Giáo án Lớp 2 - Tuần 21
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
II. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhân cho HS.
III.Thái độ: HS yêu thích học môn Toán .
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng DH:
1/ GV: SGK
2/ HS : SGK.
II. Phương pháp dạy học: Thực hành, luyện tập.
*Cách tiến hành: Trò chơi: Văn minh lịch sự. - Phổ biến luật chơi. - Lắng nghe và thực hiện trò chơi. - Nhận xét đánh giá. *Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014 Tiết 1 - Toán Tiết 103: LUYỆN TẬP Những KTHS đã biết có liên quan đến bài Những KT mới cần hình thành cho HS - HS đã biết đường gấp khúc. - Củng cố, nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc. A. Mục tiêu: I. Kiến thức: - Giúp HS: Củng cố, nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc. II. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc . III. Thái độ: - HS yêu thích, hào hứng trong tiết Toán. B. Chuẩn bị: I. Đồ dùng DH : 1/ GV: - Bảng phụ. 2/ HS : SGK. II. Phương pháp: Thực hành, luyện tập. C. các hoạt động dạy học. Các hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Các hoạt động của trò - Vẽ đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng? - 1 HS lên bảng. - Cả lớp làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. III. Bài mới: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Phần a - Đọc yêu cầu. - Bài toán cho biết gì ? - 1 đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng mỗi đ.thẳng có độ dài 12cm, 15cm. - Bài toán hỏi gì ? - Tính độ dài đường gấp khúc. - Nêu cách tính ? - Lấy tổng độ dài các đoạn thẳng cộng với nhau: - Yêu cầu HS làm bài Bài giải: a. Độ dài đường gấp khúc là: 12 + 15 = 27 (cm) Đáp số: 27 cm * Phần b giành cho HSKG. b. Độ dài đường gấp khúc là: 10 + 14 + 9 = 33(dm) Đáp số: 33 dm Bài 2: - Đọc bài toán. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ - Quan sát hình vẽ. - Hướng dẫn HS phân tích đề toán rồi giải. Bài giải: Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là: 5 + 2 + 7 = 14 (dm) Đáp số: 14 dm - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: ( HSKG) - Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ bên ? a. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là ABCD. b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là ABC, BCD. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà xem lại các bài tập Tiết 2 - TẬP ĐỌC Tiết 63: VÈ CHIM A. Mục tiêu: I. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: lon xon, tếu, nhấp nhem - Hiểu nội dung bài: Đ.điểm tính nết giống con người của một số loài chim. II. Kỹ năng: - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp câu vè. - Biết đọc với giọng vui, nhí nhảnh. III. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức yêu quý, bảo vệ các loài chim. B. Chuẩn bị: I. Đồ dùng: 1/GV: - Tranh ảnh minh hoạ một số loài chim có trong bài vè. 2/ HS: SGK. II. Phương pháp dạy học: Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, thực hành. C. Hoạt động dạy- học. Các hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Các hoạt động của trò - Cho HS đọc: Chim sơn ca và bông - 2 HS đọc. cúc trắng. - Nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. Giáo viên đọc mẫu bài vè: 2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ. - Theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh. b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn ? - 5 đoạn, mỗi đoạn gồm 4 dòng. - Hướng dẫn một số câu trên bảng phụ. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Giải nghĩa từ: Vè chim - Lời kể có vần. + Tếu - Vui nhộn, gây cười + Chao - Nghiêng mình từ bên này sang bên kia. + Mách lẻo - Kể chuyện riêng của người ngày sang người khác. + Nhấp nhem - Mắt lúc nhắm lúc mở. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: - Đọc yêu cầu. - Tìm tên các loài chim được kể trong bài ? - Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo. Câu 2: - Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim ? - Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo. - Tìm những từ ngữ để tả các loài chim ? - Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh, hay nghịch, hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo. Câu 3: - Em thích con chim nào trong bài ? vì sao ? VD: - Em thích con gà con mới nở vì lông nó như hòn tơ vàng. 4. Học thuộc lòng bài vè: - Thi đọc t. lòng từng đoạn, cả bài. IV. Củng cố - dặn dò: - Cho HS tập đặt một số câu vè *VD: Lấy đuôi làm chổi Là anh chó xồm Hay ăn vụng cơm Là anh chó cún. - Nhận xét tiết học. Tiết 3 – Chính tả (NV): Tiết 41: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG A. Mục tiêu: I. Kiến thức: - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong chuyện - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ch/tr. II. kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho HS. III. Thái độ: HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. B. Chuẩn bị: I.Đồ dùng DH : 1/GV: - Bảng phụ viết nội dung bài chính tả. - Bảng phụ bài tập 2 a. 2/ HS: Vở, bút. II. Phương pháp dạy học: Giảng giải, luyện tập, thực hành. C. Hoạt động dạy- học. Các hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Các hoạt động của trò - Cho HS lên bảng. - 2 HS lên bảng viết các từ: sương mù, xương cá, phù xa. - Nhận xét. III. Bài mới: - Lớp viết bảng con. 