Giáo án lớp 2 - Tuần 17 đến tuần 20 môn Mỹ thuật

I/ MỤC TIÊU:

-HS tìm hiểu về hình dáng cô, chú bộ đội. -Vẽ dược tranh đề tài cô chú bộ đội.

-HS yêu quý cô chú bộ đội.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Sưu tầm tranh, ảnh đề tài bộ đội. - Một số tranh vẽ của HS năm trước.

HS: Vở MT3—DCHT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 17 đến tuần 20 môn Mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mĩ Thuật
 Bài 17 VẼ TRANH.
 ĐỀ TÀI CÔ (CHÚ) BỘ ĐỘI.
I/ MỤC TIÊU:
-HS tìm hiểu về hình dáng cô, chú bộ đội. -Vẽ dược tranh đề tài cô chú bộ đội.
-HS yêu quý cô chú bộ đội.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Sưu tầm tranh, ảnh đề tài bộ đội. - Một số tranh vẽ của HS năm trước. 
HS: Vở MT3—DCHT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài: 
Chú ý lắng nghe.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Tìm , chọn nội dung đề tài.
- Giới thiệu một số tranh, ảnh gợi ý HS nhận biết:+ Tranh, ảnh có đề tài cô, chú bộ đội.
+ Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân…
+ Ngoài ra còn có một số hình ảnh khác giúp tranh sinh động hơn.
Quan sát tranh, ảnh mẫu và lắng nghe gợi ý của GV
* Hoạt động 2:Cách vẽ tranh.
-Yêu cầu HS nhớ lại hình cô ,chú bộ độivề:
+Quân phục, trang thiết bị.
-Gợi ý HS có thể vẽ:
+Chân dung cô hoặc chú bộ đội.
+Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo 
+Bộ đội LT trên thao trường hay đứng gác hoặc vui chơi với thiếu nhi, bộ đội giúp dân.
-Nhắc HS cách vẽ:
+Vẽ hình ảnh chính trước, ngoàira vẽ thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn .
-Trước khi vẽ cho HS xem một số tranh của HS năm trước để các em dễ nắm bắt bài hơn.
HS chú ý quan sát bài vẽ mẫu và gợi ý của GV.
* Hoạt động 3: Thực hành.
-Gợi ý HS tìm cách thể hiện nội dung.
-Nhắc HS cách vẽ về hình ảnh chính, phụ, vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động nhưng phải phù hợp nội dung tranh.
Thực hành theo HD .
* Hoạt động 4 : Nhận xét ,đánh giá.
-GV cùng HS nhận xét một số bài vẽvề cách thể hiện nội dung đề tài, bố cục, hình dáng,màu sắc.
-Chọn tranh vẽ đẹp và XL theo ý mình.
-Dặn HS về hoàn thành bài ở lớp nếu chưa xong vàquan sát cái lọ hoa để tiết sau học.
HS cùng GV nhận xét bài và lắng nghe.
Mĩ Thuật
 Bài 18: VẼ THEO MẪU- VẼ LỌ HOA. 
I/ MỤC TIÊU:-HS nhận biết được hình dáng ,đặc điểm của một số lọ hoa vã vẻ đẹp của chúng.
-Biết cách vẽ lọ hoa và trang trí theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ:GV:Vài lọ hoa mẫu và bài vẽ của HS năm trước.( kiểu dáng ,màu sắc khác nhau.)
HS: Giấyvẽ hoặc vở vẽ, DCHT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài :
Chú ý lắng nghe.
2/Các hoạt động :
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét:
-Giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa để HS nhạn biết:
+Hình dáng lọ hoa phong phú ( độ cao thấp, miệng thân ,đáy).
+ Hoạ tiết, chất liệu
Quan sát vật mẫu và gợi ý của GV.
* Hoạt động2:Cách vẽ lọ hoa.
- Phác khung hình lọ hoa cho vừa khung giấy( chiều cao, chiều ngang và phác đường trục.
-Phác tỉ lệcác bộ phận( miệng, cổ, vai thân..
-Vẽ nét chính.
-Vẽ chi tiết cho giống cái lọ và gợi ý cách trang trí, vẽ màu theo ý thích.
Chú ý HD của GV.
*Hoạt động 3:Thực hành.
-Cho HS làm bài như đã HD.
-GV nhắc nhỡ vẽ hình cân đối với phần giấy quy định.
HS thực hành theo HD.
*Hoạt động4:Nhận xét, đánh giá.
-Gv cùng HS nhận xét đánh giá một số bài vẽ đẹp về cách trang trí, màu sắc..
-Hoàn thành cho xong bài làm lỡ dỡ.
-Quan sát các mẫu trang trí hình vuông.
Thực hiện theo HD và chú ý lắng nghe.
Mỹ thuật
 Bài19: VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.
I/ MỤC TIÊU:
