Giáo án lớp 2 buổi sáng - Tuần 29

 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản than.

 B. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.

 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 buổi sáng - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào ?
+ Em nào có cách tóm tắt khác ?
+ Nội dung của đoạn 3 là gì ?
+ Nội dung của đoạn cuối là gì ?
 Bước 1 : Kể trong nhóm 
- Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
- Chia nhóm, yêu cầu kể một đoạn theo gợi ý.
Bước 2 : Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. (2 vòng)
- Tuyên dương các nhóm học sinh kể tốt.
- Chia lớp thành các nhóm 5 HS, kể phân vai: Ngời dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt.
- Tổ chức các nhóm thi kể.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học 
Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trả lời 
- Đoạn 1: Chia đào. Quà của ông.
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân. 
- Đoạn 3: Chuyện của Vân.
- Đoạn 4: Tấm lòng nhân hậu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Kể trong nhóm, bổ sung cho nhau.
- Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
- HS kể phân vai trong nhóm (2 phút)
- Các nhóm thi kể phân vai.
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
 CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch được cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương (trả lời được câu hỏi 1,2,4 ) 
- Giáo dục học sinh thêm yêu quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ: 2 HS lên đọc bài” Những quả đào” và trả lời câu hỏi.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
- Phát âm những từ khó theo yêu cầu.
- Hướng dẫn chia đoạn.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm. Báo cáo kết quả đọc nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
 + Những từ ngữ, câu văn nào cho ta thấy cây đa đã sống rất lâu ?
+ Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ.
=> Chốt lại nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc lại bài.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
+ Những từ ngữ, câu văn nào cho ta thấy cây đa đã sống rất lâu?
- Nhận xét giờ học. Về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc
- HS đọc nối tiếp từng câu 
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- Đọc trong nhóm. Báo cáo.
- Các nhóm thi đọc đoạn.
- Đọc đồng thanh theo yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc
- Học sinh thảo luận.
- Một số học sinh đọc lại bài.
	TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
- Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
* KNS: Giao tiếp ứng xử văn hóa, lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
 2. Bài mới:Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc các tình huống trong bài.
- Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại tình huống này 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
Hs1:Cầm bó hoa: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật/Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui/
Hs2:- Mình cảm ơn bạn nhiều/ Tớ rất thích những bông hoa này. Cảm ơn bạn nhiều lắm.
(tương tự phần b, c)
b) Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
c) Chúng em cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng em trong năm học vừa qua.
*KNS: Giao tiếp ứng xử văn hóa, lắng nghe tích cực
Bài 2 :
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi mà GV nêu ra.
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2. Chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- 1 học sinh đọc. 
- 2 HS đóng vai trước lớp.
- Các nhóm đôi thực hiện, sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp.
- Hoàn tất một nhiện vụ thực hành đáp lời chúc mừng.
-1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu.
 - Một học sinh kể lại toàn bài.
TOÁN 
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số, nhận biết thứ tự các số (không quá 1000)
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ:
 - 2 HS lên viết và đọc các số từ 221 đến 230 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1 : Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
 a. So sánh 234 và 235 
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ ?
- Gọi 1 vài em lên viết 234 vào hình biểu diễn số đó . 
- Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông ? 
+ 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn , bên nào nhiều hình vuông hơn?
+ 234 và 235 số nào bé hơn số nào lớn hơn ?
 b. So sánh 194 và 139
- Hướng dẫn học sinh so sánh 194 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông .
- Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
* Hàng trăm cùng bằng 1, hàng chục 9 > 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194.
 c. So sánh 199 và 215 .
- Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông
- Hướng dẫn học sinh so sánh 199 với 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
=> Rút ra kết luận :
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
- Số có hàng trăm lớn hơn như thế nào so với số kia?
- Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục không? 
- Khi nào ta so sánh đến hàng chục?
- Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn thì sẽ như thế nào so với số kia?
- Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì?
- Khi hàng trăm hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia?
=> Tổng kết rút ra kết luận cho HS đọc thuộc lòng.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
Bài 1 : >, <, =
-Yêu cầu HS làm bài, đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
-Yêu cầu HS giải thích về kết quả so sánh.
=> Chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Tìm số lớn nhất trong các số sau
+ Để tìm số lớn nhất ta phải làm gì?
- Viết lên bảng các số 395, 695, 375 và yêu cầu học sinh so sánh các số với nhau, sau đó tìm số lớn nhất.
-Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại .
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
Bài 3: Số? 
- Kẻ sẵn 3 cột cho học sinh thi tiếp sức.
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
3. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Về ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Một số em trả lời. 
- 2 em lên bảng viết số 234.
- HS trả lời và lên bảng viết .
- HS thực hiện yêu cầu.
-1 số học sinh trả lời.
- Học sinh học thuộc lòng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
 - Học sinh giải thích.
-1 em đọc đề.
- Học sinh trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu nhóm a làm hết bài nhóm b làm 2 cột.
TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I/ Mục đích yêu cầu. 
 1. Đọc:
- HS trung bình: HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ: Gắn liền, xuể, nổi lên, quái lạ, kì lạ, lững thững, yên lặng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng. 
HSKhá giỏi: Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Hs có ý thức luyện đọc thường xuyên.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó cũng cho ta thấy tình quê hương, gắn bó của tác giả với cây đa, với quê hương của ông.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.HSTB:
a/ Đọc từng câu trước lớp: Hs nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu lần lượt.
- Gv quan sát giúp học sinh đọc bài.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp: Cho Hs nối tiếp nhau đọc bài kết hợp giải nghĩa 1 số từ : : thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững.”
d/ Thi đọc giữa các nhóm: đọc bài 3 nhóm.
- Gv cùng Hs lớp nhận xét.
Hoạt động 2: luyện đọc kết hợp trả lời câu hỏi
+ Những từ ngữ câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
+ Các bộ phận của cây đa 
+ Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ?
+ Ngồi hóng mát ở dưới gốc đa tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?.
+ Bài văn cho ta thấy gì ? Vẻ đẹp của cây đa quê hương…
 Hoạt động 3:Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm bài văn. HSKG
- Gv cùng Hs lớp theo dõi nhận xét.
- Mỗi em 1 câu.
- Mỗi em 1 đoạn.
- Đọc tiếp sức đoạn – giải nghĩa từ.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs nối tiếp nhau nói.
- Hs nêu ý kiến 
- Hs trả lời.
-Hs trả lời.
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
Chính tả (Nghe viết)
HOA PHƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe và viết lại đúng bài thơ “ hoa phượng”
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt in hay inh / s/x
- Rèn tính cẩn thận , nắn nót khi viết chính tả.
- Học sinh có ý thức luyện viết thường xuyên.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Gv: Bảng phụ, bài viết, bài tập.Hs: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
1/ Bài cũ: 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ : xâu kim, chim sâu, đồng xu, củ sâm, xâm lược, định nghĩa , tin yêu, . . . - Hs lớp nhận xét. Gv nhận xét cho điểm từng em.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc mẫu bài viết lần 1.
H. Bài thơ cho ta biết điều gì? 
H. Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng.
- - “ Hôm qua…. Trên cành”.
+ Phượng nở nghìn mắt đỏ…+ Một trời hoa phượng đỏ…
+ Bài viết có mấy khổ thơ? ( 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 dòng.)
+ Nhận xét về chữ cái đầu câu thơ?
+ Nêu cách trình bày, cách viết? (Viết cách lề 2 ô, mỗi khổ thơ cách 1 dòng. Các chữ 

File đính kèm:

  • docTUẦN 29 sáng.doc