Giáo án lớp 2 môn Mỹ thuật

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.

- Tạo ra được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. (HS khá, giỏi)

- Cảm nhận được cái đẹp và vận dụng kiến thức mỹ thuật vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo Viên:

- Tranh ảnh, bài vẽ trang trí đậm, nhạt.

- Tranh ảnh có độ đậm nhạt.

HọcSinh

- Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc78 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 môn Mỹ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ề TÀI SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI
I. MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh.
- Học sinh hiểu giờ ra chơi ở sân trường.
- Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi.
- Học sinh vẽ được tranh theo cảm nhận riêng.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
- Tranh ở bộ ĐDDH.
- Tranh ảnh của học sinh lớp trước.
2.Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới :
- Giới thiệu bài : GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài, từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để học sinh nhớ lại.
H. khung cảnh sân trường trong giờ ra chơi như thế nào?
H. Giờ ra chơi chúng ta thường thấy các trò chơi nào?
H. Kể tên một số hoạt động của trường?
H. Em thích nhất là hoạt động nào ở sân trường?
- Giáo viên dựa trên câu trả lời của học sinh và bổ sung thêm.
+ Trò chơi nhảy dây.
+ Các bạn đang đá cầu.
+ Cảnh đọc báo.
+ Cảnh múa hát,...
- Quang cảnh sân trường.
- Có cây che bóng mát, bồn hoa, cây cảnh,... có nhiều màu sắc khác nhau.
- Các em nhớ lại cảnh sinh hoạt trên sân trường trong giờ ra chơi.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý học sinh tìm chọn nội dung đề tài và hướng dẫn cách vẽ trên bảng.
H. Em vẽ về hoạt động nào ?
H. Hoạt động đó có hình dáng như thế nào ?
- Chọn hình ảnh học sinh là chính trước, tìm hình ảnh phụ sau.
- Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối với khổâ giấy.
- Tìm các hình dáng sinh động như: Đứng, chạy, nhảy,...và trang phục.
- Tìm màu sắc phù hợp để vẽ tranh có màu đậm màu nhạt, màu sáng màu tối để vẽ tranh.
- Giáo viên vẽ trên bảng một số hình ảnh để học sinh quan sát.
+ Không nên vẽ nhiều hình ảnh, cần vẽ đơn giãn không rườm rà.
+ Màu sắc và độ đậm nhạt phù hợp.
Hoạt động 3 : Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh vẽ bài vào vở vẽ.
- Giáo viên đi đến từng bàn để hướng dẫn học sinh làm bài đúng trọng tâm.
- Nhắc nhở học sinh tìm hình ảnh chính phụ phù hợp.
- Gợi ý cho những học sinh còn lúng túng tìm được hình đơn giản, màu sắc tươi sáng để học sinh hoàn thành được bài vẽ.
- Hoàn thành bài tập tại lớp, giáo viên động viên khích lệ học sinh làm bài.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tô màu tươi sáng rõ nội dung.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
- GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
- Em nào chưa làm bài xong về nhà tiếp tục hoàn thành.
- Về nhà chuẩn bị bài mới. 
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
- Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài xong.
 - Quan sát
 - Trả lời câu hỏi
- Chú ý lắng nghe 
- Học sinh nghe giảng.
-Trả lời câu hỏi
- HS thực hành
- HS cùng GV chọn bài 
- HS nhận xét
- HS về nhà vẽ
- HS về nhà chuẩn bị 
Thø n¨m ngµy 17 th¸ng 1 n¨m 2013
Bài 20 : Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI TÚI XÁCH (GIỎ XÁCH)
I. MỤC TIÊU :
 - Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách.
 - Học sinh biết cách vẽ cái túi xách.
 - Học sinh vẽ được cái túi xách theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh, ảnh các loại cái túi xách.
- Mẫu một số cái túi xách có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình minh hoạ của học sinh lớp trước.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới :
- Giới thiệu bài : GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài, từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giới thiêu một số cái túi xách khác nhau,... và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
- Em có nhận xét gì về hình dáng của các túi xách này ?
- Giáo viên cho học sinh xem túi xách khác nhau để học sinh nhận thấy:
