Giáo án lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 16 môn Đạo đức

I. Mục tiêu.

1. Học sinh hiểu:

- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, viêc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

2. Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.

3. Học sinh có biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Tranh minh tình hưống của HĐ1, tiết 1.

- Phiếu học tập cho HĐ2, tiết 1.

- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.

III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 16 môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào chiếc hộp chung của tổ.
Giáo viên đề nghị mỗi tổ cử đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp nghe.
- Đại diện cho tổ đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe
- Giáo viên xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm công vịêc đó,
- Các nhóm học sinh cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trứơc lớp.
Kết luận chung: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh.
Kết thúc tiết học: Cả lớp hát tập thể bài “Lớp chúng mình đoàn kết” nhạc và lời Mộng Lân.
Chuẩn bị: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng”. Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề này.
Bài 7: 	QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
2. Học sinh biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức 3 (nếu có).
Tranh minh hoạ truyện: Chị Thủy của em.
Phiếu giao việc cho hoạt động 3, tiết 2.
Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
Các tấm bìa bày tỏ ý kiến.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao ta lại phải tích cực tham gia công việc trường lớp?
- Để tham gia vào công việc trường, lớp, em có thể tham gia vào những công việc nào?
- Em đã tích cực tham gia công việc trường lớp chưa? Kể tên những công việc em đã tham gia.
- 2 –3 học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét.
Giáo viên đánh giá ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu: Hàng xóm là những người gần gũi với gia đình em. Vậy em cần đối xử với họ thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay “Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng”.
- Học sinh lắng nghe.
2. Bài giảng:
Hoạt động 1: Phân tích truyện: “Chị Thuỷ của em”.
* Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Tiến hành: 
a. Giáo viên kể chuyện (có sử dụng tranh minh hoạ),
- Học sinh lắng nghe và theo dõi tranh.
- Học sinh đọc thầm chuyện trong vở đạo đức.
b. Giáo viên tổ chức đàm thoại theo câu hỏi:
- Học sinh đàm thoại với giáo viên.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Chị Thuỷ và bé Viên.
- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
- Vì mẹ bé đi làm không ai trông bé.
- Thuỷ đã làm gì để bé Viên vui chơi ở nhà?
-Vì sao bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ?
- Học sinh dựa vào câu chuyện trả lời . . .
- Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Học sinh trả lời theo ý hiểu.
c. Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm những việc có thể làm được.
Hoạt động 2: Đặt tên cho tranh.
* Mục tiêu: Học sinh biết được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
* Tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm và giao cho 2 nhóm thảo luận về nội dung và đặt tên cho 1 bức tranh (trang 23–27 VBTĐĐ)
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác góp ý.
Giáo viên kết luận: Khẳng định các việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trườc những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
* Tiến hành: 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi các câu tục ngữ (BT3/24 – VBTĐĐ)
- 1 học sinh đọc.
Giáo viên giải nghĩa 2 câu tục ngữ:
- Hàng xóm tắt lửa có nhau.
 Hàng xóm giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
- Đèn nhà ai nấy rạng: Việc nhà ai nhà ấy lo . . .
- Học sinh lắng nghe.
Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy bày tỏ ý kiến của em bằng các thẻ bìa: Màu đỏ: Đồng ý; Màu xanh: không đồng ý; Màu trắng: lưỡng lự.
Giáo viên đọc từng câu tục ngữ.
- Học sinh bày tỏ ý kiến bằng những thẻ bìa.
Giáo viên hỏi lý do vì sao chọn ý kiến đó.
- Học sinh giải thích.
- Học sinh khác nhận xét.
Giáo viên kết luận: Các ýa, c, d là đúng. B là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Học sinh lắng nghe.
Hướng dẫn thực hành:
- Thực hiện quan tâm giúp đỡ láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ … về chủ đề quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. (chép bài thơ, ca dao, tục ngữ . . . ra giấy to rồi vẽ trang trí cho đẹp để tiết sau trưng bày). 
TUẦN 14:	 TIẾT 2
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Hôm trước ta học bài gì?
- Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
- Đọc các câu ca dao em biết về chủ đề này.
- 2 – 3 em trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu: 
2. Bài giảng:
Hoạt động 1: Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng nghĩa xóm.
* Tiến hành:
- Học sinh trưng bày các tranh với các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được theo 4 tổ (dán vào 1 tờ giấy to).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp chất vấn hoặc bổ sung sau mỗi phần trình bày.
Giáo viên tổng kết: Khen các cá nhân và nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
* Mục tiêu: Học sinh biết cách đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
* Cách tiến hành:
Giáo viên đưa bảng phụ viết các hành vi a, b, c, d, e, g (như BT4 – VBTĐĐ).
- 1 học sinh đọc.
- Giáo viên đọc từng hành vi và nêu yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến bằng các tấm bìa.
- Học sinh bày tỏ ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng các tấm bìa: xanh, đỏ.
Giáo viên hỏi lý do sự lựa chọn đó.
- Học sinh giải thích.
- Cả lớp nhận xét.
Giáo viên kết luận: Các việc a, d, e, Gv là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm. Các việc b, đ, c là những việc không nên làm.
- Học sinh nghe.
- Trong các việc nên làm ở trên em đã làm được những việc nào?
- Vài học sinh phát biểu.
Giáo viên nhận xét – khen các em đã bi61t cư xử đúng với hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến.
* Tiến hành: 
Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận, xử lý một tình huống rồi đóng vai (các tình huống như BT5/25).
- Lớp chia làm 8 nhóm, 2 nhóm tập xử lý và đóng vai xử lý tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
Giáo viên kết luận:
Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai.
Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ im lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
- Học sinh bày tỏ thái độ với từng ý kiến và cho biết lý do.
Củng cố:
- Vài học sinh đọc phần khung ở vở ĐĐ.
Dặn dò:
- Về làm theo bài học.
- Chuẩn bị” Biết ơn thương binh, liệt sĩ”. Tìm hiểu hoàn cảnh những gia đình thương binh, liệt sĩ ở gần nhà em.
Bài 8 : 
BIẾT ƠN GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
 I /Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu 
 -Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần biết ơn , kính trọng những người thương binh liệt sĩ 
 2. Thái độ : 
 -Tôn trọng biết ơn các thương binh liệt sĩ. 
 -Sẵn sàng tham gia các họat động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa giúp đỡ các thương binh liệt sĩ. 
 3. Hành vi: 
-Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biêt ơn các cô chú thương binh, gia đình liệt sĩ. II / Chuẩn bị : 
-Vở bài tập đạo đức 3 
-Một số bài hát về chủ đề bài học 
-Tranh minh họa “Một chuyện đi bổ ích “
- Bảng phụ dùng cho họat động 2 tiết 2
Tiết 1
Khởi động : Cho cả lớp hát bài “Em nhớ các anh “ (cả lớp hát )
Họat động 1 : Phân tích truyện -Một chuyến đi bổ ích 
 * Mục tiêu : HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ có thái độ biết ơn đối với gia đình thương binh, liệt sĩ. 
* Cách tiến hành : 
1. Gv kể chuyện : Một chuyến đi bổ ích 
2. Đàm thọai : 
? Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27 tháng 7?
?Các bạn đến trạm điều dưỡng để làm gì 
? Đối với các cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
-GV kết luận : 
Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ 
-Cả lớp lắng nghe 
-Vào

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc