Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Mỹ thuật

I/ Mục Tiêu:

HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc(giới hạn ở các loại tượng tròn).

-Có thói quen quan sát nhận xét các pho tượng thường gặp.

-Yêu thích vẽ đẹp nghệ thuật.

II/ CHUẨN BỊ:

-GV: Một vài pho tượng thạch cao.

 Anh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng.

 Các tác phẩm của HS năm trước.

-HS: Giấy vẽ hoặc vơ MT3-DCHT.

 Một vài bức tượng nhỏ( nếu có).

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 13 tháng 2 năm 2008
Mĩ thuật
 Bài 21: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT.
 TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG.
I/ Mục Tiêu:
HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc(giới hạn ở các loại tượng tròn).
-Có thói quen quan sát nhận xét các pho tượng thường gặp.
-Yêu thích vẽ đẹp nghệ thuật.
II/ CHUẨN BỊ:-GV: Một vài pho tượng thạch cao..
 Aûnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng.
 Các tác phẩm của HS năm trước.
-HS: Giấy vẽ hoặc vơ’ MT3-DCHT.
 Một vài bức tượng nhỏ( nếu có).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài:minh hoạ một số tượng để HS QS nhận biết tượng khác tranh, được tạc,đắp,đúc bằng đất, đá, xi măng..và nhìn thấy được các mặt xung quanh, thường có một màu.
-Gợi ý HS kể một số tượng mà các em biết và nhận xét về bức tượng đó.
Quan sát,trả lời câu hỏi qua gợi ýcủa GV.
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1:Tìm hiểu về tượng.
-Cho HSQS tranh ở vở MT3, đặt câu hỏi gợi ý:
+Hãy kể tên các pho tượng.
+Tượng nào là tượng Bác Hồ? Tượng nào là AHLS ?
+Hãy kể tên các chất liệu của mỗi pho tượng? (đá, gỗ, thạch cao,..)
+ Kiểu dáng, vị tríđặt tượng.
-Giảng thêm cho HS hiểu :tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
Xem tranh và trả lời câu hỏi.
Cá nhân khác bổ sung.
Lắng nghe.
* Hoạt động 2: Nhận xét ,đánh giá:
-GV nhận xét tiết học. Động viên,khen ngợi các HS phát biểu ý kiến.
-Dặn HS về tiếp tục QS các pho tượng thường gặp và xem về đặc điểm hình dáng, màu sắc cũng như trang trí thêm góc HT của mình cho đẹp hơn.
-Xem trước cách dùng màu ở các chữ in hoa trong sách, báo..
Chú ý láng nghe dặn dò về nhà.
Thứ 4 ngày 20 tháng 2 năm 2008
Mĩ thuật
 Bài 22: VẼ TRANG TRÍ.
 VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU.
I/ MỤC TIÊU:
-HS làm quen với kiểu chữ nét đều.
-Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
-Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV:Bảng mẫu chữ nét đều.
 Bài tập của HS năm trước, phấn màu.
 Một số dòng chữ nét đều.
-HS:Vở MT3, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài:dùng băng giấy có bảng chữ mẫu để HS nhận biết chữ nét đều là chữ có các nét rộng đều bằng nhau và có chữ in hoa, chữ in thường.
Quan sát chữ mẫu .
2/ Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
-Cho từng nhóm QS các mẫu chữ nét đều và trả lời câu hỏi gợi ý sau:
+Mẫu chữ nét đều nhóm em có màu gì?
+Nét của mẫu chữ to hay nhỏ (đậm hay thanh?). Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
-GV rút ra KL:Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng hay hẹp.
-Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hay hai màu, có màu nền hay không có màu nền
 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
 THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ
 Ngày quốc tế lao động1-5
 Sài Gòn ba trăm năm
Quan sát trả lời qua gợi ý giáo viên.
Quan sát, lắng nghe.
* Hoạt động 2:Cách vẽ màu vào dòng chữ.
-GV nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết:
+Tên dòng chữ
+Các con chữ, kiểu chữ.
-Gợi ý HS tìm màu và cách vẽ màu:
+Chọn màu theo ý thích.
+Vẽ màu chữ trước ( màu sát nét chữ, không ra ngoài nền)