- Những cái túi xách này có các hình trang trí như thế nào ?
- Cái túi xách có những bộ phận nào ?
- Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các túi xách trên ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số túi xách khác nhau cho học sinh thấy chúng có hình dáng và màu sắc đẹp.
- Giáo viên nêu tóm tắt : Túi xách có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng chúng đều có phần thân, miệng và đáy, quai cầm,...
- Mỗi hình dáng hay màu sắc nhằm tô điểm thêm cho các đồ vật và nói lên được một phần tính cách của người đó.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái túi xách.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu giáo viên treo trên bảng và hướng dẫn cách vẽ.
- Giáo viên phác một số hình ảnh có bố cục khác nhau cho học sinh thấy.
- Tìm hình dáng chung của cái túi xách, hình không to quá hay nhỏ quá so với phần giấy.
- Tìm hình dáng chung của cái túi xách.
- Tìm từng bộ phận như phần quai, tay cầm,...
- Nhìn mẫu để vẽ cho giống.
- Tìm nét cong của hoạ tiết.
- Tìm hình cho giống mẫu.
- Chú ý tìm đúng đặc đểm chung của cái túi xách.
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ khác nhau để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu và vẽ bài vào vở.
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm chung của cái túi xách.
- Vẽ hình rõ đặc điểm.
- Chú ý đến hình dáng chung của cái túi xách. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
- GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
- Em nào chưa làm bài xong về nhà tiếp tục hoàn thành.
- Về nhà chuẩn bị bài mới. 
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
- Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài xong.
- Quan sát
- Trả lời câu hỏi
 - Quan sát
 - Trả lời câu hỏi
- Quan sát
- Chú ý lắng nghe 
- Quan sát
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ
- HS tham khảo.
- Cả lớp thực hành.
- HS cùng GV chọn bài 
- HS nhận xét
- Chú ý lắng nghe 
- HS về nhà vẽ
- HS về nhà chuẩn bị.
Thø n¨m ngµy 31 th¸ng 1 n¨m 2013
Bài 21: Tập nặn tạo dáng tự do
 NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
- HS tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của người (đầu, mình, chân, tay).
- Học sinh biết cách nặn hoặc vẽ dáng người.
- Học sinh nặn được dáng người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các dáng người đang hoạt động.
- Một số tượng nhỏ, ảnh chụp các bức tượng về dáng người.
- Bài tập nặn của học sinh lớp trước.
- Đất nặn.
2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- Giới thiệu bài : GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài, từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh các bức tượng về dáng người cho học sinh nhận thấy.
- Người có những bộ phận chính nào ? 
- Các bộ phận như đầu, thân, chân, tay có dạng hình gì ?
- Em hãy nêu một số dáng hoạt động của con người ? 
- Người này có tư thế như thế nào?
- Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các bộ phận đó?
- Khi chạy, nhảy, đi, đứng các bộ phận con người có đặc điểm như thế nào ?
- GV khẳng định, bổ sung
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình dáng khác nhau để thấy chúng có sự giống và khác nhau.
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các bộ phận của con người có cấu tạo như đầu hơi tròn, thân, chân, tay có hình khối trụ,...
- Để nặn được hình cân đối có bố cục đẹp, cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp bố cục cân xứng.
Hoạt động 2: Cách nặn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh mẫu và hướng dẫn học sinh cách nặn.
- Có hai cách nặn căn bản.
+ Cách 1.
- Nặn từng bộ phận một của hình người như nặn đầu hình giống quả trứng trên to dưới nhỏ, nặn tay, chân người hình khối trụ.
- Ghép các bộ phận lại với nhau, có thể vẽ hình mắt mũi miệng cho hoàn chỉnh hình.
- Nặn thêm các hình ảnh phụ vào để tạo thành hình sinh động.
+ Cách 2. 
- Nặn hình dáng người từ một thỏi đất có thể nắn vuốt để tạo thành nét cong của hình dáng người.
- Nặn thêm các hình ảnh phụ xung quanh để tạo thành tranh .
 - Có thể phối hợp đất có nhiều màu sắc khác nhau cho sinh động.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số 

File đính kèm:

  • docmi thuat 2.doc