – Chính tả (NV):
 Tiết 43: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
 A. Mục tiêu:
	I. Kiến thức:
 	- Rèn kỹ năng nghe – viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 - Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã.
II. kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho HS.
	III. Thái độ: HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
	B. Chuẩn bị:
	I.Đồ dùng DH : 
	1/GV: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3 a.
 	 2/ HS: Vở, bút.
	II. Phương pháp dạy học: Giảng giải, luyện tập, thực hành. 
	C. Hoạt động dạy- học.
Các hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động của trò
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng: ch
- Cả lớp viết bảng con.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe viết
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Đọc bài chính tả.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại bài.
- Sự việc gì xảy ra với Gà rừng và Chồn trong lúc dạo chơi ?
- Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào một cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện thấy chúng lấy gậy thọc vào hang bắt chúng.
- Tìm câu nói của người thợ săn ?
- Có mà trốn đằng trời.
- Câu nói đó được đặt trong dấu gì ?
- Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- Viết chữ khó.
- Tập viết trên bảng con.
2.2. Đọc bài chính tả.
- Chép bài
- Đọc cho HS chép bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Tự soát lỗi đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2: Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh 
- HS làm bảng con
a. reo – giật – gieo
b. giả – nhỏ – hẻm (ngõ) 
Bài 3: Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh làm vào vở
a. ….mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim.
….tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.
IV. Củng cố, dặn dò:
- NhËn xÐt tiÕt häc
Tiết 4: Kể chuyện:
 Tiết 22 : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN	
	A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
 - Hiểu ý nghĩa truyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác.
II. Kỹ năng:
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Tập trung theo dõi bạn kể nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
III. Thái độ: HS không nên săn bắt mà phải biết bảo vệ các loài chim.
	B. Chuẩn bị:
	I. Đồ dùng DH : 
 1/ GV: - Tranh minh họa.
 2/ HS : SGK.
 II. Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, Thảo luận nhóm, thực hành.
	C. các hoạt động dạy học. 
Các hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động của trò
- Kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
- 2HS kể.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS nêu.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1 Đọc yêu cầu
- Đọc yêu cầu.
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi cặp để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 2,
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu.
Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng
Đoạn 4: Gặp lại nhau.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện:
- Đọc yêu cầu.
- Dựa vào tên các đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Mỗi HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
2.3. Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm kể hay nhất.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2014
Tiết 1 - Toán:
Tiết 109: MỘT PHẦN HAI
Những KTHS đã biết có liên quan đến bài
Những KT mới cần hình thành cho HS
 - HS đã biết về một nửa...
 - Giúp HS nhận biết “Một phần hai”; biết viết và đọc .
A. Mục Tiêu:
I. Kiến thức:
Giúp HS: 
- Giúp HS nhận biết "Một phần hai"; biết viết và đọc .
II. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhân cho HS.
III. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán..
B. Chuẩn bị:
	I.Đồ dùng DH : 
	1/GV: - Các mảnh giấy hoặc bìa vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
 	 2/ HS: SGK.
	II. Phương pháp dạy học: Luyện tập, thực hành. 
	C. Hoạt động dạy- học.
Các hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động của trò
- Đọc bảng chia 2.
- 2 HS đọc.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Một phần hai
- Cho HS quan sát hình vuông
- Quan sát.
- Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau.
- 2 phần bằng nhau trong đó có 1 phần được tô màu.
- Như thế đã tô màu một phần hai hình vuông.
- Hướng dẫn viết
 đọc: Một phần hai.
*Kết luận: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần được h×nh vu«ng.
- Mét phÇn hai cßn gäi lµ g× ?
 cßn gäi lµ mét nöa.
2. Thực hành:
Bài 1: 
- Đọc yêu cầu
- Đã tô màu hình nào ?
- Quan sát các hình A, B, C, D
- Đã tô màu hình vuông (hình A)
- Đã tô màu hình tam giác (hình C)
- Đã tô màu hình tròn (hình D)
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Hướng dẫn HSKG làm.SGK
Bài 3: 
- Làm trong SGK.
- Quan sát hình.
- Hình nào đã khoanh vào số con cá ?
- Hình ở phần b đã khoanh vào số con cá.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3 - Luyện từ và câu 
Tiết 22: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
Những KTHS đã biết có liên quan đến bài
Những KT mới cần hình thành cho HS
- HS đã biết một số từ ngữ về loài chim.
- Mở rộng vốn từ về chim chóc (biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp).
- Biết đặt và t.lời câu hỏi với cụm từ ở đâu 
A. Mục tiêu:
	I. Kiến thức:
 - Mở rộng vốn từ về chim chóc, biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim.

File đính kèm:

  • docTuan22.doc
Giáo án liên quan