Giáo án lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 16

I – MỤC TIÊU

1- Làm quen với một số từ ngữ của địa phương hai miền Nam- Bắc.

2- Luyện tập về các dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Viết sẵn bảng từ bài tập 1, khổ thơ trong bài tập 2, đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 Đáp án :
Một người kêu lên : Cá heo !
A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá!
Có đau không, chú mình ? lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé !.
Tiết 14 :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
I- MỤC TIÊU
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước : tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.
Ôn tập mẫu câu : Ai ( cái gì, con gì) thế nào ?
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các câu thơ, câu văn trong các bài tập viết sẵn trên bảng, hoặc bảng phụ, giấy khổ to.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A – KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng làm miện g 3 bài tập của giờ luyện từ và câu tuần 13.
- Nhận xét và cho điểm.
B- DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài.
- GV ghi mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm : Khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng…. Xung quanh chúng ta đều có thể nói đặc điểm chung của chúng : Ví dụ : Đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a).
- Hỏi : Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau ?
Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về
đặc điểm nào ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn a).
- Hỏi : Ai rất nhanh trí và dũng cảm ?
- Vậy bộ phận nào trong câu : Anh Kim Đồng rất dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai?
- Anh Kim Đồng như thế nào ?
Vậy bộ phận nào trong câu Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi như thế nào?
Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
 * Mở rộng:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ? trong các câu trên là nói về đặc điểm hay hoạt động của bộ phận ai ( cái gì, con gì) ?
- Gọi một số HS đặt câu theo mẫu Ai
( cái gì, con gì) như thế nào ?
C- CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài tập trong tiết học, tìm các từ chỉ đặc điểm của các vật, con vật xung quanh em và đặt câu với mỗi từ em tìm được theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) như thế nào ?
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
1 HS đọc trước lớp.
- HS đọc : Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- 1 HS trả lời : Anh Kim Đồng.
- Bộ phận Anh Kim Đồng.
Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án :
b) Những hạt sương sớm/
Cái gì ?
long lanh như những bóng đèn pha lê.
Như thế nào ?
Chợ hoa trên đường Nguyễn
Cái gì ?
Huệ đông nghịt người.
Như thế nào ?
- Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ? cho ta biết về đặc điểm của bộ phận trả lời câu hỏi ai ( cái gì, con gì) ?
- 3 đến 4 HS đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tiết 15 :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ – CÁC DÂN TỘC.
I- MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ về các dân tộc : kể được tên của một số dân tộc thiểu số ở nước ta : làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống.
Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
- Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2
- Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A – KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS làm miện g 3 bài tập 1 của tiết luyện từ và câu tuần 14.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B- DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài.
- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng so sánh.
Mở rộng vốn từ về các dân tộc.
Bài 1
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : Em hiểu thế nào là dân tộc 
thiểu số ?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy, ( Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế này.)
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Là các dân tộc có ít người.
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được.
 Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
- GV : Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. ( Có thể giảng thêm về ruộng bậc thang : là ruộng nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó. Nhà rông là ngôi nhà cao, to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập trung mọi người trong buôn làng vào những ngày lễ hội ( Giống như đình làng ở vùng đồng bằng của người Kinh)
- Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình.
Luyện tập về so sánh.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi : Cặp hình này vẽ gì ?
- Hướng dẫn : Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng.
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Hướng dẫn : Ở câu a muốn điền đúng các em cần nhớ lại các câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4, 
câu b). Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp ( dầu nhớt, mỡ…) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp với phần c.
c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở.
- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
C- CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. tập đặt câu có sử dụng so sánh.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.
 - Chữa bài theo đáp án :
Bậc thang
Nhà rông
Nhà sàn
Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nghe giảng.
- Quan sát hình minh hoạ.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Quan sát hình và trả lời : vẽ mặt trăng và quả bóng.
- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Một số đáp án :
 + Bé xinh như hoa./ Bé đẹp như hoa./ Bé cười tươi như hoa./ Bé tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Đáp án :
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.
Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ ( như được thoa một lớp dầu mỡ).
Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
------------------------------------
Tiết 16: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ - THÀNH THỊ NÔNG THÔN.
I- MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ thành thị nông thôn
Kể được tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta.
Kể tên một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thô.
Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy

File đính kèm:

  • docLT & C.doc