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Đọc đoạn chép. - 2, 3 HS đọc lại bài. - Đoạn này cho em biết gì về Cúc và Sơn Ca. - Cúc và Sơn Ca sống vui vẻ và hạnh phúc trong những ngày được tự do. - Đoạn chép có những dấu câu nào? - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than. - Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s. - Rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sung sướng. - Những chữ có dấu hỏi, dấu ngã. - Giữa, cỏ, tả, mãi, thẳm… *Viết bảng con: - Sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống… *HS chép bài vào vở. 3. Hướng dần làm bài tập: Bài 2: Lựa chọn - Đọc yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh - Gọi HS lên chữa. Giải: Từ ngữ chỉ loài vật. - Có tiếng bắt đầu bằng ch: chào mào, chích choè, chèo bẻo… - Có tiếng bắt đầu bằng tr: trâu, cá trắm, cá trê, cá trôi. Bài 3: - Đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS. - Làm bảng con (nhận xét). Giải: a) chân trời, (chân mây) IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Tiết 4 Kể chuyện: Tiết 21 : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG A. Mục tiêu: I. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa truyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn. II. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nói dựa vào gợi ý, kể lại được tứng đoạn và toàn bộ câu chuyện chim sơn ca và bông cúc trắng. - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyển, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. III. Thái độ: HS phải biết yêu quý, bảo vệ các loài chim. B. Chuẩn bị: I. Đồ dùng DH : 1/ GV: - Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý bài tập 1. 2/ HS : SGK. II. Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, Thảo luận nhóm, thực hành. C. các hoạt động dạy học. Các hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Các hoạt động của trò - Kể lại câu chuyện: Ông Mạnh thắng Thần Gió - 2HS tiếp nối nhau kể. - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - 1 HS nêu. - Nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: 2.1. Kể từng đoạn câu chuyện - Đọc yêu cầu. - Đưa bảng phụ đã viết sẵn gợi ý từng đoạn câu chuyện. - 1 HS khá kể mẫu. - Kể chuyện trong nhóm. - Kể theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm thi kể. - Nhận xét, bình nhóm kể hay nhất. 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện - Mời đại diện các tổ kể. - Đại diện các tổ thi kể toàn bộ câu chuyện. - Cùng HS nhận xét, bổ sung thêm. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Khen những HS kể hay, động viên những HS kể có tiến bộ. Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2014 Tiết 1 - Toán: Tiết 104: LUYỆN TẬP CHUNG Những KTHS đã biết có liên quan đến bài Những KT mới cần hình thành cho HS - Đã thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. - Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải toán. A. Mục Tiêu: I. Kiến thức: Giúp HS: - Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải toán. - Củng cố tính độ dài đường gấp khúc. II. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhân cho HS. III. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.. B. Chuẩn bị: I.Đồ dùng DH : 1/GV: - SGK. 2/ HS: SGK. II. Phương pháp dạy học: Luyện tập, thực hành. C. Hoạt động dạy- học. Các hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Các hoạt động của trò - Đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5 - 4 HS đọc. - Nhận xét. III. Bài mới: *Giới thiệu bài: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả - Làm bài SGK, nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả. 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 4 x 6 = 24 4 x 8 = 32 - Nhận xét, chữa bài. 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 Bài 2: Đọc yêu cầu - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - Viết mẫu lên bảng. Bài 3: Tính - Yêu cầu HS nêu cách tính - Thực hiện từ trái sang phải. a. 5 x 5 + 6 = 31 b. 4 x 8 – 17 = 15 c. 2 x 9 – 18 = 0 d. 3 x 7 + 29 = 50 Bài 4: Đọc đề toán - Đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Mỗi đôi đũa có 2 chiếc - Bài toán hỏi gì ? - 7 đôi đũa có bao nhiêu chiếc? - Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải Bài giải: 7 đôi đũa có số chiếc đũa là: 2 x 7 = 14 (chiếc) Đáp số: 14 chiếc đũa Bài 5: Đọc yêu cầu - 1 HS đọc đề bài. - Tính độ dài mỗi đường gấp khúc. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ - Nêu cách tính độ dài các đường gấp khúc. - Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng - Cho cả lớp làm phần a. a. Độ dài đường gấp khúc là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm - Có thể chuyển thành phép nhân. 3 x 3 = 9 (cm) * Phần b giành cho HSKG. b. Độ dài đường gấp khúc là: 2 x 5 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm IV. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. Tiết 3 - Luyện từ và câu Tiết 21: MRVT - TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ? Những KTHS đã biết có liên quan đến bài Những KT mới cần hình thành cho HS - HS đã biết một số từ ngữ về loài chim. - Mở rộng vốn từ về chim chóc (biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp). - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu ? A. Mục tiêu: I. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về chim chóc (biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp). - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu ? II. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi có
File đính kèm:
- Tuan21.doc