+Màu của dòng chữ phải đều (đậm hoặc nhạt)
Chú ý hướng dẫn để tiến hành vẽ.
* Hoạt động 3:Thực hành:
Cho HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát giúp đỡ các em.
Nếu có điều kiện , Gv đính sẵn dòng chữ lên bảng và gọi1 nhóm HS lên dùng phấn màu để tô vào mẫu chữ đó.
Thực hiện theo hướng dẫn.
* Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS cùng nhận xét về:
+Cách vẽ màu, mẫu chữ, màu nền.
-Nhận xét chung tiết học.
Dặn Hs về quan sát cái bình đựng nước.
Thứ 4 ngày 27 tháng 2 năm 2008
Mĩ thuật 
Bài23: VẼ THEO MẪU.
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC.
I/ MỤC TIÊU:
-HS tập QS, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.
-Vẽ được hình cái bình đựng nước.
II/CHUẨN BỊ:
-GV:Tranh ảnh, vật thật cái bình đựng nước có hình dáng ,màu sắc khác nhau.
 Bài vẽ HS năm trước.
-HS: Vở MT3 và DCHT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài qua tranh ,vật thật để Hs nhận biết:
+Bìng đựng nước làđồ dùng cần thiết cho mọi gia đình.
+Được trang trí nhiều dạng khác nhau.
-Yêu cầu Hs nhìn hình vẽ ở vơ’ MT3 và tìm ra sự khác nhau của chúng.
QS , lắng nghe.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Qsát,nhận xét:
-Cho HSQS tranh,vật thật và gợi ý cách vẽ để HS nhận xét:
+ Bình đựng nước có nắp, miệng, thân ,tay cầm và đáy;
+Có nhiều kiểu khác nhau( cao ,thấp)
+Kiểu thân thẳng hoặc thân cong.
+Miệng rộng hơn đáy hoặc miệng và đáy bằng nhau,kiểu tay cầm cũng khác nhau.
+Màu sắc và chất liệu rất phong phú.
HSQS vật mẫu và nghe hướng dẫn của GV.
* Hoạt động 2:Cách vẽ cái bình nứơc.
-Gv phác hoạ cái bình nước lên bảng để HS nhận rõ cách vẽ:
+Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.
+Ước lượng tỉ lệ chiều cao ,chiều ngang( cả tay cầm).
+Vẽ nét chính trước,nét chi tiết sau.
+Điều chỉnh lại độ đậm nhạt của hình và trang trí thêm các hoạ tiết phụ cho đẹp hơn.
+Vẽ màu nền và màu hoạ tiết của cái bình
QS thao tác hướng dẫn trên bảng.
* Hoạt động3:Thực hành
Cho HS làm bài ,GV theo dõi nhắc nhỡ các em, gợi ýcách vẽ hoạ tiết và trang trí màu.
Thực hành theo hướng dẫn.
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá:
GV cùng HS nhận xét bài vẽ về cách trang trí,màu sắc, hoạ tiết của hình vẽ.
Dặn Hs về QS cảnh vật thiên nhiên.Nhận xét chung .
Thực hiện theo HD.
Lắng nghe.
Thứ 4 ngày 5 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật
 Bài 24: VẼ TRANH –ĐỀ TÀI VẼ TỰ DO.
I/ MỤC TIÊU:
Làm quen với vẽ tranh đề tài tư do.
Vẽ được bức tranh theo ý thích.
Có thói quen tượng trong khi vẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV:Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt,tranh vẽ con vật,tranh dân gian có ND khác nhau.
 Bài vẽ HS năm trước.
-HS: Vở MT3vàDCHT.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài:
-Cho Hs xem tranh và đặt câu hỏi:
+Trong tranh có hình ảnh gì, ở đâu? Có những hoạt động nào?
+Màu sắc ra sao? Em có thích không?
-GVKL: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung ,đề tài để vẽ tranh,vẽ tự do là vẽ theo ý thích mỗi người .
 Chú ý lắng nghe.
2/Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Tìm ,chọn nội dung đề tài.
-GV yêu cầu HS chọn đề tài mình thích,nhằm hướng các em suy nghĩ trước khi vẽ.
Chú ý lắng nghe.
* Hoạt động 2:Cách vẽ tranh.
Dựa vào tranh mẫu ,gợi ý HS cách vẽ:
-Vẽ hình ảnh chính,phụ.
-Hình dáng phù hợp với hoạt động
-Vẽ màu đậm nhạt theo ý thích.( không lem ra ngoài.)
Chú ý lắng nghe hướng dẫn.
* Hoạt động 3:Thực hành.
Cho HS thực hành ,GV đến từng bàn nhắc nhỡ các emvẽ , sắp xếp trang trí cho phù hợp, không gò ép.
Thực hành theo hướng dẫn.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
GV cùng Hs chọn một số tranh

File đính kèm:

  • docM THUAT.doc
Giáo án liên quan