-HS hiểu cácch sắp xếp hoạ tiết và SD màu sắc khác nhau trong hìng vuông.
-Biết cách trang trí hình vôung.
-Trang trí được hình vuông và vẽ màu tuỳ thích.
II/ CHUẨN BỊ:-GV:Một số đồ vật có dạng hình vuông như :khăn vuông, thảm len, gạch hoa..
 Một số bài HS năm trước.
-HS:Giấy vẽ, DCHT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Giới thiệu bài :chọn cách GT phù hợp nội dung bài.
Chú ý lắng nghe.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Quan sát ,nhận xét.
-Cho HS xemmột vài bài trang trí HV để HS nhận thấy có nhiều cách trang trí, vẽ màu khác nhau.
-Cách sắp xếp hoạ tiết lớn thường ở giữa,nhỏ ở bốn góc và xung quanh. Giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
-Cách vẽ màu:
+Màu cần rõ ở trọng tâm.
+Màu có đậm, có nhạt.
-Có như vậy bài vẽ mới hấp dẫn và phong phú hơn.
Quan sát HD gợi ý của GV.
Chú ý QS.
* Hoạt động 2:Cách trang trí hình vuông.
-GV vẽ lên bảng và HDHS cách trang trí HV:
+Vẽ hình vuông.
+Kẻ các đường trục.
+Vẽ hình mảng.
+Vẽ hoạ tiết phù hợpvới các mảng.(tròn , vuông,tam giác).
-Gợi ýHS nhận ra độ đậm nhạt màu ở bài trang trí.
Quan sát hướng dẫn của GV.
* Hoạt động 3: Thực hành.
-GV hướng dẫn HS cách vẽ như trên, chú ý nhắc cách vẽ màu :
+ Không dùng quá nhiều màu.
+ Màu có độ đậm, nhạt rõ trọng tâm
HS thực hành theo hướng dẫn
* Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá.
-GV chọn một số bài vẽ đẹp ,gợi ý HS nhận xét đánh giá
-GV nhận xét XL chung .
-Dặn HS sưu tầm tranh đề tài ngày Tết và lễ hội.
Thực hiện theo chỉ dẫn và nghe dặn dò.
Mỹ thuật
 Bài 20: VẼ TRANH 
 ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI.
I/ MỤC TIÊU:
-HS biết tìm, chọn nội dung đề tài ngày Tết hoặc lễ hội của dân tộc, quê hương.
-Vẽ được tranh và thêm yêu quê hương đất nước .
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày Tết,lễ hội. Bài vẽ HS năm trước.
 -HS: Sưu tầm tranh như trên nếu có.
 Giấy vẽhoặc vở MT3-DCHT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu: chọn cách giới thiệu phù hợp nội dung bài.
Chú ý lắng nghe.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài.
-Giới thiệu tranh ,ảnh để HS nhận biết:
+Không khí của ngày Tết vàlễ hội (tưng bừng,náo nhiệt)
+Ngày Tết và lễ hội đều co ùcác hoạt động: rước lễ, các trò chơi…
+Trang trí trong ngày Tết và lễ hội rất đẹp (cờ , hoa, quần áo nhiều màu sắc rực rỡ, vui tươi…)
-Có thể gợi ý HS kể về ngày Tết ở quê hương mình. 
Quan sát, phát biểu qua gợi ý của giáo viên.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh .
-Gợi ý HS chọn một nội dung về đề tài ngày Tết hay lễ hội để vẽ như đi chúc Tết, đi chợ Tết , đi xem hội làng…
-Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phụ cho mỗi hoạt động như sân đìng , quãng trường, bờ sông, công viên…
-Đặt câu hỏi gợi ýHS:
+Vẽ về hoạt động nào?
+Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ?
+Nên sử dụng màu như thế nào?(tươi sáng,rực rỡ).
Lắng nghe và trả lời câu hỏi qua gợi ý.
* Hoạt động 3:Thực hành.
-Gợi ý HS tìm : nội dung đề tài và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm tranh ,hoạt động phụ khác cho tranh thêm sinh động.
-Gợi ý cách vẽ màu :
+Rực rỡ, tươi vui vào phần chính để nổi rõ đề tài.
+Vẽ màu có đậm , có nhạt.
-Theo dõi, gợi ý HS làm bài.
Thực hiện qua hướng dẫn của GV.
* Hoạt động4: Nhận xét, đánh giá:-GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài( có hình vẽ, màu sắc thể hiện được nội dung đề tài).
-GV tổng hợp XL chung.
-Dặn về hoàn thành bài vẽ(nếu chưa xong).
-Tìm và xem tượng có ở các chùa ,hoạ báo).
Thực hiện theo hướng dẫn và lắng nghe dặn dò về nhà.

File đính kèm:

  • docMI THUAT.doc
Giáo án liên quan