Giáo án lớp 2 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: du lịch thám hiểm

I.MỤC TIÊU

 - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm

 - Biết một số từ chỉ địa danh, tích cực tham gia trò chơi “Du lịch trên sông”

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bài tập 1,2 viết trên bảng phụ.

- Các câu đố viết thang từng giấy nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: du lịch thám hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.MỤC TIÊU
 - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm
 - Biết một số từ chỉ địa danh, tích cực tham gia trò chơi “Du lịch trên sông”
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 1,2 viết trên bảng phụ.
Các câu đố viết thang từng giấy nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt 3 câu hỏi: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI.
2.1 Giới thiệu bài mới.
 Trong chủ điểm khám phá thế giới, hôm nay chúng ta học tiêt mở rông vốn từ thuộc chủ điểm “Du lịch – Khám phá” và cùng nhau tìm hiểu về các dòng sông nước ta.
2.2 Hương dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài học.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi tìm câu trả lời đúng.
- Gọi HS làm bài bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- Vậy Du lịch là gì?
- Em đã từng đi du lịch ở đâu?
- GV: Du là di chuyển đến một địa điểm nào đó. Lịch là quan sát, nghỉ ngơi, ngắm cảnh.Vậy du lịch là chúng ta tổ chức đi chơi đến một địa điểm du lịch nào đó để ngỉ ngơi, ngắm cảnh.Ví dụ như: Du lịch Vịnh Hạ Long, biển Sầm Sơn, động Phong Nha Kẻ Bàng…
- Yêu cầu HS lên bảng đặt câu với từ Du lịch.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài học.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi tìm câu trả lời đúng.
- Gọi HS làm bài bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- Vậy thàm hiểm là gì?
- Bạn nào có thể lấy cho cô ví dụ về hoạt động thám hiểm?
-GV: Thám có nghĩa là đi thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, chưa ai biết đến. Hiểm là có thể gặp khó khăn, nguy hiểm. Vậy thám hiểm là đi thăn dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn và có nhiều nguy hiểm. Ví dụ như : Cô-lôm-bô đi thám hiểm tìm ra Châu Mĩ, Các nhà thám hiểm mặt trăng.
- Yêu cầu HS lên bảng đặt câu với từ Thám hiểm.
- Hãy so sánh giữa Du lịch và Thám hiểm?
- Vậy trong 2 hoạt động đó hoạt động nào cần sự dũng cảm và hi sinh?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận: câu tục ngữ một ngày đằng học một sàng khôn. 
Nghĩa đen: Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay.Đi 
Nghĩa bóng: Chịu khó hòa vào cuộc sống, đi đây đi đó, con người sẽ hiểu biết nhiều và sớm khôn ra.
- Yêu cầu HS nêu tình huống có thể sử dụng câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”
-GV nhận xét tình huống của HS
Bài 4: 
-Gọi HS nêu yêu cầu và nội dung bài 
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ du tập.lịch trên sông” bằng hình thức hái hoa dân chủ”. Cách chơi như sau:
Gv gắn từng câu hỏi trong những bông hoa. Sau đó mỗi tổ cử hai đại diện tham gia. Lần lượt từng HS sẽ hái hoa và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm. Sai mất lượt chơi dành quyền cho nhóm khác. Nhóm trả lời được nhiều câu hỏi là nhóm thắng cuộc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau.
- HS lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng. Dưới lớp khoanh bằng bút chì vào SGK
-- Ba HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau.
- HS lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng. Dưới lớp khoanh bằng bút chì vào SGK
- Ba HS lên bảng đặt câu.
- HS trả lời:
+ Ai đi được nhiều nơi sẽ mở rộng được tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn.
+ Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người sớm khôn ngoan hiểu biết. 
Hai HS nêu tình huống trước lớp
Ví dụ: 
Mùa hè nóng nực, bố rủ cả nhà đi nghỉ mát. Em sợ trời nắng không muốn đi. Bà liền nói: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn con ạ !”
-Tám HS thi hái hoa dân chủ
 Hỏi
Đáp
A, Sông gì đỏ nặng phù sa?
B, Sông gì lại hóa được ra chín rồng?
C, Làng quan họ có con sông
 Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
D, Sông tên xanh biếc là sông chi? 
E, Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
G, Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?
H, Hai dòng sông trước sông sau.Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?
I, Sông nào nơi ấy sóng trào, vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Sông Cầu
Sông Lam
Sông Mã
Sông Đáy
Sông Tiền, sông Hậu
Sông Bạch Đằng
- Gv giới thiệu về những con sông trên.
-GV hỏi HS có thể kể tên một số dòng sông khác mà em biết?
- GV nhận xét và tổng kết nhóm thắng cuộc.
3. CỦNG CỐ
- Gọi từ 3 đến 4 HS kể về những nơi đã được đi du lịch?
- Gọi HS lên kể tên một số nhà thám hiểm mà em biết?
4. DẶN DÒ
- Dặn HS về học thuộc bài thơ ở bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
 Thái Nguyên ngày 29 tháng 3 năm 2013
 Giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docluyen tu va cau lop 4.doc